10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 1.

10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 2.

Năm 2023 là năm "Chiến lược ngoại giao cây tre" gặt hái nhiều thành tựu lớn. Nước ta đã đón nhiều đoàn Nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Lãnh đạo một số tổ chức quốc tế, thể hiện vị thế ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Trong đó, tháng 10 và tháng 11 liên tiếp Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm Việt Nam. Việt Nam – Mỹ thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và với Trung Quốc đã ký hàng chục thỏa thuận để tăng cường hợp tác nhiều mặt.


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 3.
10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 4.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đón Tổng thống Mỹ Joe Biden và tiếp đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình tại Hà Nội.

Cũng trong năm 2023, chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tới Việt Nam sau 1 năm Việt Nam và Hàn Quốc nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Năm 2023, chuyến thăm của Chủ tịch nước ta Võ Văn Thưởng tới Nhật Bản đã nâng cấp quan hệ ngoại giao lên mức Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Chiến lược ngoại giao đặc sắc của Việt Nam là cú hích lớn đối với đầu tư nước ngoài. Biểu hiện, đến 20/12/2023, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tăng 32,1% so với cùng kỳ, đạt gần 36,61 tỷ USD; vốn thực hiện đạt kỷ lục 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022. FDI tăng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới với GDP năm 2023 tăng khoảng 5,05%.


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 5.

10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 6.

Năm 2023, tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp ước đạt 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây. Trong bức tranh khó khăn chung của xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất khẩu nông sản đã trở thành điểm sáng đáng ghi nhận khi giá trị kim ngạch năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD (theo Bộ NN&PTNT). Đặc biệt, xuất siêu đạt mức kỷ lục 12,07 tỷ USD (cao nhất trong 10 năm qua) tăng 43,7%, chiếm trên 42,5% xuất siêu cả nước.

Nông sản rau quả của Việt Nam đã tìm được chỗ đứng chắc chắn tại các thị trường khó tính. Gạo Việt Nam lần thứ 2 đạt giải quán quân, ngon nhất thế giới. Nhiều mặt hàng ghi nhận những kỷ lục mới về xuất khẩu, điển hình rau quả đạt 5,69 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm ngoái; gạo 4,78 tỷ USD, tăng 38,4%; hạt điều 3,63 tỷ USD, tăng 17,6%; cà phê 4,18 tỷ USD, tăng 3,1%; tôm 3,38 tỷ USD, giảm 21,7%; gỗ và sản phẩm gỗ 13,37 tỷ USD, giảm 16,5%.

10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 7.

10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 8.

Phát triển kinh tế xanh là một xu hướng tất yếu trên thế giới. Kể từ sau COP 26 ở Glasgow, tình hình thế giới có nhiều biến động, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi; nhưng bằng trách nhiệm với toàn cầu và toàn dân, Việt Nam đã triển khai 12 biện pháp lớn, toàn diện thuộc 3 nhóm nhằm giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời bảo đảm tự chủ và an ninh năng lượng, lợi ích của người dân cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế.


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 9.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới. Ảnh: VGP

Tháng 12 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết trước cộng đồng quốc tế về nỗ lực của Việt Nam đưa phát thải ròng về "0" tại các hội nghị quốc tế hàng năm về biến đổi khí hậu, và đã đưa ra chương trình cụ thể của nước ta tại Hội nghị COP 28 năm 2023. Đồng thời, khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam về xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Lời cam kết cụ thể này là điểm mốc thay đổi hướng phát triển của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới: phát triển không phát thải khí nhà kính.

10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 10.

Chưa bao giờ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được ưu tiên đầu tư phát triển như hiện nay. Trong năm 2023, Bộ GTVT đã khởi công 26 dự án, trong đó có 9 dự án thành phần đường bộ cao tốc với chiều dài 475 km nâng tổng số km đường bộ cao tốc đưa vào khai thác trên cả nước lên 1.892 km.

Nhà nước đã đầu tư 96.000 tỷ đồng cho hạ tầng, đặc biệt là các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm trong năm 2023, trong đó có các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1, vành đai 3 (TP.HCM), vành đai 4 (Hà Nội), sân bay Long Thành,… Đây là một trong những động thái nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế-xã hội.


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 11.
10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 12.
10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 13.
10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 14.

Chưa bao giờ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được ưu tiên đầu tư phát triển như hiện nay.

Bên cạnh đó đề xuất hệ thống đường sắt cao tốc Bắc Nam được tiếp tục được chuẩn bị, cho thấy tầm nhìn và lộ trình rõ ràng trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó nhiệm kỳ 2021-2025 ưu tiên cho mạng lưới đường bộ, nhiệm kỳ sau ưu tiên cho đường sắt cao tốc. Bước đi trên thể hiện sự quan tâm đặc biệt và đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, nhằm đạt hiệu quả cao trong phát triển kinh tế.

10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 15.

Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm các mức lãi suất điều hành 04 lần tổng cộng khoảng 1,5-2% chỉ trong 06 tháng đầu năm 2023. Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ trên cho thấy sự quan tâm của Chính phủ đến việc hỗ trợ doanh nghiệp và người có được khoản vay với lãi suất thấp hơn, giúp giảm gánh nặng tài chính trong việc tái cơ cấu hoạt động sau đại dịch.

Đồng thời, việc giảm lãi suất sẽ kích thích tiêu dùng và đầu tư, đóng góp vào sự phục hồi của nền kinh tế. Việc hạ lãi suất điều hành cũng sẽ có tác động tích cực đến các ngành kinh tế, đặc biệt là bất động sản và chứng khoán.

10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 16.

Năm 2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 6/5/2023 về ủy quyền quyết định giá đất cụ thể cho cấp huyện. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án bất động sản trên cơ sở thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục pháp lý, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án bất động sản và đã phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".

Quốc hội thông qua dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi); sửa đổi kỹ lưỡng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để thông qua sớm nhất vào đầu năm 2024.

Các hoạt động nói trên của Chính phủ, của Quốc hội đã làm thị trường có xu hướng ấm trở lại, hứa hẹn một thị trường bất động sản sẽ phát triển lành mạnh, bền vững hơn trong thời gian tới.


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 17.

Thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm dần lên.

10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 18.

Ngày 15/8/2023 cổ phiếu của công ty Vinfast chính thức được giao dịch trên sàn Nasdaq Global Select Market (Mỹ), sau khi hoàn tất giao dịch hợp nhất kinh doanh với Black Spade Acquisition Co ngày 14/8/2023. Sự kiện này đánh dấu việc lần đầu tiên ghi nhận một doanh nghiệp Việt Nam thông qua niêm yết cửa sau trực tiếp lên sàn giao dịch chính thức tại Mỹ (sàn Nasdaq). Sau sự kiện niêm yết của Vinfast, một doanh nghiệp khác là VNG cũng có kế hoạch lên sàn Nasdaq thông qua cổ đông lớn VNG Limited có trụ sở tại Cayman.

10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 19.

VinFast chính thức niêm yết trên Nasdaq Global Select Market.

10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 20.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực và được đánh giá là "hạ cánh mềm" trong năm 2023, nhờ các chính sách quyết liệt, kịp thời về thị trường trái phiếu như Nghị định số 65/2022, Nghị định 08/2023. Đây là những quy định được cho là "cứu nguy" dòng tiền trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sau "cú sốc" FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát.

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, lũy kế từ đầu năm tới 25/12/2023, trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sơ cấp có 79 doanh nghiệp đã phát hành với khối lượng 245,9 nghìn tỷ đồng, giảm 35,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Đặc biệt, việc đưa vào vận hành thị trường trái phiếu riêng lẻ thứ cấp trong một thời gian thật sự nhanh chưa từng có tiền lệ cũng giúp hỗ trợ rất lớn cho việc xây dựng lại niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường.

10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 21.

Lĩnh vực bán dẫn Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến của nhiều hãng sản xuất bán dẫn khi thu hút sự quan tâm, hiện diện của những "ông lớn" hàng đầu thế giới của Mỹ và Hàn Quốc như Intel, Samsung…với những dự án từ hàng trăm triệu đến cả tỷ USD đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng sản xuất, lắp ráp...

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden với tuyên bố chung Việt Nam - Mỹ hai bên nhấn mạnh hợp tác đột phá của hai nước là đổi mới sáng tạo và công nghệ cao, mở ra cơ hội bứt phá cho ngành bán dẫn và AI. Việt Nam đã được chính phủ Mỹ mời tham gia các sáng kiến về bán dẫn trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Đầu tháng 12/2023, trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới (Nvidia) tuyên bố muốn lập một trung tâm ở Việt Nam. Hiện, khách hàng của "ông lớn" này tại Việt Nam là Viettel, FPT, Vingroup, VNG. Nvidia đang không ngừng mở rộng, nỗ lực thúc đẩy một "AI Việt Nam".


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 22.

Thủ tướng cho biết, rất coi trọng chuyến làm việc của Chủ tịch NVIDIA, thể hiện sự tin tưởng và ủng hộ cao đối với Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Ngoài ra, theo nguồn tin của Nikkei, Apple - doanh nghiệp sản xuất máy tính bảng lớn nhất thế giới đang làm việc với BYD để chuyển việc sản xuất một công đoạn phát triển sản phẩm rất quan trọng của máy tính bảng iPad sang Việt Nam.


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 23.

Sau gần 4 năm từ lúc khởi thảo xây dựng, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) với mục tiêu chuyển đổi năng lượng, phát triển hệ sinh thái năng lượng tái tạo và xuất nhập khẩu điện được Thủ tướng chính phủ ký phê duyệt ngày 15/5 /2023. Bản quy hoạch này mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam theo hướng bền vững, công bằng, phù hợp với các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và khả năng thực tế của đất nước. Quy hoạch Điện VIII - được đón nhận với kỳ vọng sẽ là "cứu cánh" cho những dự án điện gió, điện mặt trời đang gặp vướng mắc hiện nay và giải tỏa nỗi lo thiếu điện trong cả trước mắt và dài hạn.


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023- Ảnh 24.

Nhiều dự án điện tái tạo đang nằm chờ đàm phán giá bán cho ngành điện trong bối cảnh thiếu điện do công suất nhiều nhà máy thủy điện, điện than suy giảm mạnh (Ảnh EVN cung cấp).

Cuộc bình chọn 10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2023 là sự kiện thường niên được báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt tổ chức. Cuộc bình chọn năm nay đã được tiến hành với sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu đất nước như:

Ông Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội

GS.TS Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ông Đậu Anh Tuấn,Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

TS Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM); Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên trường Đại học Fulbright Việt Nam; Thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng

Ông Đào Ngọc Nghiêm, Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội

GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Ông Nguyễn Văn Phụng, Nguyên Vụ trưởng quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.

TS. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương.

PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Kinh tế trưởng Viện Công nghệ và phát triển tài chính

PGS. TS. Nguyễn Thùy Dương, Trưởng Khoa Ngân hàng - Học viện Ngân hàng.

TS Trần Hữu Minh, Chuyên gia giao thông Uỷ Ban ATGT Quốc Gia

TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng.

TS Lê Xuân Nghĩa, Nguyên Phó Chủ tịch UBGS Tài chính Quốc gia.

GS.TS Hoàng Cường, Đại học Kinh tế Quốc dân

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên trường Đại học Fulbright Việt Nam.


Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem