Cảnh tượng hoang tàn của thiên đường du lịch Bali do ảnh hưởng của Covid-19

Thứ hai, ngày 11/10/2021 21:02 PM (GMT+7)
Cây cối, cỏ dại mọc um tùm tại nhiều cơ sở kinh doanh ở Bali bởi thời gian dài không được chăm sóc do không còn du khách.
Cảnh tượng hoang tàn của thiên đường du lịch Bali do ảnh hưởng của Covid-19 - Ảnh 1.

Khi ánh Mặt Trời dần tắt trên bãi biển Jimbaran, một số nhà hàng bắt đầu lên đèn, nhưng không ít địa điểm vẫn tối tăm, tĩnh lặng. Nhiều địa điểm kinh doanh trên bãi biển nổi tiếng của đảo du lịch Bali đã bị bỏ hoang. Cây cối, cỏ dại mọc lên um tùm bên ngoài những cơ sở này sau nhiều tháng không được chăm sóc. Trên bãi biển, khung cảnh hoàn toàn vắng lặng. Ảnh: Guardian.

Cảnh tượng hoang tàn của thiên đường du lịch Bali do ảnh hưởng của Covid-19 - Ảnh 2.

Cảnh tượng hiu hắt không phải tình trạng của riêng Jimbaran, mà nó xảy ra ở các danh thắng khác của Bali như Kuta, Ubud hay Sanur, theo Guardian. Trên các con phố có thời nhộn nhịp du khách, các cửa hàng, quán cà phê, nhà hàng đều đóng cửa. Ảnh: Guardian.

Cảnh tượng hoang tàn của thiên đường du lịch Bali do ảnh hưởng của Covid-19 - Ảnh 3.

Bên trong các cửa hàng thời trang, không có dấu hiệu gì của hoạt động kinh doanh. Những chiếc ma nơ canh không còn mảnh vải trên người, bị bỏ lại bên cạnh những quầy hàng trống không. Các quán bar, câu lạc bộ đêm hoàn toàn vắng lặng, trái ngược với không khí nhộn nhịp bất tận thường thấy của Bali. Ảnh: Guardian.

Cảnh tượng hoang tàn của thiên đường du lịch Bali do ảnh hưởng của Covid-19 - Ảnh 4.

Kể từ tháng 4/2020, các chuyến bay thương mại quốc tế đến và đi từ Bali đã dừng hoạt động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Hòn đảo du lịch này đã chịu tác động nặng nề của dịch bệnh. Du lịch chiếm khoảng 60% thu nhập của Bali. Với việc giao thông quốc tế dừng hoạt động, hàng nghìn người dân địa phương đã mất việc làm. Ảnh: Guardian.

Cảnh tượng hoang tàn của thiên đường du lịch Bali do ảnh hưởng của Covid-19 - Ảnh 5.

Tiến sĩ Nyoman Sukma Arida, giảng viên khoa du lịch Đại học Udayana, cho biết Bali cần nguồn thu nhập thay thế khác để giảm phụ thuộc vào du khách nước ngoài. "Phụ thuộc hoàn toàn vào ngành du lịch mong manh là điều rất rủi ro. Bali có thể quay lại với hoạt động nông nghiệp trong khi tìm kiếm ngành kinh tế thay thế khác, như kinh tế điện tử", ông Arida cho biết. Ảnh: Guardian.

Cảnh tượng hoang tàn của thiên đường du lịch Bali do ảnh hưởng của Covid-19 - Ảnh 6.

Wayan Wilyana là một hướng dẫn viên du lịch tại Bali. Wilyana cho biết thu nhập của bản thân đã sụt giảm nghiêm trọng từ khi đại dịch bùng phát. Để tồn tại, Wilyana đã phải chuyển sang bán các sản phẩm mây tre đan như chiếu và mành để có thu nhập. "Đại dịch này đã cho tôi thấy trong tương lai, làm việc trong ngành du lịch chỉ nên là công việc tay trái", Wilyana nói. Ảnh: Guardian.

Cảnh tượng hoang tàn của thiên đường du lịch Bali do ảnh hưởng của Covid-19 - Ảnh 7.

Nhà chức trách Indonesia đang triển khai các nỗ lực nhằm sớm mở cửa lại Bali, trong đó có đẩy nhanh chương trình tiêm chủng. Bali hiện đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19 cho 78% dân số hòn đảo. Theo kế hoạch mới nhất chính phủ Indonesia công bố tuần qua, sân bay Bali sẽ mở lại các đường bay quốc tế với Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Saudi Arabia từ 14/10. Du khách phải cách ly 8 ngày ở khách sạn và tự chi trả chi phí cách ly. Ảnh: Guardian.

Theo Zing

Thanh Hà
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem