Nông dân Sơn La nuôi bò cỏ bản địa, thu hàng trăm triệu/năm

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh Thứ sáu, ngày 08/07/2022 06:00 AM (GMT+7)
Anh Lò Văn Hặc ở bản Có Tình (xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ việc nuôi bò cỏ bản địa...
Bình luận 0

Clip: Khác với nhiều nông dân chuyển từ nuôi bò cỏ, bò vàng địa phương sang đầu tư nuôi bò lai Sind, bò 3B, anh Lò Văn Hặc ở bản Có Tình (xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) vẫn tiếp tục theo đuổi mô hình nuôi bò cỏ địa phương.

Lão nông vùng cao chọn nuôi bò cỏ để phát triển kinh tế

Sinh ra và lớn lên ở xã miền núi, cũng giống như nhiều hộ khác trong bản, trước khi chọn nuôi bò cỏ làm mũi nhọn kinh tế, gia đình anh Lò Văn Hặc, Bản Có Tình, xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn (Sơn La) chủ yếu sống dựa vào các cây trồng trên nương và chăn nuôi nhỏ lẻ nên kinh tế eo hẹp.

Quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, bằng sự cần cù, ham học hỏi, tư duy đổi mới trong "cách nghĩ, cách làm" đã giúp anh Hặc từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương bằng mô hình nuôi bò cỏ bản địa vỗ béo.

Theo chận cán bộ Hội Nông dân xã Chiềng Kheo đến thăm mô hình chăn nuôi bò của gia đình anh Hặc. Chúng tôi khá ấn tượng với đàn bò con nào con nấy đều béo tròn, chắc nịch.

"Trước đây gia đình tôi chỉ biết trồng cây ngô, cây sắn trên nương để phát triển kinh tế, thu nhập khá bấp bênh. Chăn nuôi 2-4 con bò, chủ yếu nuôi thả và để lấy sức cày kéo", anh Hặc nói.

Lão nông Sơn La nuôi bò cỏ bản địa, thu hàng trăm triệu mỗi năm - Ảnh 3.

Mô hinh nuôi bò cỏ vỗ béo của gia đình anh Lò Văn Hặc, Bản Có Tình, xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn (Sơn La) mỗi năm cho thu hơn 400 triệu đồng. Ảnh: Văn Ngọc

Năm 2017, Sau khi được Hội Nông dân xã, tuyên truyền, vận động, cùng với việc được đi thăm một số mô hình chăn nuôi hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Anh Hặc biết đến việc nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo và bắt đầu tìm hiểu kỹ về nó. Nhận thấy hiệu quả, anh quyết định chuyển đổi hướng chăn nuôi, đầu tư xây dựng chuồng trại và mua thêm bò giống về nuôi vỗ béo.

Lão nông Sơn La nuôi bò cỏ bản địa, thu hàng trăm triệu mỗi năm - Ảnh 4.

Để đàn bò sinh trưởng phát triển tốt, anh Hặc chú trọng tới việc tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho bò theo khuyến cáo của cán bộ thú y. Ảnh: Văn Ngọc

"So với nuôi thả rông, bò nuôi nhốt chuồng nhanh lớn hơn, dễ dàng quản lý, nắm bắt tình trạng sức khỏe của đàn bò để kịp thời chăm sóc và chữa trị. Hiện  gia đình tôi duy trì đàn bò từ 50-60 con bò mỗi lứa với 2 khu chuồng nuôi.

Cách nuôi bò cỏ bản địa đem hiệu quả kinh tế cao

Chia sẻ về bí quyết chăn nuôi bò hiệu quả, anh Hặc cho biết: Để nuôi bò hiệu quả và nhanh có lãi, gia đình anh chọn mua giống bò cỏ địa phương, anh lý giải, giống bò cỏ dễ nuôi, dễ thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, điều quan trọng là loại bò này được người tiêu dùng ưa chuộng vì thịt chắc, thơm ngon.

Để đàn bò phát triển khỏe mạnh, chóng lớn, điều quan trọng là làm chuồng trại đảm bảo thông thoáng về mùa hè, giữ ấm về mùa đông, thường xuyên vệ sinh chuồng trại để ngăn ngừa dịch bệnh; đặc biệt là tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho bò.

"Khi chon bò giống phải chọn bò đực, khỏe mạnh, lông da bóng, chân cao, xương mông to. Đắc biết chọn bò giống chỉ từ khoảng 10 - 12 tháng tuổi về chăm sóc vỗ béo, những con giống đạt được tiêu chuẩn như vậy chỉ cần vỗ béo hơn 8 tháng thì có thể xuất bán", anh Hặc nói.

Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn bò, gia đình anh Hặc đã chuyển đổi gần 1ha đất ruộng sang trồng cỏ voi và cây chuối. Đây là nguồn thức ăn chính cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho đàn bò. Ngoài ra, để tăng cường lượng thức ăn cho đàn bò, ông đã đi thu mua ngọn mía, rơm của các hộ khác về ủ làm thức ăn dự trữ để bò ăn dần.

Nuôi bò cỏ vỗ béo hiệu quả, lớn nhanh một ngày anh Hặc cho bò ăn 3 lần, sáng, trưa và tối, cỏ tươi kết hợp thức ăn tinh như cám, bột ngô... Đắc biệt anh thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, môi trường xung quanh và cơ thể bò luôn được sạch sẽ.

Lão nông Sơn La nuôi bò cỏ bản địa, thu hàng trăm triệu mỗi năm - Ảnh 6.

Để chủ động nguồn thức ăn, ngoài cỏ tươi anh Hặc thu mua ngọn mía, rơm của các hộ khác về ủ làm thức ăn dự trữ để bò ăn dần. Ảnh: Văn Ngọc

"Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn bò gia đình tôi sinh trưởng khá nhanh, được thương lái săn đón đặt hàng với mức giá cao. Mỗi năm gia đình tôi xuất bán từ 40-45 con bò thương phẩm, thu về hơn 400 triệu đồng/năm. Tối thấy việc nuôi bò cỏ bản địa này khả hiệu quả, người nuôi chỉ cần chăm sóc tốt là có thu nhập ổn định". anh Hặc nói.

Lão nông Sơn La nuôi bò cỏ bản địa, thu hàng trăm triệu mỗi năm - Ảnh 7.

Mô hình nuôi bò vỗ béo đang là hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi trâu, bò của tỉnh Sơn La mang lại hiệu quả cho nông dân. Ảnh: Văn Ngọc

Nhờ sự cần cù, ham học hỏi, tư duy đổi mới trong chịu khó và biết tận dụng lợi thế về đất đai, cùng lòng quyết tâm làm giàu và ham học hỏi, mô hình nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo của anh Hặc rất đáng để học tập, nhân rộng. Ðây cũng là hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi trâu, bò của tỉnh vùng cao Sơn La, đem lại hiệu quả cho nông dân.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem