95% người trồng cây cảnh không biết nên tưới nước cho cây cảnh vào buổi sáng hay buổi tối?
95% người trồng cây cảnh chưa chắc đã biết nên tưới nước cho cây cảnh vào buổi sáng hay buổi tối?
S.E.N
Thứ tư, ngày 30/03/2022 17:45 PM (GMT+7)
Không những có tác dụng thần kỳ đến sức khỏe mà trồng cây cảnh trong nhà còn giúp cho gia đình tốt hơn. Một số loại cây cảnh phong thủy còn có khả năng mang lại tài vận, may mắn cho gia chủ. Thế nhưng, không phải ai cũng biết chăm sóc cây cảnh như thế nào cho đúng cách, đặc biệt là việc tưới nước cho cây.
Nhờ sự cải thiện không gian sống mà mọi gia đình đều thích trồng một hoặc vài chậu cây cảnh trong nhà để trang trí phòng và thanh lọc các chất có độc, hại trong không khí. Tuy nhiên, nhiều người trồng cây cảnh mà cứ bị khô héo, vàng lá, thối rễ,... Trên thực tế, hầu hết các lý do chính là do tưới nước không đúng cách.
Nếu bạn muốn trồng cây cảnh tươi tốt, tưới nước thực sự là một bước quan trọng. Không chỉ phải hiểu đặc điểm của cây cảnh trước mà bạn còn phải thực hiện tưới nước đúng cách.
Ngoài các yêu cầu khác nhau về chất lượng nước, thì còn một vấn đề nữa đó là thời điểm tưới nước khi nào là tốt nhất với cây trồng. Tưới vào buổi sáng hay buổi tối sẽ tốt hơn?
Nếu bạn không hiểu rõ, chỉ cần tưới nước không đúng cách cũng sẽ kìm hãm sự phát triển của cây cảnh cũng như có thể làm cho cây cảnh khô héo, tàn úa và lụi tàn.
Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với bạn, cách tưới nước cho cây cảnh trồng trong nhà, liệu tưới vào buổi sáng hay buổi tối, lúc nào thì tốt hơn?
Theo nghiên cứu của các giáo sư ngành trồng trọt tại Đại học Georgia (Mỹ), sự khác biệt chính giữa tưới nước buổi sáng và buổi tối là sự chênh lệch về nhiệt độ cao và thấp. Nhiệt độ buổi sáng tương đối thấp, cho thấy quá trình tăng dần. Trong khi đó, nhiệt độ ban đêm không cao, nhưng ban đêm là quá trình giảm dần, nhiệt độ thấp. Khi nhiệt độ trong chậu thấp hơn nhiệt độ của cây cảnh, cây cảnh sẽ khó hấp thụ độ ẩm trong môi trường nhiệt độ thấp, vì vậy tưới nước khi nhiệt độ thấp là vô cùng bất lợi đối với việc trồng cây cảnh nói chung và hoa nói riêng. Hiệu quả giảm cũng đồng nghĩa với việc sẽ gây ra ũng, ứ nước.
Vì vậy, so với ban đêm thì việc tưới nước cho cây cảnh vào ban ngày mà cụ thể là buổi sáng sẽ tốt hơn hẳn. Bởi vì nếu bạn tùy ý tưới nước thì đôi khi, tưới nước cho cây cảnh vào ban đêm sẽ gây ra ứ nước trong chậu, gây thiệt hại không thể khắc phục cho cây cảnh, nếu không được phát hiện kịp thời, thì những cây cảnh này sẽ rất khó phát triển.
Nói chung, nước sông, nước mưa, tưới cây cảnh là tốt nhất. Nếu không sẵn những loại nước trên, bạn có thể sử dụng nước máy để tưới cây cảnh, nhưng cần chú ý. Khi sử dụng nước máy, nên xả chứa trước và để nơi thoáng mát một hoặc hai ngày trước khi sử dụng tưới cây cảnh, để một số chất hóa học trong nước máy có thể bị bay hơi, có lợi cho sự phát triển của cây hơn.
Nước trong tự nhiên được chia làm hai loại là nước cứng và nước mềm. Hàm lượng các chất muối khoáng hòa tan trong nước cứng cao, nếu sử dụng để tưới cây cảnh trong thời gian dài sẽ có ảnh hưởng không tốt đối với sự sinh trưởng phát triển của cây.
Trong khi đó, hàm lượng muối khoáng trong nước mềm thấp, chính vì thế nước mềm là loại nước lý tưởng để tưới cho cây cảnh. Nước mưa, nước sông và nước hồ có độ cứng thấp, nên có thể sử dụng để tưới trực tiếp cho cây cảnh. Những loại nước ngầm như nước giếng, nước suối có độ cứng rất cao, nên không nên đùng để tưới trực tiếp cho cây cảnh. Nước máy vì có chứa các chất khử độc chẳng hạn như clo, nên cũng không thể dùng để tưới trực tiếp cho cây cảnh. Trước khi tưới, tốt nhất đổ nước vào bình chứa hở miệng như hũ sành, chờ trong khoảng từ 3~5 ngày, đợi cho các chất độc hại (đối với cây cảnh) trong nước bay hơi hoặc lắng xuống rồi mới sử dụng.
