Đào rãnh nuôi con đặc sản trong vườn, tới mùa nó đẻ "không kịp cản", anh nông dân Hòa Bình kiếm bộn tiền

Phương Thúy (TTKN QG) Thứ sáu, ngày 11/02/2022 14:05 PM (GMT+7)
Ông Quách Đăng Tỉnh, xóm Niêu, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy (Hòa Bình) là một điển hình khi chọn hướng đi khởi nghiệp nuôi ốc nhồi để phát triển kinh tế gia đình.
Bình luận 0

Ốc nhồi (còn gọi là ốc bươu đen) là loại thực phẩm được thị trường ưa chuộng. Với kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc khá đơn giản, nuôi ốc nhồi đang là một hướng phát triển kinh tế mới giúp nhiều hộ nông dân làm giàu.

    Ông Quách Đăng Tỉnh, xóm Niêu, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy (Hòa Bình) là một điển hình khi chọn hướng đi khởi nghiệp nuôi ốc nhồi để phát triển kinh tế gia đình. 

    Ông Tỉnh cho biết, năm 2018, gia đình ông nuôi thử 20.000 con ốc bố, mẹ để làm giống. Để ốc khỏe mạnh, nhanh lớn cần cho ốc ăn đúng, đủ, đều đặn, không cho ăn quá nhiều vì chính những thức ăn thừa sẽ dễ gây ô nhiễm môi trường nước khiến ốc bị chết, mắc bệnh. 

    Đào rãnh nuôi con đặc sản trong ao, tới mùa nó đẻ "không kịp cản", anh nông dân Hòa Bình kiếm bộn tiền - Ảnh 1.

    Mô hình nuôi ốc nhồi đặc sản trong rãnh vườn của gia đình ông Tỉnh, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy (Hòa Bình).

    Luôn duy trì mực nước trong ao từ 60 - 80 cm để an toàn cho ốc nhồi nuôi

    Ông Tỉnh đo rãnh rộng 1,5 – 2m, sâu 1,2m và duy trì mực nước trong ao từ 60-80 cm để thả ốc nhồi là phù hợp. 

    Cần thường xuyên vệ sinh ao nuôi ốc nhồi, xử lý môi trường nước bằng nước vôi định kỳ vài lần/tuần (tùy thời tiết, mật độ nuôi...).

     Về mùa đông, ốc nhồi ngủ đông, dường như không hoạt động. Lúc này, người nuôi cần hút hết nước trong ao để ốc rúc xuống bùn trú đông hoặc thả thật dày cây hoa súng để giữ ấm cho ốc.

    Từ 20.000 ốc bố, mẹ này, năm 2019, ông Tỉnh bán ốc giống và hơn hai tấn ốc thịt, thu về hơn 250 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, gia đình lãi hơn 100 triệu đồng. Hiện, ông Tỉnh mở rộng ao nuôi ốc nhồi lên diện tích 10.000 m2, đồng thời, dựng một khu lán, lắp đặt bóng điện để làm khu chuyên ấp trứng ốc.

    Ưu điểm của nuôi ốc nhồi là thời gian thu hồi vốn nhanh (sau 3,5 - 4 tháng); chi phí thức ăn thấp, thức ăn dễ kiếm trong tự nhiên (rau, cỏ, củ, quả); không tốn nhiều công chăm sóc, lợi nhuận cao. 

    Ốc nhồi dễ chế biến thành các món ăn đặc sản giàu dinh dưỡng, được mọi người ưa chuộng nên giá luôn ở mức ổn định. 

    Đào rãnh nuôi con đặc sản trong ao, tới mùa nó đẻ "không kịp cản", anh nông dân Hòa Bình kiếm bộn tiền - Ảnh 3.

    Ốc nhồi đang có giá khá cao và được người tiêu dùng ưa chuộng và được xem là một trong những con đặc sản.

    Hiện, ốc thịt thương phẩm có giá từ 90.000 - 100.000 đồng/kg, trứng ốc nhồi có giá 1.200.000 đồng/kg, ốc nhồi con có giá 3.500.000 đồng/kg, ốc nhồi giống bố, mẹ từ 180.000 – 200.000 đồng/kg.

    Trong năm 2021, từ tiền bán ốc giống, trứng ốc và ốc thịt, sau khi trừ mọi chi phí, gia đình ông Tỉnh thu lãi 200 - 300 triệu đồng. 

    Ngoài tiêu thụ ốc nhồi trong tỉnh Hòa Bình, thông qua các kênh thông tin và thương lái, các sản phẩm ốc nhồi của gia đình ông Tỉnh được người dân ở nhiều nơi như Phú Thọ, Ninh Bình, Hà Nam... biết đến và đặt mua.

    Bà Quách Ngọc Mai, khuyến nông viên xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình) cho biết, mô hình nuôi ốc nhồi của hộ gia đình ông Quách Đăng Tỉnh hiện là một trong những mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao.

    Mô hình nuôi ốc nhồi cũng hẳng định sự năng động, mạnh dạn tìm hướng đi mới, làm giàu chính đáng trên quê hương của người nông dân ngoài 50 tuổi này.

    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày Xem