Công nhân hối hả tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần 3

Thứ hai, ngày 24/08/2020 14:38 PM (GMT+7)
Với tổng mức đầu tư lên đến 269 tỷ đồng, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần 3 hứa hẹn sẽ mang đến diện mạo mới cho cây cầu, dự kiến việc thi công sẽ hoàn thành trong quý 4 năm 2020.
Công nhân gấp rút tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long - Ảnh 1.

Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc sửa chữa cầu mặt Thăng Long, trước đó (28/7) lực lượng chức năng tổ chức phân luồng, cấm tuyệt đối các phương tiện lưu thông qua tầng 2 cầu Thăng Long trong thời gian sửa chữa.

Công nhân gấp rút tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long - Ảnh 2.

Sau hơn 35 năm đưa vào khai thác, cầu Thăng Long đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông của người và phương tiện lưu thông qua cây cầu. Lần sửa chữa này hứa hẹn sẽ mang lại một diện mạo mới cho cây cầu, giúp cho việc lưu thông của người dân được thuận lợi và an toàn hơn.

Công nhân gấp rút tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long - Ảnh 3.

Theo ghi nhận của PV, việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long đang được tiến hành theo từng giai đoạn. Hiện tại công tác cào mặt đường đã thực hiện được 80% song song với đó là việc tháo hộ lan can cũng đang dần được hoàn thành. Sắp tới đơn vị thi công sẽ tiến hành lắp đặt 2 nhà mái che, dự kiến hoàn thành vào ngày 30/8.

Công nhân gấp rút tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long - Ảnh 4.

Do công nghệ trước mặt cầu thép có lớp keo dính bám rất chắc, nên bên phía nhà thầu đang phải tiến hành cào bóc sạch lớp keo dính cũ.

Công nhân gấp rút tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long - Ảnh 5.

Lần sửa này sẽ áp dụng công nghệ hàn Plasma để hàn những đinh neo thép (đinh stud) lên trên mặt thép, với thời gian hàn đinh D13 dài 5 cm chỉ trong 0,4 giây, không tạo ra nhiệt trên mặt cầu.

Công nhân gấp rút tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long - Ảnh 6.

Cùng với việc sử dụng loại bê tông siêu tính năng (UHPC), bê tông này có cường độ thiết kế là 120 MPa, vượt từ 2-3 lần bê tông đang sử dụng thông thường trong xây dựng dân dụng. Điều này giúp cho mặt cầu Thăng Long sẽ tồn tại cùng với tuổi thọ của công trình cầu, trừ phần bê tông nhựa làm êm thuận phía trên (có tuổi thọ từ 5-10 năm).

Công nhân gấp rút tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long - Ảnh 7.

Đồng thời, dự án sẽ thay thế các khe co giãn đã bị hư hỏng, sửa chữa lề bộ hành, hệ thống thoát nước và hệ thống an toàn giao thông.

Công nhân gấp rút tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long - Ảnh 8.

Dự kiến ngày 15/9 sẽ đưa vào vận hành hai trạm trộn bê tông "khổng lồ" để phục vụ công tác sửa chữa mặt cầu.

Công nhân gấp rút tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long - Ảnh 9.

Tổng mức đầu tư của dự án là 269,3 tỷ đồng, dự án do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư.

Công nhân gấp rút tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long - Ảnh 10.

Vào quý 4 năm 2020 dự án sữa chữa mặt cầu dự kiến sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Công nhân gấp rút tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long - Ảnh 11.

Các phương tiện giao thông sẽ được phân luồng đi các tuyến khác trong thời quá trình tu sửa mặt cầu.

Công nhân gấp rút tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long - Ảnh 12.

Để đảm bảo giao thông trong thời gian sửa mặt cầu Thăng Long, Tổng cục Đường bộ đã phối hợp các sở giao thông vận tải phân luồng từ xa cho xe tránh đi qua cầu Thăng Long bằng các cầu Vĩnh Thịnh, Đông Trù, Thanh Trì...

Công nhân gấp rút tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long - Ảnh 13.

Tại tầng 1 cầu Thăng Long, cho phép tàu hỏa lưu thông qua cầu với tốc độ bằng hoặc thấp hơn 5 km/giờ trong thời gian sửa chữa; còn mô tô, xe máy, xe thô sơ lưu thông bình thường.

Công nhân gấp rút tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long - Ảnh 14.

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng được xây dựng từ cuối năm 1974, hoàn thành vào giữa năm 1985. Cầu Thăng Long có 2 tầng dùng chung cho đường sắt và đường bộ. Sau lần sửa chữa vào năm 2009, đến nay mặt đường tầng 2 cầu Thăng Long đã bị hư hỏng rất nặng và đang được tiến hành đại tu.

Ông Nguyễn Hòa, đại diện nhà thầu sửa chữa cầu Thăng Long cho biết, đơn vị thi công đang gia cường mặt cầu thép hiện tại, sau đó hàn các đinh neo thép vào bản mặt thép và lắp đặt lưới thép. Tiếp đó đổ lớp bê-tông siêu tính năng (UHPC) có cường độ chịu nén, chịu kéo cao, độ dày tối thiểu 6cm.

Cuối cùng sẽ là thảm lớp bê tông nhựa polyme phía trên. Đồng thời, dự án thực hiện thay thế các khe co giãn đã bị hư hỏng, sửa chữa lề bộ hành, hệ thống thoát nước và hệ thống an toàn giao thông.


Ngọc Hải
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem