Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam" qua triển lãm đặc biệt

Thứ bảy, ngày 17/07/2021 08:57 AM (GMT+7)
Triển lãm mang tên "Thảm họa da cam/dioxin - 60 năm nhìn lại" đã mang lại cho người xem một cái nhìn toàn cảnh và sâu sắc nhất về hậu quả của chất độc hóa học/dioxin đối với môi trường và sức khỏe con người.
Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 1.

Chiều 13/7, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường, Văn phòng 701, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam…, tổ chức khai mạc Triển lãm "Thảm họa da cam/dioxin - 60 năm nhìn lại" tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: Báo Lao Động.

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 2.

Đây là hoạt động có ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc, thiết thực kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2021), kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2021) và hưởng ứng Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (10/8). Ảnh: Báo Nhân Dân.

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 3.

Triển lãm "Thảm họa da cam/dioxin - 60 năm nhìn lại" giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, theo bốn chủ đề: thảm họa và nỗi đau; khắc phục hậu quả; vòng tay nhân ái và hành trình đấu tranh đòi công lý; khát vọng vươn lên. Ảnh: Báo Lao Động.

Một số hình ảnh tại triển lãm "Thảm họa da cam/dioxin - 60 năm nhìn lại"

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 4.

Quân đội Mỹ sử dụng trực thăng để phun rải chất độc hóa học/dioxin trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 5.

Các thùng chứa chất diệt cỏ, chứa dioxin của quân đội Mỹ dùng để phun rải trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 6.

Trong quá trình thu gom và tháo dỡ, một lượng lớn chất độc hóa học/dioxin đã bị đổ tràn ra, gây ô nhiễm môi trường tại các kho, bãi, sân bay quân sự. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ cung cấp năm 2007.

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 7.

Trực thăng quân đội Mỹ đang phun chất độc hóa học/dioxin trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 8.

Một rừng cây héo úa sau khi bị quân đội Mỹ phun rải chất độc hóa học/dioxin ở phía Tây Bắc Sài Gòn (TPHCM). Ảnh: Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 9.

Cá trê tại khu vực A Lưới (Thừa Thiên Huế) bị mất vây và hậu môn do ảnh hưởng cửa chất độc hóa học/dioxin, tháng 3/2003. Ảnh: Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 10.

Một người nông dân tỉnh Bến Tre bị chết ngay ngoài đồng do nhiễm chất độc hóa học/dioxin. Ảnh: Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 11.

Cặp song sinh dính nhau Việt và Đức sinh ngày 25/2/1981 tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum nằm trong khu vực liên tiếp bị phun rải chất độc hóa học/dioxin trong thời kỳ chiến tranh. Ảnh: VAVA.

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 12.

Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Kế Văn Bắc sinh năm 1988 tại Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: VAVA.

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 13.

Ông Vũ Đức Tạo ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa từng là bộ đội chiến đấu ở chiến trường B2 có 3 con bị nhiễm chất độc da cam/dioxin (1 cháu đã chết). Ảnh: VAVA.

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 14.

Các nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Trung tâm Thiên Phước, huyện Củ Chi, TPHCM. Ảnh: VAVA.

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 15.

Ông Từ Đức Phảng, phường Phước Long, tỉnh Khánh Hòa bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Ảnh: VAVA.

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 16.

Ông Bùi Ngọc Bé, cựu Thượng úy đặc công Quân khu Sài Gòn, Gia Định bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin. Ảnh: VAVA.

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 17.

Gia đình ông Nguyễn Văn Lộc, huyện Cam Lộc, tỉnh Quảng Trị có 2 con bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Ảnh: VAVA.

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 18.

Tháng 9/1968, ông Mai Giảng Vũ tham gia chiến dịch phát quang ở Long An. Ông có 7 người con, trong đó 4 người đã chết do ảnh hưởng di chứng chất độc da cam/dioxin từ bố. Ảnh: VAVA.

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 19.

Ông Daniel Salmon thợ điện trong lực lượng không quân Mỹ tham gia chiến dịch phát quang trong chiến tranh Việt Nam và bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin. Ảnh: VAVA.

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 20.

Em Dan Loney con của một nạn nhân chất độc da cam/dioxin có một cánh tay bị dị tật di truyền và những triệu chứng tê liệt, buồn nôn. Ảnh: VAVA.

Ảnh: 60 năm nhìn lại "nỗi đau da cam"  - Ảnh 21.

Em John Ball bị khuyết tật bẩm sinh do di truyền từ cha bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Ảnh: VAVA.

Phạm Hưng
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem