CẬN CẢNH HANG ĐỘNG BÍ MẬT, NƠI HOẠT ĐỘNG CỦA BÁC HỒ

Sau khi vượt biên giới Việt - Trung về nước vào tháng 1 năm 1941, khoảng chục ngày đầu Bác và các cán bộ cách mạng ở nhà ông Lý Quốc Súng, sau đó Bác chuyển vào hang Cốc Bó để giữ bí mật và tránh làm phiền người dân. Nơi đây đến nay vẫn lưu giữ nhiều dấu ấn thời cách mạng của Bác.

HANG CỐC BÓ - NƠI TRÚ ẨN BÍ MẬT

Cận cảnh hang động bí mật nơi hoạt động cách mạng của Bác Hồ - Ảnh 1.

Ngày 28/01/1941 (tức ngày mùng 2 Tết Tân Tỵ), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với 5 đồng chí là Phùng Chí Kiên, Lê Quảng Ba, Đào Thế An, Hoàng Văn Lộc và Đặng Văn Cáp (trong đó đồng chí Lộc và Cáp, một người lo việc sức khỏe và một người lo cơm nước cho Bác) đã vượt qua cột mốc 108 về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Với tên gọi là già thu, những ngày đầu, Bác ở và làm việc tại nhà ông Lý Quốc Súng. Từ 8/2 đến cuối tháng 3/1941, Bác chuyển vào hang Cốc Bó để giữ bí mật và tránh làm phiền người dân.

img
img
img

Cột mốc 108 ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng là một trong 314 cột mốc được thành lập từ thời Pháp –Thanh năm 1887 (nhà Thanh, Trung Quốc). Đến năm 2001, hai nước Việt Nam –Trung Quốc hoạch định phân giới cắm mốc lại. Hiện bên cạnh cột mốc 108 dọc theo biên giới 5m có cột mốc mới mang số hiệu 675.

Cận cảnh hang động bí mật nơi hoạt động cách mạng của Bác Hồ - Ảnh 3.

Cột mốc 675 có giá trị về pháp lý, còn cột mốc 108 mang giá trị lịch sử. Trong toàn tỉnh Cao Bằng được giữ lại 2 cột mốc cũ là cột mốc 53 ở thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh và cột mốc 108.

img
img
img

Sau khi về nước khoảng chục ngày đầu Bác và các cán bộ cách mạng ở nhà ông Lý Quốc Súng, sau đó Bác chuyển vào hang Cốc Bó để giữ bí mật và tránh làm phiền người dân. Do điều kiện trong hang không đủ ánh sáng nên ban ngày Bác thường ra khu vực đầu nguồn suối để làm việc và đêm trở về hang nghỉ ngơi.

img
img
img

Năm 1997, con trai của cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy có chuyến thăm Khu di tích Pác Bó. Người đàn ông này có một đề nghị rất đặc biệt, ông mong muốn ngủ lại trong hang một đêm để có thể cảm nhận cuộc sống của Bác Hồ ra sao. Tuy nhiên Ban Quản lý Khu di tích không đồng ý với đề nghị trên và mời ông ngủ lại nhà khách của cơ quan. Sau khi về Mỹ, ông có viết trên tờ Washington Post như sau: Tôi nghĩ mãi mà vẫn không hiểu tại sao trong hang tối tăm, nhỏ hẹp và ẩm thấp như vậy mà ông Hồ Chí Minh lại nghĩ ra một kế hoạch lâu dài để giành lại đất nước.

NGÀY THÁNG HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA BÁC Ở PÁC BÓ QUA LỜI KỂ CỦA CỤ BÀ 100 TUỔI

Cận cảnh hang động bí mật nơi hoạt động cách mạng của Bác Hồ - Ảnh 6.

80 năm đã trôi qua, hầu hết những người tham gia giúp đỡ cho cách mạng ngày đó đều đã không còn nhưng thật may mắn trong thôn Pác Bó vẫn còn một bà cụ. Đó là cụ Hoàng Thị Khìn, cụ bảo năm nay tròn 100 tuổi, 80 năm trước cụ là người nấu cơm cho Bác Hồ và các cán bộ cách mạng.

img
img
img

Tại nhà bà Khìn, ảnh bà chụp cùng các lão thành cách mạng, các cán bộ Nhà nước, ảnh Bác Hồ treo đầy các bức tường. Cụ đã tuổi cao rồi không nhớ được nhiều, thế nhưng khi được hỏi chuyện về Bác Hồ, ký ức năm xưa lại ùa về trong cụ. Hồi đó thôn chỉ có khoảng 20 nóc nhà, 1 con đường độc đạo, khi có động ở đầu thôn người dân hô ám hiệu “lợn vào vườn”. Nghe vậy những người dân ở trong thôn biết sắp có biến nên tìm cách báo cho các cán bộ cách mạng di chuyển đến chỗ an toàn.

img
img
img

Cụ Khìn kể, khi được Bác Hồ và các cán bộ cách mạng tuyên truyền, gia đình cụ sớm giác ngộ và tích cực giúp đỡ cách mạng. Gia đình cụ Khìn có 3 chị em là Hoàng Thị Hoa, Hoàng Thị Khìn và Hoàng Thị Bách (cụ Bách đã qua đời) đều tham gia hoạt động cách mạng. Cha cụ Khìn là Hoàng Quốc Long thường giao cho cụ và chị gái cụ tên Hoàng Thị Hoa nấu cơm cho Bác và các cán bộ cách mạng.

NGÔI NHÀ DI TÍCH VÀ CÂU CHUYỆN ĐƯA CƠM CHO CÁCH MẠNG

Cận cảnh hang động bí mật nơi hoạt động cách mạng của Bác Hồ - Ảnh 9.

Có thời điểm các cán bộ cách mạng thường ăn cơm ngay tại nhà bà Khìn. Ngôi nhà này hiện bà không ở mà giữ làm di tích.

img
img
img

Nhiều bữa cơm nấu chín nhưng các cán bộ chưa kịp ăn thì địch đi tuần qua, gia đình bà Khìn vội giấu các vị khách vào trong tủ thờ (tủ làm cao như dạng tủ tường, có đặt bàn thờ). Mỗi bữa bà Khìn nấu khoảng 2 mâm cho hơn 10 người. Bà nấu cơm còn chị gái bà là Hoàng Thị Hoa gác bên ngoài. Cụ Hoa tên thật là Hoàng Thị Lần, ngày ấy rất hăng hái tham gia cách mạng, được Bác đặt tên là Hoa, gắn với kỷ niệm Bác từ Trung Hoa về nước.


img
img
img

Điểm đặc biệt của tủ thờ này là phía sau tủ có lỗ hổng bên dưới vừa đủ để người chui vào. Nhờ thiết kế đặc biệt này của chiếc tủ thờ mà Bác và các nhà cách mạng đã không ít lần thoát khỏi những đợt truy lùng của quân địch. Thời gian sau Bác và các đồng chí chuyển ra hang Cốc Bó, cụ Khìn vẫn tiếp tục nấu cơm và bí mật đi tiếp tế lên hang. “Để giữ bí mật, tôi để cơm và thức ăn vào ống tre rồi đặt vào vật dụng đựng vẫn dùng để đi hái rau rừng, đeo dao lên người trông bộ dạng như đang đi lên rừng hái măng để đưa cơm ra cho Bác và các cán bộ cách mạng”, cụ Khìn cho biết.

Cận cảnh hang động bí mật nơi hoạt động cách mạng của Bác Hồ - Ảnh 12.

Cụ Khìn xúc động chia sẻ “Pác Bó là quê hương thứ hai của Bác Hồ”. Ngày ấy, cả thôn Pác Bó đa phần đều tham gia giúp đỡ cách mạng chứ không riêng gì gia đình cụ. Có như vậy, Bác và các cán bộ cách mạng mới được bảo vệ.

TRỌNG HIẾU - LƯƠNG KẾT
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem