|
Nhà báo Seymour Hersh |
Loạt bài viết trên của ông như "quả bom" nổ giữa nước Mỹ...
Cuộc điều tra đầu tiên về chiến dịch Mỹ Lai được Thiếu tướng George H. Young giao cho Đại tá Henderson, sĩ quan chỉ huy của Lữ đoàn bộ binh nhẹ số 11 phụ trách. Henderson đã thẩm vấn một số binh lính tham gia vụ thảm sát, sau đó đưa ra một báo cáo vào cuối tháng 4 ghi nhận rằng khoảng 22 dân thường đã bị giết hại một cách “không cố ý” trong chiến dịch. Quân đội Mỹ lúc này vẫn coi sự kiện ở Mỹ Lai là một chiến thắng quân sự khi lính Mỹ đã tiêu diệt được 128 lính đối phương.
Sáu tháng sau, Tom Glen, một binh sĩ 21 tuổi của Lữ đoàn 11, đã viết một lá thư cho Tướng Creighton Abrams - tổng chỉ huy mới của các lực lượng Mỹ tại Việt Nam. Trong lá thư Glen buộc tội Sư đoàn Americal, tức Sư đoàn bộ binh số 23 (và các đơn vị lính Mỹ khác) liên tục sử dụng bạo lực chống lại dân thường Việt Nam, lá thư không nhắc tới vụ Mỹ Lai vì Glen không biết nhiều về vụ tàn sát.
Nhà báo chuyên điều tra nổi tiếng thế giới Seymour Hersh, sau nhiều cuộc nói chuyện với William Laws Calley (người sau này bị buộc tội đã ra lệnh tiến hành vụ thảm sát Mỹ Lai) đã thu thập lại những thông tin sự thật về vụ thảm sát.
Nghề nghiệp của tôi là nói cho độc giả biết sự thật về những gì đang diễn ra. Nếu có những lời chỉ trích, hãy cứ để nó diễn ra. Sự thật vẫn luôn là sự thật.
Nhà báo Seymour Hersh.
Ngày 12-11-1969 vụ việc Mỹ Lai vỡ lở. Ngày 20 - 11, các tạp chí lớn như Time, Life và Newsweek đồng loạt đăng lên trang bìa vụ thảm sát Mỹ Lai, Đài truyền hình CBS cũng phát sóng cuộc phỏng vấn với Paul Meadlo. Tờ Plain Dealer ở Cleveland còn mạnh dạn hơn khi đăng các bức ảnh mô tả những dân thường bị giết trong vụ thảm sát. Loạt bài của nhà báo Seymour Hersh như “quả bom” nổ giữa nước Mỹ, đã châm ngòi cho làn sóng biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. Nhân dân Mỹ và thế giới đòi rút quân đội Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam.
Tháng 11 năm 1969, Tướng William R. Peers được chỉ định điều tra về sự kiện Mỹ Lai. Bản báo cáo cuối cùng, bản báo cáo Peers, được công bố tháng 3-1970, đã chỉ trích mạnh mẽ việc các sĩ quan cấp cao che giấu vụ việc cũng như những hành động của các sĩ quan thuộc Đại đội Charlie tại làng Mỹ Lai 4. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Melvin Laird bình luận: "Có quá nhiều xác trẻ em nằm đó; những bức ảnh đó là sự thực".
Sau 4 tháng phỏng vấn 398 nhân chứng, 20.000 trang lời khai đã được lập. Hầu hết quân sĩ tham gia vào vụ thảm sát này đã không còn là thành viên quân đội, vì thế không thể là bị cáo trước tòa. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ quyết định truy tố 5 người, trong đó có Tướng Koster, Đại tá Oran Henderson, Đại úy Medina. Tuy nhiên, cuối cùng chỉ có William Calley bị cho là có tội.
Nguyễn Đăng
Vui lòng nhập nội dung bình luận.