Dân Việt

5 tiêu chuẩn làm thị vệ đại nội nhà Thanh: Khó hơn tuyển phi tần

S.H 28/10/2024 10:32 GMT+7
So với việc tuyển phi tần, chuyện tuyển chọn thị vệ đại nội thời nhà Thanh còn gắt gao hơn. Đa số ngay từ vòng đầu tiên đã không đạt tiêu chuẩn.

Thị vệ đại nội là công việc được đào tạo, tuyển chọn rất gắt gao trong thời phong kiến. Công việc này chia làm 4 bậc cơ bản, gồm: Nhất đẳng thị vệ, nhị đẳng thị vệ, tam đẳng thị vệ, tứ đẳng thị vệ và 3 bậc thị vệ khác chỉ được tuyển từ tông thất.

Trong đó, nhất đẳng thị vệ sẽ do đích thân vua tuyển chọn. Họ xuất thân quyền quý, có tài mới được vào cung. Nhị đẳng thị vệ và tam đẳng thị vệ thì chuyên trông coi khu vực hậu cung, phòng, chống trộm cướp, tuần tra. Địa vị của họ thấp nhưng công việc vẫn rất phức tạp.

Dưới thời nhà Thanh, thị vệ đại nội còn đòi hỏi nhiều tiêu chí hơn nữa. Trong đó nổi bật nhất là 5 yêu cầu cơ bản dưới đây.

img

Ảnh minh họa

Con cháu của Bát Kỳ Mãn Châu

Đây là yêu cầu đầu tiên khi muốn được làm thị vệ đại nội. Nhà Thanh do người Mãn Châu thành lập, đứng đầu là hoàng tộc Ái Tân Giác La. Để giữ an toàn cho cung cấm, thị vệ phải là con cháu nhà Mãn Thanh, gốc gác cao quý, thông minh, trung thành, đáng tin cậy. Người Hán dù xuất thân cũng cao quý nhưng độ tin cậy không cao bằng người Mãn Thanh. Yêu cầu này đã khiến không ít trai tráng phải từ bỏ ước mơ làm thị vệ ngay từ đầu.

img

Biết dùng nhiều loại vũ khí

Bên cạnh thân thủ cao cường, thị vệ đại nội còn phải biết dùng các loại vũ khí. Họ phải biết sử dụng hết 18 vũ khí cơ bản trong Tử Cấm Thành và một số vũ khí giấu kín trong kho.

img

Luôn tỉnh táo

Thị vệ phải tỉnh táo mọi lúc mọi nơi. Ban ngày họ đứng gác cho hoàng đế ngự triều, ban đêm thì canh chừng cho hoàng đế ngủ. Bất cứ khi nào thị vệ cũng phải trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, dưới gối cũng cất sẵn vũ khí để kịp ứng phó nếu có chuyện xảy ra.

img

Đoàn kết, hết lòng bảo vệ chủ nhân

Thị vệ phải là người luôn lăn xả, không ngại nguy hiểm chỉ với mục đích bảo vệ chủ nhân. Khi có kẻ tấn công chủ nhân, thị vệ là người đầu tiên xông ra, một mình hoặc cùng đồng đội bảo vệ chủ nhân đến cùng.

Việc này tưởng đơn giản nhưng lại không hề. Bởi theo bản năng sinh tồn của con người thì khi gặp nguy hiểm, việc chạy trốn là điều nghĩ đến đầu tiên. Nhưng với thị vệ, việc được hi sinh vì chủ nhân lại là điều cao quý mà họ hướng đến.

img

Không có mưu đồ tạo phản

Thị vệ nhà Thanh không được để tâm đến những văn kiện bí mật của triều đình, ngọc ấn hoàng gia hay những thứ liên quan đến triều chính. Họ có thể phải mang theo ấm ức đến tận khi qua đời, dù bản thân là người biết rõ chi tiết. So với cung nữ, thái giám, thị vệ có phần thiệt thòi hơn khi phải sống như một người “mù, câm, điếc” bên cạnh chủ nhân.