Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông Phạm Việt Khoa, sinh năm 1973, nguyên quán Ý Yên, Nam Định. Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh; Thạc sỹ Nền móng và Công trình ngầm.
Chức vụ hiện tại: Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần FECON (Hose: FCN). Sở hữu 6.478.804 cổ phiếu chiếm 5,16% vốn điều lệ FCN.
Trước khi khởi nghiệp với Fecon, ông Phạm Việt Khoa là cán bộ, kỹ sư thi công và thí nghiệm nền móng, với nhiều năm lăn lội tại các dự án thuộc Công ty Xây dựng số 20 (LICOGI 20) hay phụ trách chuyên môn nền móng của Công ty Tư vấn và Thiết kế hầm cầu lớn (TEDI).
Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1998, ông Phạm Việt Khoa là Đội trưởng đội thi công và thí nghiệm nền móng - Công ty Xây dựng số 20 (LICOGI 20); Từ năm 1999 đến tháng 06 năm 2003, phụ trách chuyên môn nền móng - Công ty tư vấn và thiết kế cầu hầm lớn (TEDI).
Sự nghiệp của ông Phạm Việt Khoa bắt đầu chuyển sang một ngã rẽ mới vào năm 2004, khi cùng các cộng sự của mình là người có quan hệ họ hàng, tình thân gắn bó chặt chẽ với nhau đến từ huyện Ý Yên, Nam Định lập nên CTCP FECON (HoSE: FCN) – một Công ty chuyên về kỹ thuật nền móng công trình.
Khởi đầu bằng nghề ép cọc, sau hơn 15 năm được thành lập, FECON đã lớn mạnh để trở thành một thế lực trong xây dựng hạ tầng và được biết đến là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về thi công nền móng, công trình ngầm.
Từ năm 2019 trở đi, FECON mở rộng sang mảng xây dựng dân dụng và công nghiệp với vai trò thầu chính/tổng thầu. Trong 5 năm tới đây, FECON xác định 5 lĩnh vực kinh doanh chiến lược gồm: nền và móng, công trình ngầm, hạ tầng, xây dựng và đầu tư dự án.
FECON hoạt động bao phủ trong lĩnh vực gắn kết chặt chẽ với khu vực công và chi tiêu công cho hạ tầng – nơi mà nhiều doanh nghiệp tương tự FECON phải gánh chịu các "cú sốc" khi loạt nhân sự cấp cao của Bộ GTVT bị vướng lao lý.
Tuy nhiên, với bản lĩnh, quyết đoán và đặc biệt là sự khéo léo của mình, ông Phạm Việt Khoa và các cộng sự của mình không chỉ đưa FECON nhanh chóng phát triển lớn mạnh mà còn "thoát" qua những "cú sốc" để bảo toàn những thành quả đã tích lũy nhiều năm.
Nếu như năm 2004, FECON có doanh thu chỉ vỏn vẹn 5 tỷ đồng thì năm 2012 chỉ tiêu này đã vượt qua ngưỡng 1.000 tỷ đồng. Doanh thu và lợi nhuận của FECON bắt đầu có sự "nhảy vọt" rõ nét từ năm 2011, tiếp tục duy trì tăng trưởng cho đến hiện tại (ngoại trừ tác động của Covid–19).
Trong giai đoạn 2011 – 2016, FECON đã thành lập nhiều Công ty và thực hiện hàng loạt các thương vụ "thâu tóm" cổ phần tại một số doanh nghiệp có nguồn gốc nhà nước thành công.
Đơn cử, FECON cùng Công ty CP SCI (HNX: S99), ông Phạm Việt Khoa cùng các công sự và đại gia Tuấn "Mượt" đã lập nên Công ty CP Hạ tầng FECON.
Ở thời điểm cuối năm 2014, FECON trở thành cổ đông chiến lược của Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tải (TEDI), nắm giữ 25,76% vốn của TEDI.
Năm 2015, FECON giới thiệu là nhà đầu tư chiến lược của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 - CTCP (CIENCO1). Báo cáo tài chính cho thấy, đầu năm 2015, FECON đã đầu tư 70 tỷ đồng (giá gốc) vào CIENCO1. Ở thời điểm này, vốn điều lệ của CIENCO1 là 700 tỷ đồng. FECON cũng đã cử ông Phạm Việt Khoa tham gia HĐQT của CIENCO1.
Được biết, năm 2014, sau cổ phần hoá, 4 cổ đông là các tổ chức liên quan ông Đinh Ngọc Hệ (còn gọi là Út trọc) đã nắm giữ gần 90% vốn của CIENCO1. Điều này đồng nghĩa, FECON là cổ đông lớn thứ 5 sau 4 tổ chức liên quan ông Đinh Ngọc Hệ. Ngoài ra, FECON và CIENCO1 còn bắt tay với COTECCONS (HoSE: CTD) để thành lập nên Công ty CP Đầu tư Hạ tầng FCC.
Trước đó, dưới thời ông Đinh La Thăng làm chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam (PVN), FECON của ông Phạm Việt Khoa đã "ghép nối" với PVN và Tập đoàn SSG trở thành bộ 3 có nhiều hợp tác kinh doanh, góp vốn đầu tư các dự án bất động sản.
Điển hình như thương vụ đầu tư đình đám của CTCP Bất động sản Dầu khí Việt Nam – SSG (PVN – SSG) trên khu đất 21,2ha tại lô X1, X2 và 3,8ha trên lô X3, thuộc khu Công viên Văn hóa Thể thao Tây Nam Hà Nội. Vào quý IV/2017, cơ cấu cổ đông của PVN – SSG gồm FECON nắm giữ 6% của PVN – SSG, Tập đoàn SSG nắm giữ 81,2% vốn, Ocean Bank nắm 8% và PVN nắm 4,8%.
Không chỉ "tranh thủ" các thương vụ để tăng doanh thu, lợi nhuận, hoạt động M&A đã góp phần giúp FECON giữ vững được mối quan hệ với các khách hàng cũ, phát triển thêm khách hàng mới, củng cố thêm vị thế trên thị trường. Đây là tiền đề quan trọng để FECON "tránh bão".
Không thể phủ nhận rằng, FECON lớn mạnh có đóng góp của các thành viên trong gia đình như Hà Thế Phương, Hà Cửu Long, Hà Thế Lộng (mẹ của ông Phạm Việt Khoa là chị của ông Hà Thế Lộng) và tài năng của ông Phạm Việt Khoa. Nhưng song song đó, sự khéo léo của ông Khoa trong việc thiết lập các "quan hệ" đã hỗ trợ mạnh cho FECON phát triển bền vững.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.