Những cán bộ, công chức xã nào sẽ bị tinh giản biên chế?

Thùy Anh Thứ ba, ngày 10/09/2024 08:00 AM (GMT+7)
Trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế, Bộ Nội vụ đề nghị lưu ý với các trường hợp, trong đó có đối tượng cán bộ, công chức cấp xã.
Bình luận 0

Cán bộ công chức, không đạt chuẩn trình độ sẽ bị tinh giản biên chế

Văn bản số 2992/BNV-TCBC của Bộ Nội vụ về việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế có hiệu lực mới đây nhấn mạnh tới việc tinh giản biên chế cán bộ, công chức xã.

Theo đó, trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đề nghị lưu ý các trường hợp sau:

Đối với cán bộ cấp xã đã hết nhiệm kỳ bầu cử và không tái cử nhiệm kỳ tiếp theo: Đề nghị thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và không thuộc đối tượng theo quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.

Những lưu ý về tinh giản biên chế cán bộ, công chức xã mới nhất - Ảnh 1.

Việc tinh giản biên chế được thực hiện khi cán bộ, công chức cấp xã không đạt chuẩn về trình độ. Ảnh: N.T

Đối với cán bộ, công chức cấp xã không đạt chuẩn trình độ đào tạo ở vị trí việc làm hiện đảm nhiệm theo quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố: Đến thời điểm 1/8/2028 phải đáp ứng tiêu chuẩn trình độ đào tạo ở vị trí việc làm hiện đảm nhiệm, nếu hết thời hạn nêu trên mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định thì thực hiện chế độ nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện) hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, từ ngày 1/1/2023 đến ngày 15/12/2023, tổng số đối tượng tinh giản biên chế là 7.151 người (trong đó: trung ương 146 người; địa phương 7.005 người)

Tuy nhiên, để sớm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, Bộ Nội vụ lưu ý đối với cán bộ, công chức cấp xã không đạt chuẩn trình độ đào tạo ở vị trí việc làm hiện đảm nhiệm theo quy định tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP mà có đơn tự nguyện tinh giản biên chế, cơ quan có nguồn thay thế và đồng ý thực hiện tinh giản biên chế thì sẽ thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.

Trung ương yêu cầu cải cách bộ máy, tinh giản biên chế để cải cách tiền lương

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phân công các bộ, cơ quan ngan bộ triển khai thực hiện kết luận của của Bộ chính trị về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công từ ngày 1/7/2024..

Trong đó, ngoài các nội dung như đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm tạo đồng thuận xã hội, các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị về thực hiện chính sách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công thì còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như.

Có thể kể tới như: Xây dựng danh mục vị trí việc làm từ trung ương tới cấp địa phương; Nghiên cứu đánh giá, sơ kết Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Những lưu ý về tinh giản biên chế cán bộ, công chức xã mới nhất - Ảnh 2.

Một trong những yêu cầu để cải cách tiền lương là phải tinh giản biên chế: Nguyệt Tạ

Đặc biệt trong nội dung chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII gắn với yêu cầu cải cách chính sách tiền lương tại Nghị quyết số 27-NQ/TW:

Các bộ, ngành, địa phương chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện trong năm 2024 và các năm sau.

Theo đó khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, tiếp tục thực hiện việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, ngoài ra sẽ cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo theo Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022 và Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2022 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII gắn với yêu cầu cải cách chính sách tiền lương tại Nghị quyết 27.

Qua ghi nhận của phóng viên Báo Dân Việt, hiện nay nhiều đơn vị đã tiến hành sắp xếp lại đơn vị hành chính, gộp cấp xã. Điều này khiến cho một bộ phận cán bộ, công chức dôi dư. Các địa phương cũng đã và đang xây dựng lại bộ máy cơ cấu tổ chức. Vì thế việc tinh giản biên chế với các vị trí, chức danh dư thừa là đương nhiên.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem