Người xưa dặn: "Trồng 3 cây cảnh, phú quý truyền đời", đặt trong sân đón điềm lành, chiêu vận may
Người xưa dặn: "Trồng 3 cây cảnh, phú quý truyền đời", đặt trong sân đón điềm lành, chiêu vận may
Diệp Diệp
Chủ nhật, ngày 11/12/2022 06:13 AM (GMT+7)
Nhiều cây cảnh phong thủy có tuổi thọ rất cao, trồng trong nhà lâu năm có thể thành "vật gia truyền" quý giá, giúp trấn nhà, chiêu tài, hút lộc, mang điềm lành.
Nhiều người yêu cây cảnh không chỉ thích những cây đẹp mà còn chọn cây có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình.
Nhiều cây phong thủy có tuổi thọ rất cao, trồng trong nhà lâu năm có thể thành "vật gia truyền" quý giá, giúp trần nhà, chiêu tài, hút lộc, mang điềm lành.
Có thể kể đến nhưng cây cảnh như ngọc ngân, cành vàng lá ngọc, tùng La Hán… Những cây cảnh này "không bao giờ chết" vì tươi tốt quanh năm, ít sâu bệnh, dễ chăm sóc.
Thân cây này rất đẹp, càng được chăm bón thì càng mạnh mẽ, quý phái, uy nghiêm. Bạn có thể bày cây cảnh này ở sân nhà, trong phòng khách hoặc ban công.
Những cây bonsai có ý nghĩ tốt, trồng một cây trong nhà sẽ đem điềm lành, chiêu tài, hút lộc cho những ngôi nhà phố. Khi chúng "cao tuổi" sẽ càng có giá trị kinh tế.
Người xưa nói: Trong sân có 3 loại cây, phú quý vinh hoa truyền đời con cháu". Vậy đó là 3 cây cảnh gì?
1. Cây cảnh cẩm tú cầu thân gỗ: Cao quý, lộng lẫy và có giá trị lâu dài
Ngày nay, ngày càng có nhiều người yêu hoa thích hoa cẩm tú cầu thân gỗ. Cây cảnh này là một loại hoa mang ý nghĩa tốt lành. Nó thường được trồng trong vườn để có thể phát triển viên mãn nhất.
Cẩm tú cầu thân gỗ không chỉ mang cho không gian sự tươi mới, mà còn có mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp giúp cho gia chủ có nhiều may mắn trong cuộc sống, tài lộc dồi dào.
Hình dạng của cẩm tú cầu thân gỗ cao lớn hơn cây cẩm tú cầu, thời gian ra hoa cũng kéo dài. Nói chung, nó là nó có thể nở hoa đến 4-5 tháng.
Nếu nhiệt độ ấm áp thì số lượng hoa sẽ càng nhiều, thời gian ra hoa càng kéo dài, mang lại vẻ ngoài đẹp đẽ, có giá trị làm cảnh cao.
Cẩm tú cầu thân gỗ cần nhiều ánh sáng mặt trời trong thời kỳ ra hoa. Bạn hãy trực tiếp trồng cây cảnh này ngoài sân hoặc ở ban công để phơi nắng.
Bón phân lân và kali vào chậu hoa để đất thêm màu mỡ, như vậy cây cẩm tú cầu thân gỗ sẽ phát triển tốt hơn, trông cũng sẽ đẹp hơn.
Một số người yêu cây cảnh cho rằng cẩm tú cầu thân gỗ rất giống cẩm tú cầu. Trong thực tế, có một số khác biệt giữa chúng như cây cẩm tú cầu thân gỗ cao hơn, hình dạng lá tròn hơn.
Hoa và lá của cẩm tú cầu về cơ bản là đối nhau, hoa và lá to hơn một chút, lá giống lá bạc hà.
Trồng cây cảnh cẩm tú cầu thân gỗ trong sân có nghĩa là điềm lành đến nhà, xua đuổi thị phi, càng trồng lâu càng cao lớn, có giá trị.
2. Cây cảnh mộc hương: Thơm mát sảng khoái
Ngoài cẩm tú cầu thân gỗ, chúng ta cũng có thể trồng cây cảnh mộc hương (omanthus) trong sân. Sức sống của nó cũng ngoan cường như hầu hết các cây bonsai khác.
Cây cảnh này đã có từ xa xưa và rất được người dân ưa chuộng. Trồng nó trong sân chẳng khác nào bạn mở một lọ nước hoa khổng lồ khiến cả gia đình được bao bọc trong hương thơm.
Nhiều gia đình trồng cây cảnh mộc hương trước cổng nhà, sân trước để mang may mắn, tài lộc đến cho gia đình. Theo phong thủy, mọi người nên trồng 2 cây đối xứng trước cửa nhà, tượng trưng cho tài lộc dồi dào, viên mãn.
Cây cảnh này là một loại cây cận nhiệt đới có thể phát triển tốt ở nơi ấm áp. Cây cảnh mộc hương có đặc tính ưa nắng và đất chua.
Trong quá trình bảo dưỡng cần bổ sung nước kịp thời. Nói chung, sau hai năm bảo dưỡng đơn giản, dáng cây của cây sẽ đẹp.
Ngày nay, nhiều người yêu cây cảnh thích cắt tỉa những cây mộc hương có hoa thơm ngào ngạt thành cây bonsai để làm cảnh, đem lại giá trị cao hơn cho chúng.
Nhưng điều chúng ta cần biết là cây cảnh mộc hương có rất nhiều giống, thời gian ra hoa của chúng cũng không cố định, nhưng chúng thường nở vào mùa thu, tháng 9-10 ra hoa nhiều hơn.
3. Cây cảnh tùng La Hán: Giàu có truyền đời
Loại cây bonsai cuối cùng có thể giữ trong sân là tùng La Hán. Hình dạng cây của nó thậm chí còn đẹp hơn cả mộc hương và cẩm tú cầu thân gỗ.
Những chậu cây tùng la hán bonsai khi trồng trong nhà không những mang lại mảng xanh mà còn giúp trấn trạch, xua đuổi điềm xấu và mang lại may mắn cho gia chủ.
Một cây cảnh tùng La Hán có thể truyền từ đời này qua đời khác, cây cành nhiều tuổi càng có giá. Từ xa xưa đến nay, cây cảnh tùng La Hán thường được các gia đình giàu có yêu thích.
Cây tùng La Hán sinh trưởng khá chậm nhưng có tuổi thọ rất cao. Trong dân gian, cây tùng La Hán còn được mệnh danh là “cây cất giữ của cải” bởi vì khi cây cảnh này nhiều tuổi rất có giá trị về kinh tế.
Đây cũng là cây cảnh "gia truyền" được cha ông để lại cho con cháu, có ý nghĩa tốt đẹp, tạo phúc cho thế hệ mai sau.
Khi cây cảnh này tương đối phát triển có thể bổ sung phân đạm một cách hợp lý, khi nụ hoa của cây bắt đầu phân hóa thì lúc này nên bón thêm một số loại phân lân và kali. Đồng thời, cách vài ngày tưới một lần là đủ để dưỡng cây cảnh này.
Không cần thiết phải tưới nước hàng ngày cho cây cảnh tùng La Hán. Bạn cũng cần chú ý không để nước đọng trong chậu hoa để bộ rễ của cây không bị thối.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.