2. Nhiệt độ của nước tưới cây cảnh
Nhiệt độ của nước tưới cho cây cảnh cần phải cao hơn hoặc bằng với nhiệt dộ của đất (hoặc nhiệt độ của không khí). Một mẹo nhỏ đó là, bạn nên phơi nước ngoài nắng để làm tăng nhiệt độ của nước. Sự nhạy cảm đối với nhiệt độ của nước được thể hiện rõ nhất ở cây cảnh hoa đỗ quyên. Nếu dùng nước máy nhiệt độ thấp, chưa được phơi nắng để tưới cho cây cảnh đỗ quyên thì sẽ làm cho nhiệt độ đất trồng thay đổi đột ngột, không lâu sau, cây sẽ rụng hoa và rụng lá.
3. Thời gian tưới nước cho cây cảnh
Cần phải cố gắng lựa chọn thời gian tưới nước để sao cho nhiệt độ của nước và nhiệt độ của đất trồng gần bằng nhau. Thông thường, nếu chênh lệch nhiệt độ giữa nước và đất trong khoảng 5°c, thì tưới nước khá an toàn, không làm tổn thương rễ cây cảnh. Thời gian tưới nước cụ thể vào các mùa xuân, hạ, thu, đông cũng có sự khác nhau.
4. Phương pháp tưới nước cho cây cảnh
– Tưới bình: Dùng ô doa tưới cho chậu cây cảnh, lưu ý chọn doa tạo ra dòng nước nhỏ để tránh làm trôi đất và làm đất chặt bí. Không nên dùng xô, thùng tưới nước đổ thẳng nước vào gốc cây sẽ làm đất nhanh bị chặt, trôi màu thậm chí tưới rồi cây vẫn chết vì đất quá chặt không thấm được nước.
– Tưới phun mưa: Đây là cách tưới phổ biến hiện nay. Tưới nước từ trên xuống với bình tưới có vòi sen là tốt nhất. Nếu bạn không dùng bình tưới vòi sen, nước không thấm đều vào đất.
– Tưới kiểu nhỏ giọt thấm dần: Thường áp dụng trong trường hợp khi đi vắng 2 — 3 ngày mà vẫn tưới được cho cây cảnh Cách làm như sau: đổ nước vào bình, can treo lên cao và dùng bấc đèn hay giẻ quấn chặt vào gốc cây rồi nối vào bình nước, cho nước ngấm từ từ duy trì được sự sống của cây cảnh.
– Ngâm chậu: Phương pháp này là một cách giải quyết khẩn cấp, chỉ cần thiết khi đất đã quá khô đến mức độ đẩy nước ra hoặc khi các loại đất có thành phần chủ yếu là đất sét đã trở nên quá cứng.
5. Nhìn chậu cây cảnh để tưới nước cho cây cảnh
Nói một cách đơn giản, nhìn chậu để tưới nước chính là dựa trên hình dạng, ngoại hình của chậu cảnh và tình trạng của đất trong chậu để quyết định thời gian và số lần tưới nước.
- Nhìn kích cỡ của chậu để xác định lượng nước tưới cho cây cảnh:
Với loại chậu nhỏ vì chỉ chứa được ít đất, nên khả năng tích nước cũng nhỏ, diện tích bề mặt tiếp xúc với không gian xung quanh khá lớn. Vì thế, chậu nhỏ sẽ mất nước nhiều hơn so với chậu lớn, khô nhanh hơn. Nếu trồng cùng một loại cây cảnh có kích thước giống nhau vào trong những chiếc chậu có kích thước khác nhau, thì số lần tưới nước cho cây cảnh trong chậu lớn nên ít hơn, nhưng mỗi lần nên tưới nhiều nước hơn.
- Nhìn chất liệu của chậu cảnh để xác định lượng nước tưới:
Loại chậu đất nung khá thô ráp, trên thành chậu có rất nhiều các lỗ nhỏ, nên có tính thoáng khí và thấm nước tốt. Trong khi đó, loại chậu cảnh bằng sứ hoặc bằng nhựa lại có tính thoáng khí và thấm nước kém. Vì thế, với những chậu cây cảnh có kích cỡ giống nhau, thì loại chậu có bề mặt thô ráp nên tưới nước nhiều hơn và số lần tưới nước cũng như lượng nước phải nhiều hơn. Đối với loại chậu cảnh bằng sứ hoặc bằng nhựa thì không nên tưới nước quá thường xuyên. Nếu sử dụng loai chậu đất nung cũng thì cũng nên giảm tưới nước.
- Nhìn chất đất và tốc độ ngấm nước để xác định lượng nước:
Loại đất cát vì tốc độ ngấm nước nhanh, khả năng giữ nước kém, dễ bị khô, nên cần phải tăng số lần tưới nước cho cây. Đối với loại đất sét, nên giảm số lần tưới nước, nhưng lượng nước tưới phải dựa trên tình hình cụ thể để quyết định.
- Nhìn màu sắc của đất để tưới nước:
Nếu bạn phát hiện đất trong chậu bắt đầu cứng, nhẹ đi và có màu trắng, thì cần phải tưới nước cho cây, hơn nữa lượng nước tưới cần phải nhiều.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.