Huyện Krông Nô (Đắk Nông): Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với thị trường tiêu thụ, hướng tới đa dạng sản phẩm

An Nhiên Thứ năm, ngày 08/12/2022 20:33 PM (GMT+7)
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) triển khai tại huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đang tạo động lực để hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
Bình luận 0

Theo Phòng NN-PTNT huyện Krông Nô, hiện nay trên địa bàn có 35 sản phẩm tiềm năng phát triển thành sản phẩm OCOP. Trong đó, 4 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao (chiếm 50% sản phẩm 4 sao toàn tỉnh) là Gạo ST 24 Krông Nô của HTX sản xuất lúa gạo Buôn Choah; Cam sành núi lửa và Quýt đường núi lửa của HTX Nông lâm nghiệp hữu cơ Quảng Phú; Bơ núi lửa Krông Nô của HTX Nông nghiệp dịch vụ bơ núi lửa Krông Nô. Có 6 sản phẩm đạt 03 sao, bao gồm: Cà phê Phin giấy và Cà phê rang xay HTX Thành Thái; Cà phê bột Tin true coffee HTX Tin True coffee; Gạo Buôn Choah HTX NN Buôn Choah; Ca cao Duy Nghĩa và Chocolate Duy Nghĩa HTX Nông nghiệp Krông Nô.

Huyện Krông Nô (Đắk Nông): Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với thị trường tiêu thụ, hướng tới đa dạng sản phẩm - Ảnh 1.

Mô hình trồng cam sành, quýt đường của HTX Nông lâm nghiệp hữu cơ Quảng Phú (huyện Krông Nô) được canh tác theo hướng hữu cơ

Ông Doãn Gia Lộc, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Krông Nô đánh giá, Chương trình OCOP tại địa phương bước đầu đã mang lại một số kết quả thiết thực, hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Thông qua chương trình này, nhiều sản phẩm của địa phương đã có chuyển biến tích cực về chất lượng, bao bì nhãn mác được chú trọng đổi mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Quan trọng hơn, chương trình đã góp phần thay đổi tư duy của người sản xuất, kinh doanh theo hướng làm ra những sản phẩm an toàn, chất lượng cung ứng cho người tiêu dùng.

Huyện Krông Nô (Đắk Nông): Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với thị trường tiêu thụ, hướng tới đa dạng sản phẩm - Ảnh 2.

Sản phẩm bột cacao Duy Nghĩa của HTX Nông nghiệp Krông Nô

Điển hình như HTX Nông lâm nghiệp hữu cơ Quảng Phú (huyện Krông Nô). Để sản phẩm tăng tính cạnh tranh trên thị trường, ngay từ ban đầu, HTX đã áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất hữu cơ để chăm sóc vườn cây. 

Huyện Krông Nô (Đắk Nông): Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với thị trường tiêu thụ, hướng tới đa dạng sản phẩm - Ảnh 3.

Các hợp tác xã, đơn vị sản xuất trên địa bàn huyện Krông Nô tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP và các sản phẩm tiềm năng OCOP tại Hội nghị Quốc tế về hang động núi lửa 2022

Theo chị Nguyễn Thị Mai - Giám đốc HTX Nông lâm nghiệp hữu cơ Quảng Phú, toàn bộ vườn cây được HTX ứng dụng hệ thống tưới nước tự động, chỉ sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ để chăm sóc cây trồng. Điều này giúp vườn cây đạt năng suất, chất lượng sản phẩm tốt, tiết kiệm được công lao động, chi phí đầu tư. Với hơn 3 ha cam, quýt, mỗi năm cho thu hoạch 100 tấn quả. Năm 2021, sản phẩm cam sành, quýt của HTX đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 4 sao.

Huyện Krông Nô (Đắk Nông): Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với thị trường tiêu thụ, hướng tới đa dạng sản phẩm - Ảnh 4.

Sản phẩm cam sành và quýt đường núi lửa của HTX Nông lâm nghiệp hữu cơ Quảng Phú được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Hiện nay, sản phẩm của HTX đã có mặt tại các siêu thị trong nước. Đặc biệt, từ khi được chứng nhận đạt OCOP, sản phẩm của HTX đã có thêm nhiều đối tác đặt hàng hơn. Chị Mai chia sẻ: "Để mở rộng sản xuất, đa dạng sản phẩm, hiện HTX đang trồng thêm 8 ha cam, quýt, xoài, vú sữa và các loại cây ăn trái khác. HTX hướng tới đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu".

Huyện Krông Nô (Đắk Nông): Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với thị trường tiêu thụ, hướng tới đa dạng sản phẩm - Ảnh 5.

Sản phẩm Bơ núi lửa của HTX Nông nghiệp dịch vụ Bơ núi lửa Krông Nô

Hay trước đó, năm 2020, huyện Krông Nô đã có các sản phẩm từ cà phê, lúa gạo sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, được chứng nhận đạt OCOP. Các HTX lựa chọn các giống lúa chất lượng cao như ST24, ST25 vào gieo trồng, từng bước tạo ra thương hiệu lúa gạo đặc sản của Krông Nô.

Huyện Krông Nô (Đắk Nông): Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với thị trường tiêu thụ, hướng tới đa dạng sản phẩm - Ảnh 6.

Sản phẩm bột chocolate Duy Nghĩa của HTX Nông nghiệp Krông Nô

Nhiều chủ thể OCOP đã tham gia tích cực trong việc đưa sản phẩm của mình lên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki... và các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo để bán hàng. Nhờ đó, thương hiệu, nhãn hiệu được nhiều người biết đến, thị trường được mở rộng, giá cả tăng cao và ổn định hơn so với trước khi chứng nhận, đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các chủ thể tham gia.

Huyện Krông Nô (Đắk Nông): Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với thị trường tiêu thụ, hướng tới đa dạng sản phẩm - Ảnh 7.

Sản phẩm bột cacao và chocolate Duy Nghĩa của HTX Nông nghiệp Krông Nô được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao

Theo ông Doãn Gia Lộc, thời gian tới, huyện Krông Nô tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, định vị sản xuất theo chuỗi giá trị và nhu cầu thị trường, tạo đà phát triển cho sản phẩm thế mạnh, tiêu biểu của địa phương. Trong đó, chú trọng tìm kiếm nguồn lực, kết nối các nhà tư vấn, đầu tư; tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, triễn lãm... để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP trong tình hình mới, tạo việc làm, thu nhập cho lao động, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Huyện Krông Nô (Đắk Nông): Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với thị trường tiêu thụ, hướng tới đa dạng sản phẩm - Ảnh 8.

Các sản phẩm OCOP và các sản phẩm tiềm năng OCOP của huyện Krông Nô được trưng bày tại Hội nghị Quốc tế về hang động núi lửa 2022

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem