Bạn nên ăn nhiều các loại rau có hàm lượng kali cao trong mùa thu này, trong đó rau cải bó xôi xếp đầu bảng.
Sau khi bước vào mùa thu, thời tiết dần mát mẻ, số giờ nắng ngắn hơn, quá trình trao đổi chất của cơ thể con người cũng sẽ chậm lại.
Cộng với khí hậu hanh khô sẽ ảnh hưởng đến các chức năng bình thường của cơ thể sẽ bị mệt mỏi, suy nhược và nhịp tim không đều, gây ra táo bón, đầu óc mơ màng mà người ta gọi là "thiếu hụt mùa thu".
Nguyên nhân thực chất là do cơ thể mất đi nhiều kali. Vì vậy, bạn nên ăn một số thực phẩm giàu kali với lượng thích hợp vào mùa thu để bổ sung dinh dưỡng và thể lực, để chân tay khỏe khoắn, sảng khoái.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người nên ăn nhiều hơn loại rau có hàm lượng kali cao. Rau cải bó xôi được coi là "nhà vô địch kali" trong thế giới các loài rau.
Mỗi 100 gam rau cải bó xôi chứa 558mg kali, gấp hơn 3 lần bắp cải (170mg), gấp hơn 2 lần rau mùng tơi (256mg), gần gấp đôi rau muống (312mg).
Ngoài ra, loại rau này còn giàu canxi và các vi chất giúp trẻ phát triển chiều cao. Đây cũng là loại rau "vàng" mà người già và người trung niên nên ăn để bổ gan, dưỡng máu, nhuận tràng và giúp chân tay dẻo dai, tràn đầy năng lượng.
Món ăn gợi ý: Mì cá rau cải bó xôi
Nguyên liệu: Rau cải bó xôi, trứng, bột mì, hành và tỏi
Cách làm:
- Chuẩn bị một nắm rau cải bó xôi, đầu tiên cắt bỏ rễ, cho rau vào chậu nước, sau đó thêm một thìa baking soda ăn được, dùng tay trộn đều, đặt sang một bên và ngâm trong 10 phút, cuối cùng là rửa lại 2-3 lần rồi vớt ra, để ráo nước.
- Chuẩn bị vài tép tỏi, đập dập, sau đó băm nhỏ. Cố gắng băm tỏi nhuyễn nhất có thể để khi ăn sẽ có mùi tỏi đậm đà hơn. Hành lá thái nhỏ cho vào cùng tỏi băm.
- Đặt rau cải bó xôi khô lên thớt, dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ, cho trực tiếp vào máy xay thịt, sau đó đổ 280 gram bột mì và một quả trứng vào, đậy nắp lại rồi cho xay nhuyễn. Bạn nên cắt rau nhỏ nhất có thể để hòa quyện vào bột.
- Trong quá trình trộn, nếu cảm thấy bên bột bị loãng, bạn có thể cho thêm một ít bột mì vào. Khi bột đã thành khối, lấy một miếng nhỏ ra cho vào tay, vê thử, nếu bột không bị vón cục, trở nên mềm mịn là thành công.
- Trực tiếp lấy bột đã nhào ra, đặt lên thớt và dùng tay nhào đều nhiều lần cho đến khi mềm mịn. Chỉ khi đó khi làm thành mì mới có cảm giác dai đặc biệt. Lấy màng thực phẩm bọc cục bột lại để tránh bị khô.
- Cho nước vào nồi, đun sôi trên lửa lớn, sau đó giảm lửa nhỏ và cắt bột thành hình những "chú cá nhỏ" rồi thả vào nồi nước sôi. Mì làm bằng phương pháp này có kết cấu đặc biệt, mịn màng, hơi dai, trông rất ngon miệng.
- Sau khi cho hết bột vào nồi nước sôi, dùng xẻng đẩy nhẹ vài lần để tránh dính đáy nồi. Nấu mì khoảng 3-5 phút cho đến khi "cá" nổi lên thì vớt ra, cho vào chậu nước đun sôi để nguội, sao đó vớt ra, cho vào tô lớn.
- Chế nước sốt: Cho hành lá và tỏi băm vào tô nhỏ, cho một thìa mè trắng đã rang chín, một thìa ớt bột, đổ một thìa dầu nóng vào để tạo mùi thơm cho các nguyên liệu, sau đó thêm một thìa muối, một thìa đường, một ít nước cốt gà, 1 thìa nước tương nhạt, 1 thìa giấm, cuối cùng thêm một ít dầu mè vừng. Dùng thìa khuấy đều các nguyên liệu là chúng ta có nước sốt ngon ngọt.
- Tiếp theo, rưới trực tiếp nước sốt lên tô mì cá vừa vớt ra, dùng đũa đảo đều cho mì thấm gia vị là có thể thưởng thức.
- Món "mì cá" cải bó xôi có kết cấu mềm mịn, hơi dai, hương vị đậm đà. Nó có thể được sử dụng như một loại rau hoặc làm món ăn chính. Nếu bạn có loại rau này ở nhà, nhớ chế biến theo cách này, rất ngon và lạ miệng, lại bổ dưỡng.
Ăn loại rau có nhiều kali này vào mùa đông sẽ giúp bạn làm dịu gan, bổ máu, chống táo bón, giúp xương chắc khỏe, tay chân linh hoạt và tràn đầy năng lượng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.