5 bảng lương mới dành cho cán bộ, công chức, viên chức được áp dụng từ năm 2022

Thùy Anh Thứ ba, ngày 09/03/2021 06:00 AM (GMT+7)
Để khắc phục những tồn tại trong cách tính lương cũ, Trung ương đang gấp rút soạn thảo, bổ sung ban hành thang bảng lương mới dựa trên vị trí việc làm. Dự kiến sẽ ban hành 5 bảng lương mới và năm 2022 thực hiện cách tính lương mới.
Bình luận 0

Sẽ có 5 bảng lương mới được ban hành

Chuyên gia tiền lương cho biết, việc ban hành bảng lương mới sẽ góp phần cải cách tiền lương trong khu vực hành chính sự nghiệp (Nhà nước). Từ lâu mức lương ở khu vực này đã không bắt kịp xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, bị xem là đang kìm hãm sự phát triển, không tạo ra được động lực để người lao động đổi mới, sáng tạo.

Chính vì vậy, Nghị quyết 27 năm 2018 đã đề ra mục tiêu phải cải cách tiền lương. Để cải cách tiền lương thì mục tiêu quan trọng là cần tạo nguồn. Mặt khác, cần xây dựng lại cách tính lương dựa trên vị trí việc làm, thay vì cách tính lương như hiện nay (hệ số lương nhân lương cơ sở).

bảng lương

Bảng lương của cán bộ, công chức theo cách tính lương theo hệ số nhân lương cơ sở.

Cụ thể, điều b, khoản 3.1 Mục 3 Nghị quyết 27 năm 2018 ghi rõ cách tính lương được xác định dựa trên hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vụ trang.

Dự kiến, nếu ban hành xong 5 bảng lương dựa trên vị trí việc làm thì tới đây, tháng 7/2022 bảng lương này sẽ được áp dụng để tính lương cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Cụ thể 5 bảng lương như sau:

- Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ trung ương tới cấp xã.

- Bảng lương thứ 2: Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

- Bảng lương thứ 3: Bảng lương dành cho sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).

- Bảng lương thứ 4: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an.

- Bảng lương thứ 5: Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính hoặc cấp hàm).

Việc ban hành các bảng lương dựa trên vị trí việc làm giúp cho việc tính lương được cụ thể, không cào bằng, đảm bảo khuyến khích sự sáng tạo, phát triển trong người lao động. Điều này cũng được cho sẽ xóa bỏ kiểu tính lương dựa trên thâm niên, tránh tình trạng "sống lâu lên lão làng". Đặc biệt tính lương theo vị trí việc làm sẽ đưa tiền lương về một mối, tránh tình trạng 1 mức lương có tới 10-20 khoản phụ cấp. 

5 bảng lương được áp dụng từ ngày 1/7/2022

Dự kiến, việc cải cách tiền lương sẽ được thực hiện trong năm 2021, tuy nhiên do khó khăn dịch bệnh nên việc cải cách tiền lương sẽ được lùi lại, áp dụng trong năm 2022.

Trước đó, trong năm 2020, tại Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021, Chính phủ đã chỉ đạo, trong năm nay: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành; hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập.

bảng lương dựa trên vị trí việc làm

Năm 2022 sẽ tính lương công nhân viên chức và lực lượng vũ trang dựa trên vị trí việc làm.

Ngày 4/1/2021, Bộ LĐTBXH cũng đã ra Quyết định 01/QĐ-LĐTBXH nhằm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP, trong đó nêu rõ: Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 16/8/2018 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số

Dự kiến chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế năm 2021 là 25.505 tỷ đồng

Trước đó, cuối năm 2020, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 1927/QĐ-BTC công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Theo đó, dự kiến tổng chi ngân sách nhà nước năm 2021 là 1.687.000 tỷ đồng, trong đó: Chi đầu tư phát triển: 477.300 tỷ đồng; Chi trả nợ lãi: 110.065 tỷ đồng; Chi viện trợ: 1.600 tỷ đồng; Chi thường xuyên: 1.036.730 tỷ đồng; Chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế: 25.505 tỷ đồng (ngân sách trung ương là 2.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 23.505 tỷ đồng).

 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp để thực hiện trong năm 2022 theo lộ trình đã được Hội nghị Trung ương 13 kết luận.

 Như vậy, nếu như năm 2021, hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tiến hành xây dựng và hoàn thiện, thì trong năm 2022, các bảng lương mới này sẽ áp dụng.

Trước đó, tại Hội nghị Trung ương 13 vào ngày 9/10/2020, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất lùi thời điểm áp dụng cải cách tiền lương đến 1/7/2022 thay vì từ năm 2021 như tinh thần của Nghị quyết số 27/NQ-TW.






Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem