Tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất gọng kính thủ công ở Hà Nội

Thứ năm, ngày 28/12/2023 14:34 PM (GMT+7)
Từ những mảnh gỗ, thanh tre, mảnh sừng qua bàn tay của anh Trần Xuân Hiến được hô biến thành những gọng kính thủ công đẹp mắt, độc đáo thu hút khách hàng.
Tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất gọng kính thủ công ở Hà Nội - Ảnh 1.

Từ những chiếc gọng kính được làm bởi vật liệu thân thuộc và thuần Việt như gỗ, sừng, tre tại một xưởng sản xuất nhỏ, tới nay những chiếc gọng kính cá tính mang thương hiệu của anh Trần Xuân Hiến đã khá phổ biến, được nhiều người yêu thích tìm đến.

Tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất gọng kính thủ công ở Hà Nội - Ảnh 2.

Sinh ra và lớn lên tại làng nghề thủ công ở Phú Xuyên, nên anh Hiến từ sớm đã có niềm yêu thích với nghề thủ công. Tới khi anh theo học đồ họa và chuyển hướng trở thành một nhân viên văn phòng chuyên làm đồ họa cho một thương hiệu kính Nhật Bản tại TP.Hồ Chí Minh giúp anh tiếp tục được theo niềm yêu thích của mình.

Tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất gọng kính thủ công ở Hà Nội - Ảnh 3.

Trong thời gian làm việc cùng với thương nhân người Nhật Bản, anh Hiến tích cóp được một số tiền và đổ hết vào để khởi nghiệp với nghề làm gọng kính thủ công từ số vốn ban đầu vỏn vẹn chỉ 80 triệu đồng.

Tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất gọng kính thủ công ở Hà Nội - Ảnh 4.

"Với số vốn ban đầu, mình thử nghiệm với vật liệu đầu tiên là gỗ, những chiếc kính đầu tiên ra đời đơn sơ mộc mạc nhưng mình vẫn thử đưa lên và may mắn được nhiều người yêu thích. Mình đã cho ra lò đợt đầu tiên là khoảng 100 chiếc kính. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, kính bán đi rất chậm khiến mình rất lo lắng. Sau một năm, mình quyết định tạm dừng lại, quay lại công việc làm đồ họa để có tiền trang trải cuộc sống và vẫn song song đó thử nghiệm làm kính với các vật liệu khác nhau. Cứ như vậy, sáng đi làm, tối lại ở xưởng để nghiên cứu. Tới năm 2017, Shigeru mới ra mắt trên Facebook", anh Hiến chia sẻ.

Tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất gọng kính thủ công ở Hà Nội - Ảnh 5.

Một chiếc kính được ra lò sẽ trải qua những công đoạn cụ thể gồm: lên ý tưởng và chọn chất liệu cho chiếc kính; lấy số đo; lên bản vẽ gửi khách hàng và thực hiện làm kính... tất cả đều được thực hiện thủ công bằng tay và do chính Hiến là người đảm nhiệm.

Tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất gọng kính thủ công ở Hà Nội - Ảnh 6.

Gỗ là vật liệu đầu tiên mà anh Hiến lựa chọn để chế tác. Sau đó sử dụng kết hợp thêm nhiều vật liệu khác như sừng trâu nước, tre... để làm kính.

Tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất gọng kính thủ công ở Hà Nội - Ảnh 7.

Theo anh Hiến, điều làm nên sự khác biệt của anh phần lớn ở thiết kế khi có số lượng thiết kế khá đa dạng. Không chỉ vậy, người dùng còn có thể "may đo" kính trực tiếp, theo đó các số đo khuôn mặt được lấy, chiếc kính được tạo ra dựa trên số đo sẽ là duy nhất và chỉ dành cho người chủ nhân.

Tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất gọng kính thủ công ở Hà Nội - Ảnh 8.

Bên cạnh đó, vật liệu cũng là một điểm khác biệt. Thay vì sử dụng chất liệu nhựa công nghiệp, không thể tái chế lại có thể gây hại môi trường, những chiếc gọng kính tại đây được lựa chọn từ vật liệu tự nhiên. Lợi thế của chất liệu này theo chia sẻ của Hiến nằm ở độ phong phú và ngẫu nhiên trong các vân màu. Đây là điều mà màu công nghiệp sẽ không bao giờ tạo ra giống hệt được. Không chỉ vậy, chất liệu thân thiện, dễ dàng tái chế và giảm thiểu gánh nặng môi trường còn góp phần tạo nên sự bền vững.

Tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất gọng kính thủ công ở Hà Nội - Ảnh 9.

"Vì là vật liệu tự nhiên, nên việc sản xuất đòi hỏi tay nghề cao và kinh nghiệm của người thợ làm kính. Tất cả đều phải làm thủ công và khó sản xuất hàng loạt. Bên cạnh đó, chúng mình luôn phải chọn lựa rất kỹ nguồn nguyên liệu, từ lúc nhập mua đến cả trong lúc làm kính. Nếu phát hiện có những khuyết điểm từ vật liệu dù nhỏ, chúng mình cũng sẽ loại bỏ ngay. Điều này làm mất rất nhiều thời gian vào việc sản xuất. Nhưng nhờ đó, việc làm nhiều, thử nghiệm và trải nghiệm nhiều, chúng mình đã có những thay đổi để phù hợp với từng chất liệu và cải thiện cho sản phẩm ngày càng tốt lên", anh Hiến chia sẻ thêm.

Tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất gọng kính thủ công ở Hà Nội - Ảnh 10.

Hướng tới một sản phẩm thân thiện với môi trường và thuần Việt, vì thế các chất liệu trong chế tác gọng kính của anh Hiến cũng có nguồn gốc trong nước khá nhiều như gỗ, tre, sừng trâu nước... Và một phần nguyên liệu như sừng trâu nước anh Hiến sử dụng cả trong nước và nhập ngoại để tạo sự đa dạng trong thiết kế.

Tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất gọng kính thủ công ở Hà Nội - Ảnh 11.

Với những vật liệu thông thường như sừng, mất khoảng 1 tuần để hoàn thiện. Tuy nhiên, anh Hiến cũng muốn thử thách bản thân hơn nên cũng đưa nhiều chất liệu khác để làm kính như sơn mài, khảm trứng... những chất liệu này có thể đòi hỏi người thợ phải bỏ ra tới 2-3 tháng để hoàn thành.

Tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất gọng kính thủ công ở Hà Nội - Ảnh 12.

Năm 2022, tại Tuần lễ Thiết kế Việt Nam - VietNam Design Week 2022, anh Hiến đã thực hiện bộ sản phẩm gọng kính với chất liệu, họa tiết mang đậm phong cách Việt Nam mang tên "Khắc Nhập". Bộ sản phẩm được làm từ tre kết hợp với các vật liệu khác như sừng, lấy cảm hứng từ tích truyện dân gian cây tre trăm đốt với câu thần chú "khắc nhập khắc nhập". Thiết kế được đánh giá là sáng tạo và mang âm hưởng Việt Nam đã xuất sắc dành giải Nhì tại hội thi.

Viết Niệm
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem