Ngày 13/12/1937, người Trung Quốc trải qua vụ thảm sát Nam Kinh. Sự kiện này không chỉ mang tính bước ngoặt trên chiến trường, mà còn để lại rất nhiều nỗi đau dai dẳng mà người Trung Quốc phải hứng chịu dưới tay phát xít Nhật Bản. Mời bạn đọc cùng nhìn lại những sự kiện chấn động diễn ra trong giai đoạn quân phát xít Nhật đánh chiếm Trung Quốc qua bài viết này.
Nhật Bản ở thời điểm trước Thế chiến II dân số khoảng 65 triệu người, rất nhỏ nếu so với Trung Quốc có 511 triệu dân. Tuy nhiên nước này lại chiếm được một vùng diện tích cực lớn và áp đảo hoàn toàn Bắc Kinh. Có rất nhiều nguyên nhân lí giải vì sao Nhật Bản lại hùng mạnh và chiếm ưu thế tới vậy.
Vào thời điểm quân Nhật xâm chiếm Trung Quốc năm 1937, Tokyo đã thành lập một loạt khu vực đồn trú dọc phạm vi Trung Quốc. Trong những năm đầu chiến tranh, Nhật Bản chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía đông Trung Quốc, nơi có những đồng bằng phì nhiêu.
Quân đội Nhật Bản từng đồn trú số lượng ít ở cảng Đại Liên ngày nay. Họ chiếm được khu cảng này sau khi đánh thắng Nga năm 1900 và sau đó trở thành cường quốc khu vực Đông Á. Đạo quân Quan Đông có số lượng khoảng 10 tới 20.000 người, một con số tương đối khiêm tốn. Khi tướng quân Ishiwara Kanji, người thống lĩnh đạo quân đế quốc chỉ huy đánh chiếm Mãn Châu và thành lập Mãn Châu Quốc, đạo quân Quan Đông trở thành lực lượng chính với số lượng lúc này đạt một triệu lính.
Khi đánh chiếm Trung Quốc, Nhật Bản thành lập nhiều đơn vị viễn chinh khác nhau ở những khu vực, địa hình riêng biệt. Sau này, các đạo quân lẻ tẻ tách ra từ quân Quan Đông được hợp lại thành quân đội viễn chinh Nhật Bản ở Trung Quốc và quân Quan Đông ở Mãn Châu Quốc.
Mãn Châu Quốc là chính phủ bù nhìn do Đế quốc Nhật Bản lập nên, cai trị trên danh nghĩa Mãn Châu và phía đông Nội Mông, do các quan chức nhà Thanh cũ tạo ra với sự giúp đỡ của Đế quốc Nhật Bản vào năm 1932.
Trước và trong Thế chiến II, các chuyên gia dự đoán Nhật chiếm khoảng 1,5 đến 3,5 triệu km2 đất đai Trung Quốc. Cần nhớ rằng diện tích Trung Quốc thời đó khoảng 10 triệu km2, đồng nghĩa bị mất gần 1/3 lãnh thổ vào tay người Nhật.
Một điều quan trọng nữa là thời điểm thập niên 30 của thế kỷ XX, Trung Quốc chưa thống nhất về mặt chính trị. Chính phủ trung ương không thể quản lý được Tây Tạng, Tân Cương, cao nguyên Thanh Hải và phần lớn miền bắc nước này.
Tổng lãnh thổ không được quản lý ước chừng 1/3 tới một nửa diện tích. Khi chiến tranh nổ ra năm 1937, thực chất là cuộc chiến giữa miền đông Trung Quốc và đế chế Nhật Bản hùng mạnh.
Thế mạnh công nghiệp, quốc phòng của Nhật Bản là một ưu thế cực lớn giúp san bằng cách biệt về mặt diện tích và số dân.
Dù Nhật Bản chiếm được thế thượng phong từ đầu với vũ khí hiện đại nhưng họ lại không đủ tiềm lực công nghiệp để duy trì một cuộc chiến dài hơi.
Khi Nhật Bản quyết định leo thang quân sự với Trung Quốc, nhà quân sự Ishiwara Kanji nhận định Nhật Bản đã thua từ trước đó. Kanji khuyên Nhật Bản nên củng cố quan hệ công nghiệp với Trung Quốc bằng cách tận dùng tài nguyên giàu có và đợi thời cơ để xâm chiếm vùng lãnh thổ Siberia chưa khai phá. Sau đó, Nhật Bản có thể tấn công Mỹ để đạt vị thế bá chủ toàn cầu. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản không lắng nghe ý kiến này của Kanji.
Trung Quốc cũng biết sẽ rất khó khăn trong cuộc chiến với Nhật Bản nên rút lui vào sâu phía bắc, mang theo cơ sở vật chất, nhà máy đi cùng. Sau một hai năm đầu giao tranh, hai bên hầu như không có trận đánh nào nổ ra.
Nhật Bản có được quân sự và công nghiệp vững mạnh từ sau thời cải cách Minh Trị. Với các cơ sở quốc phòng, quân sự trải dọc đất nước, Nhật Bản mau chóng trở thành cường quốc trên thế giới.
Trung Quốc từng có vị thế ngang bằng với Nhật Bản thập niên 1800, nhưng sau đó không đạt được thành công như Nhật Bản. Chỉ cần xem khả năng Nhật điều động hàng triệu quân tấn công vào phía đông Trung Quốc năm 1938 trong khi vẫn dàn quân khắp chiến trường Mỹ, Anh, Australia là đủ thấy sự khác biệt rất lớn giữa quân đội hai quốc gia.
Khi trận chiến Thượng Hải nổ ra, chính quyền Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn điều quân từ những cùng xa xôi vào thành phố do thiếu…đường ray xe lửa.
Dù lớn về diện tích nhưng Trung Quốc thời đó lại không phải là nước lớn và ngược lại, Nhật Bản chưa hề là nước nhỏ ở thời điểm chiến tranh. Điều này cũng giống như Anh trước đây, một đảo quốc nhỏ bé nhưng sở hữu hơn 30 triệu km2 thuộc địa cách đây 200 năm. Trước khi Thế chiến II kết thúc, Nhật đã kịp rút hết sĩ quan, binh lính tinh nhuệ về nước nên khi Liên Xô tấn công Mãn Châu, quân đội Quan Đông mau chóng thua cuộc. Dù thua nhưng Nhật Bản giữ được số lượng người thiệt mạng ở con số tối thiểu khi phe phát xít tan rã trong Thế chiến II.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.