Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Quảng Ngãi là một trong những vùng đất đa dạng di sản văn hóa. Đây cũng là lợi thế mà ít địa phương ở khu vực miền Trung có được.
Tuy trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhưng hiện Quảng Ngãi vẫn còn lưu giữ hàng chục nghìn hiện vật quý, đánh dấu tiến trình lịch sử của vùng đất núi Ấn - sông Trà và cả tinh hoa văn hóa của nhiều vùng đất trên thế giới từ thuở xa xưa.
Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi hiện có 5 kho cổ vật, lưu giữ hơn 15.000 hiện vật quý. Các hiện vật được lưu giữ, đánh dấu tiến trình lịch sử của vùng đất Quảng Ngãi và cả tinh hoa văn hóa của nhiều vùng đất trên thế giới từ thuở xa xưa, từ nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa, dân tộc học, văn hóa Việt, hiện vật kháng chiến, cổ vật từ những con tàu đắm...
Đối với đồ gốm được phát hiện trong môi trường nước biển, để bảo quản lâu dài phải rã mặn. Hiện vật được ngâm vào nước ấm để làm sạch muối.
Hàng nghìn hiện vật từ các cuộc khai quật tàu cổ đắm đều được xử lý như vậy trước khi đưa vào cất giữ ở kho.
Đặc biệt, những mảnh vỡ từ các ngôi mộ chum của người Sa Huỳnh cổ đã được các chuyên gia, cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh phục dựng.
Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi hiện lưu giữ, bảo quản hơn 12,6 nghìn cổ vật liên quan đến tàu cổ bị đắm. Ảnh: Ngọc Viên.
Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi - Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi cho biết, khi khai quật khảo cổ lòng Hồ chứa nước Nước Trong (từ năm 2010 - 2012), nguyên khối mộ được đưa về bảo tàng để bảo quản.
Đây là phương pháp mới đầu tiên trong khảo cổ học ở nước ta được thực hiện, thông thường chỉ lấy hiện vật. Việc bảo quản nguyên khối mộ rất quan trọng, để người đời sau biết rõ về tục táng của người Sa Huỳnh xưa.
Qua khai quật đã phát hiện khoảng 100 mộ, gồm mộ chum, mộ vò, mộ đất... Năm 2022, công tác chỉnh lý đã được thực hiện sau 10 năm khai quật.
Các khối đất, khối mộ vẫn còn nguyên cấu trúc, chỉ co giãn một số bộ phận, đó là nhờ bảo quản tốt ngay tại công trường khai quật. Những ngôi mộ của người xưa đã được phục dựng.
"Từng mảnh vỡ của gốm, căn cứ vào màu gốm, xương gốm, hoa văn, kiểu dáng... đã được đính lại bằng các loại keo và hóa chất chuyên biệt một cách tỉ mỉ, khéo léo" - Tiến sĩ Khôi cho biết thêm.
Bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh thuộc văn hóa Sa Huỳnh cổ xưa, một trong ba Bảo vật Quốc gia đang được lưu giữ ở Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Ngọc Viên
Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi còn lưu giữ nhiều hiện vật của văn hóa Sa Huỳnh được phục dựng. Trong đó, có 3 hiện vật được Viện Khảo cổ học phục chế năm 1978, đó là chiếc bình đai vú, bình con vịt và đèn gốm. Ba hiện vật gốc đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Trong giai đoạn sớm, chiếc bình đai vú này là duy nhất, cách nay khoảng 3.000 năm. Bình đai vú thể hiện tín ngưỡng thờ nữ thần, đem lại sự sinh sôi, nảy nở...
Điều đặc biệt ở Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi là lưu giữ phần lớn hiện vật khai quật khảo cổ, nên có tính nguyên bản, giá trị cao.
Do đó, việc xây dựng kho chứa hiện vật ở bảo tàng theo hướng mở để phục vụ khách tham quan là rất cần thiết, nhằm phát huy giá trị của hiện vật.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.