Cô gái xinh đẹp một mình khám phá Nam Cực trong 40 ngày  - Ảnh 1.

Cô gái xinh đẹp một mình khám phá Nam Cực trong 40 ngày  - Ảnh 2.

Theo Britishian, Preet Chandi là một nhà thám hiểm, nhà sinh lý học kiêm vận động viên trượt tuyết nổi tiếng người Ấn Độ nhưng được sinh ra ở Vương quốc Anh. 

Cô từng là một cựu sĩ quan quân đội Anh, gia nhập lực lượng cảnh sát vào năm 2007. Cô đã bắt đầu chuyến thám hiểm Nam Cực sau 14 năm phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm.

img
img

Preet Chandi từng là một quân nhân của Vương quốc Anh. Ảnh Britishian.

Chandi sống ở London, vốn là thành viên của Trung đoàn Y tế ở phía tây bắc nước Anh.

Chandi đã chơi thể thao từ khi còn nhỏ và từng thi đấu quần vợt trước cả khi đến Cộng hòa Séc để theo học tại Học viện Quần vợt Novak. Preet trở lại Anh năm 19 tuổi và gia nhập Lực lượng Lục quân Dự bị.

Vào tháng 12/2013, cô bắt đầu làm việc với tư cách là nhà vật lý trị liệu Cơ xương khớp cho Cơ quan Y tế Quốc gia ở Vương quốc Anh.  Cô còn có niềm đam mê với môn chạy marathon. Lần đầu tiên cô đến với môn thể thao này là khi cô 20 tuổi. 

Preet gia nhập Quân đội Chính quy ở tuổi 27. Cô đóng quân ở Nepal, Kenya và các quốc gia khác, nơi cô giúp đỡ mọi người và tổ chức các sự kiện từ thiện. Ngoài ra, Preet cũng lấy được bằng cử nhân vật lý trị liệu tại Đại học St George ở London. Chandi cũng đã hoàn thành bằng Thạc sĩ Y học thể thao và tập thể dục tại Đại học Queen Mary ở London.


Chandi dần dần tìm kiếm các cuộc phiêu lưu, đi bộ đường dài và leo núi. Cuối cùng, cô quyết định khám phá Nam Cực một mình và đã hoàn thành chuyến thám hiểm của mình trong 40 ngày vào 3/1.


Chandi đã đính hôn với David Jarman - một quân nhân dự bị, theo Britishian.

Cô gái xinh đẹp một mình khám phá Nam Cực trong 40 ngày  - Ảnh 4.


img
img

Nam Cực là vùng đất vô cùng khắc nghiệt. Ảnh CNN.

Chandi bắt đầu chuyến thám hiểm Nam Cực một mình vào ngày 7/11/2021. Cô bay đến Chile và sau đó bắt đầu chuyến thám hiểm từ Hercules Inlet - biển băng giáp với lãnh thổ Nam Cực. 


Chandi kéo một chiếc xe trượt tuyết nặng 90 kg để đựng các bộ dụng cụ, nhiên liệu và thực phẩm giúp cô tồn tại trong khoảng 45 ngày.


Trước đó, cô đã dành hai năm rưỡi để chuẩn bị cho chuyến thám hiểm đầy cam go.

Cô đã trải qua khóa huấn luyện vượt thác trên dãy Alps của Pháp, đi bộ xuyên qua sông băng Langjökull của Iceland và "sống" 27 ngày trên chỏm băng ở Greenland - chưa kể nhiều tháng ròng tập kéo một chiếc lốp nặng sau vườn nhà tại Anh để rèn sức khỏe nhằm kéo xe trượt tuyết.

img
img
img

Cô gái trẻ một mình khám phá Nam Cực mà không có sự trợ giúp. Ảnh Nritishian

Có những phụ nữ khác đã trượt tuyết đến Nam Cực sau khi bà Liv Arnesen, người Na Uy trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến thám hiểm một mình đến Nam Cực và không nhận bất kỳ hỗ trợ nào vào năm 1994. Nhưng Chandi tin rằng cô là người phụ nữ da màu đầu tiên thực hiện sứ mệnh này một mình và không có sự hỗ trợ.

Mỗi ngày, Chandi đi bộ/trượt tuyết trong 11 giờ và không ít lần "cười ra nước mắt" khi ngã đau do băng tuyết quá trơn trượt.

Trong suốt chuyến đi, mối liên hệ duy nhất của Chandi với thế giới bên ngoài là nhắn tin báo tình hình của mình với nhóm hỗ trợ cô ở nhà - những người sẽ giúp đăng bài đều đặn lên blog và Instagram của Chandi.

Những bài viết này tiết lộ những thử thách Chandi phải vượt qua khi thám hiểm Nam Cực bao gồm bệnh tật, sự cô lập và thời tiết cực kỳ lạnh giá.

"Tôi thực sự hy vọng rằng, chuyến thám hiểm này sẽ truyền cảm hứng cho mọi người. Tôi luôn hy vọng rằng tôi sẽ làm được điều gì đó nằm ngoài vùng an toàn của tôi và điều đó sẽ truyền cảm hứng cho mọi người để thúc đẩy họ rời khỏi vùng an toàn và vượt qua ranh giới của họ", Chandi chia sẻ với CNN.

Khi trở về từ Nam Cực, Chandi có kế hoạch lập một "quỹ tài trợ phiêu lưu" cho phụ nữ. Quỹ được trích từ một nửa số tiền Chandi quyên góp được thông qua trang Go Fund Me cho chuyến đi đến vùng cực của cô.  

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem