Thị trường sầu riêng khốc liệt, tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo nông dân, doanh nghiệp điều gì?

Minh Đức Thứ tư, ngày 16/08/2023 10:39 AM (GMT+7)
Sầu riêng đã được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc nhưng để có cơ hội cạnh tranh, sầu riêng Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng để tăng sức cạnh tranh.
Bình luận 0

Thị trường tiêu thụ cạnh tranh khốc liệt

Vài năm trở lại đây cùng với giá sầu riêng tăng cao diện tích cây sầu riêng ở Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung tăng đột biến. Nhất là khi sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. 

Nhiều địa phương phát triển nóng sầu riêng, mở rộng thêm nhiều vùng trồng, thậm chí chặt bỏ các cây trồng truyền thống để trồng sầu riêng, phá vỡ quy hoạch cây trồng tại địa phương.

Thị trường sầu riêng khốc liệt, Đắk Lắk làm gì để khẳng định vị thế? - Ảnh 1.

Tăng cường công tác bảo vệ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, giúp người dân và doanh nghiệp yên tâm thu hoạch, phân phối

Theo đề án phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn định hướng cả nước có khoảng 65.000 đến 75.000 ha sầu riêng, với sản lượng 830.000 đến 950.000 tấn. 

Tuy nhiên, đến cuối năm 2022 diện tích trồng sầu riêng của cả nước đã đạt khoảng 110.000 ha, tăng 35.000 ha so với định hướng.

Việc mở rộng diện tích sầu riêng "nóng" tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi hiện nay thị trường tiêu thụ sầu riêng của Việt Nam vẫn lệ thuộc vào Trung Quốc. Việc xuất khẩu sầu riêng chính ngạch cũng mới được chính phủ hai nước thống nhất từ 14/9/2022.

Trong khi đó, tại thị trường tỷ dân đang có những "ông lớn" của ngành sầu riêng như: Thái Lan, Malaysia, Philippines…

Những quốc gia này có những động thái quyết liệt để nâng cao uy tín, giữ vững thị phần ở thị trường Trung Quốc, chẳng hạn như ở Thái Lan quy định những ai cắt sầu riêng non quá sẽ bị phạt, thậm chí truy tố trách nhiệm hình sự, và Thái Lan đã chủ động tăng độ khô tối thiểu của cơm sầu riêng phải đạt từ 35% thay vì 32% như trước đây.

Thị trường sầu riêng khốc liệt, Đắk Lắk làm gì để khẳng định vị thế? - Ảnh 2.

Đắk Lắk sắp bước vào mùa thu hoạch sầu riêng

Dự báo trong thời gian tới cuộc đua xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc sẽ còn diễn biến phức tạp và khốc liệt hơn, ngày càng có nhiều quốc gia được Trung Quốc ký kết cho xuất khẩu chính ngạch sầu riêng.

Nâng cao chất lượng để khẳng định vị thế

Hiện nay Đắk Lắk (địa phương có diện tích sầu riêng đứng thứ 2 cả nước) sắp bước vào mùa thu hoạch sầu riêng, thời gian qua có rất nhiều thương lái, doanh nghiệp trong và ngoài nước tập trung về tỉnh để thu mua sầu riêng. 

Tuy nhiên số HTX, doanh nghiệp được phía Trung Quốc cấp mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói rất hạn chế (hiện toàn tỉnh Đắk Lắk số mã vùng trồng được cấp là 48 mã tương ứng với khoảng 2000 ha, mã cơ sở đóng gói là 17.

Một bài toán đặt ra cho các nhà quản lý và định hướng phát triển thương hiệu sầu riêng Việt đủ sức và đủ tầm để cạnh tranh trên thị trường đó là phải nâng cao chất lượng cho sầu riêng Việt Nam. 

Do đó đòi hỏi các cơ quan, ban, ngành, chính quyền các địa phương cần có chiến lược, định hướng và quy hoạch một cách tổng thể, đặc biệt có cơ chế quản lý lại các doanh nghiệp, hợp tác xã trồng và thu mua sầu riêng, quản lý chặt chẽ mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói, đây chính là những vấn đề cốt lõi để tạo và nâng tầm thương hiệu sầu riêng Việt. 

Cần có chiến lược dài hơi để nâng cao chất lượng trái sầu riêng, trong đó cần mở rộng thị trường xuất khẩu, không để phụ thuộc vào mỗi thị trường Trung Quốc.

Thị trường sầu riêng khốc liệt, Đắk Lắk làm gì để khẳng định vị thế? - Ảnh 3.

Công an xã Ea Tul, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk thường xuyên tuần tra nhằm bảo vệ vườn cây cho người dân.

Hiện Việt Nam đang tiếp tục đàm phán để Trung Quốc cho xuất khẩu sầu riêng đông lạnh. Ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân, doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng quả tươi vào Trung Quốc không vì lợi nhuận trước mắt thu mua ồ ạt, xuất khẩu hàng kém chất lượng, không theo quy định. Như vậy sẽ đánh mất thương hiệu, uy tín và không thể cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Về phía cơ quan chức năng sẽ có chiến lược và hoạch định để quản lý tốt, chặt chẽ mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói, chất lượng sầu riêng trước khi xuất khẩu.

Nâng cao chất lượng chính là cách ra đòn phản ứng nhanh nhất trong cuộc đua cạnh tranh với sầu riêng Việt Nam. Ta không nên ồ ạt mở rộng diện tích bởi bài học về việc xuất khẩu dưa hấu, thanh long sang Trung Quốc vẫn còn đó.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem