Gỡ thẻ vàng IUU vào năm 2022, Bộ NNPTNT đề nghị chấm dứt ngay việc tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
Gỡ thẻ vàng IUU vào năm 2022, Bộ NNPTNT đề nghị chấm dứt ngay việc tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
Khánh Nguyên
Thứ bảy, ngày 16/10/2021 15:03 PM (GMT+7)
Đó là một trong những mục tiêu Bộ NNPTNT đưa ra để đến năm 2022 có thể gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Chấm dứt việc khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài
Ông Nguyễn Quang Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, năm nay vì dịch Covid-19 nên phía Ủy ban châu Âu (EC) không sang Việt Nam kiểm tra việc khắc phục "Thẻ vàng" IUU. Dự kiến, ngày 27/10/2021, phía EC sẽ họp trực tuyến với Tổng cục Thủy sản.
Về cơ bản, Tổng cục Thủy sản đã có báo cáo gửi EC, trao đổi những nỗ lực cố gắng của Việt Nam trong gỡ "thẻ vàng" trong năm nay cũng như trong cả quá trình 4 năm.
"Việt Nam rất nỗ lực từ Trung ương đến địa phương. Đến nay, chúng tôi nghĩ không thể bị EC nâng từ "thẻ vàng" lên "thẻ đỏ", hết năm nay vẫn cố gắng duy trì thẻ vàng" - lãnh đạo Tổng cục Thủy sản nói.
Tại cuộc họp mới đây do Thủ tướng chủ trì về gỡ "thẻ vàng" IUU, Thủ tướng đã chỉ đạo, lãnh đạo các tỉnh cũng đã hứa với Thủ tướng chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm tại vùng biển nước ngoài ngày 30/12/2021.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng chú trọng xây dựng các mô hình trọng điểm tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định để bảo quản cá ngừ câu tay; triển khai ứng dụng đèn Led sản xuất trong nước, trang bị cho ngư dân để hạ giá thành sản phẩm.
Theo ông Hùng, sau khi Thủ tướng chủ trì cuộc họp chỉ đạo về IUU, 1 tuần sau đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đã trực tiếp đi kiểm tra chống IUU ở Thanh Hóa.
Ngày 13/10/2021, Bộ NNPTNT đã có Công văn số 6387/BNN-TCTS gửi Chủ tịch UBND 28 tỉnh, thành phố ven biển đề nghị triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU), gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC.
Bộ NNPTNT đề nghị các địa phương đảm bảo hoàn thành mục tiêu đến cuối năm 2021 phải ngăn chặn, chấm dứt được tàu cá, ngư dân địa phương vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.
Tiếp tục ưu tiên đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá và đảm bảo bố trí đủ nguồn nhân lực, trang thiết bị phục vụ cho các cơ quan quản lý thủy sản, các lực lượng chức năng có liên quan tại địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU.
Thực hiện đúng quy định về kiểm soát tàu cá ra vào cảng, kiểm soát sản lượng qua cảng, thực hiện công tác xác nhận, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác…
Khẩn trương hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá, đánh dấu tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản…; tăng cường công tác thực thi pháp luật thủy sản của các lực lượng chức năng tại địa phương, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, điều tra, xử lý dứt điểm các hành vi khai thác IUU (đặc biệt là hành vi đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài).
Tiếp tục xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân; đặc biệt là có chính sách hỗ trợ tàu cá, ngư dân phải dừng hoạt động khai thác thủy sản chịu tác động của dịch Covid-19; xác định lao động nghề cá là đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19 để ngư dân yên tâm duy trì hoạt động khai thác thủy sản, tránh đứt gãy chuỗi liên kết sản xuất ngành thủy sản.
Khuyến nông hướng dẫn ứng dụng tiến bộ mới trong khai thác thủy sản
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với khuyến nông các tỉnh chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật giúp ngư dân nâng cao hiệu quả khai thác, như ứng dụng hệ thống đèn Led trên tàu lưới vây kết hợp ánh sáng ở vùng biển xa bờ; ứng dụng máy dò ngang trên tàu khai thác hải sản xa bờ; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nghề khai thác thủy sản và tổ chức liên kết chuỗi sản xuất, dịch vụ hậu cần nghề cá tại Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên; ứng dụng thiết bị thông tin liên lạc hàng hải phục vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển cho các tàu cá đánh bắt xa bờ...
Tăng cường kiểm tra, giám sát tàu cá
Bộ NNPTNT đề nghị các địa phương đảm bảo hoàn thành mục tiêu đến cuối năm 2021 phải ngăn chặn, chấm dứt được tàu cá, ngư dân địa phương vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài; đồng thời thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
P.V
Các ứng dụng này giúp nâng cao hiệu quả trong khai thác, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế nước ta.
Trong đó nổi bật là các ứng dụng: máy dò ngang đa chùm giúp dò tìm và phát hiện sớm đàn cá, công nghệ đèn Led chiếu sáng dẫn dụ cá, công nghệ bảo quản cá bằng nitơ lỏng…
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Hải dương học và Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, việc sử dụng đèn Led trong nghề lưới vây kết hợp ánh sáng giúp giảm chi phí chuyến biển trung bình 21,8%, tăng doanh thu lên 21,7% và tăng lợi nhuận trung bình hơn 52% cho ngư dân.
Hầm bảo quản làm bằng vật liệu Polyurethane (PU) trên tàu cá cũng ngày càng được bà con ngư dân sử dụng rộng rãi.
Hầm bảo quản làm bằng vật liệu PU có độ kín cao, không thoát nhiệt, tránh nước và không khí bên ngoài thẩm thấu vào.
Hầm bảo quản làm bằng vật liệu PU tiết kiệm được 30% lượng đá hao hụt, kéo dài thời gian bảo quản, làm tăng chất lượng nguyên liệu thủy sản sau khai thác…
Thời gian bảo quản đối với hầm bảo quản lạnh thông thường tối đa 12-15 ngày, còn đối với hầm PU sau 15 ngày chất lượng nguyên liệu bảo quản vẫn đảm bảo tốt.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đề nghị khuyến nông các tỉnh ven biển tiếp tục khuyến khích, chuyển giao cho ngư dân áp dụng khoa học công nghệ trên tàu đánh bắt xa bờ để nâng cao hiệu quả khai thác; không khuyến khích đánh bắt cá được nhiều mà bắt được đến đâu bảo quản đến đó.
100 nhà máy chế biến hải sản đã tham gia cam kết sử dụng nguyên liệu chế biến được khai thác hợp pháp
Theo Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), với sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, đến nay, tình trạng vi phạm vùng biển các nước trong khu vực như: Indonesia, Malaysia, Thái Lan… của các tàu cá có xu hướng giảm dần. 8 tháng đầu năm 2021 chỉ còn xảy ra 43 vụ, giảm 21 vụ so với cùng kỳ năm 2020.
Đến nay, đã có 27.716/30.615 tàu được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt khoảng 90,5% tàu cá thuộc diện phải lắp đặt theo quy định. Công tác kiểm tra, giám sát tàu cá và sản lượng hải sản bốc dỡ tại cảng cá cơ bản đã được kiểm soát theo quy định.
Hiện, các đơn vị có liên quan đang tiếp tục khắc phục các hạn chế mà EC khuyến nghị, phấn đấu gỡ thẻ vàng trong năm 2022 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại cản trở nỗ lực phấn đấu của toàn chuỗi
.Đánh giá kết quả sau 4 năm khắc phục "thẻ vàng" IUU, ông Nguyễn Hoài Nam- Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam- cho biết, gần 100 nhà máy chế biến hải sản đã tham gia cam kết sử dụng nguyên liệu chế biến được khai thác hợp pháp, đặc biệt là nhóm các doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu cá ngừ.
Là một trong số những DN tham gia chương trình cam kết chống khai thác IUU, ông Huỳnh Thanh Lĩn- đại diện Công ty TNHH Hải Vương- cho hay, trên thực tế DN thu mua hải sản rất khó xác định hải sản đó có vi phạm IUU hay không vì không có đủ cơ sở dữ liệu đáng tin cậy. Nhiều trường hợp DN mua nguyên liệu, chế biến xong, nhưng khi làm hồ sơ xuất khẩu mới biết nguyên liệu vi phạm và không thể xuất khẩu. Do vậy, để chống khai thác IUU đồng bộ trong toàn chuỗi, cần có cơ sở dữ liệu được kết nối, chia sẻ từ các Chi cục thủy sản địa phương, Ban quản lý các cảng cá và DN thu mua.
Đồng quan điểm về vấn đề này, bà Phan Thị Huệ- Vụ trưởng Vụ Pháp chế thanh tra (Tổng cục Thủy sản)- cho rằng, thời gian tới, cần phải khắc phục những hạn chế trong chuỗi thực hiện sản xuất, chế biến hải sản từ cơ quan quản lý nhà nước, đến DN, người dân; trong đó, DN là mắt xích quan trọng nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.