Khám phá phiên chợ ngày 30 Tết dưới chân thành cổ gần 500 năm tuổi ở Tuyên Quang

Thứ sáu, ngày 09/02/2024 11:03 AM (GMT+7)
Ngày 30 Tết, phiên chợ dưới chân thành cổ Tuyên Quang (còn gọi là thành nhà Mạc) lại nhộn nhịp cảnh kẻ bán, người mua hương xuân, sắc Tết. Đây là một nét đẹp văn hóa trong “Phiên chợ ngày Tết cổ truyền”.
Khám phá phiên chợ ngày 30 Tết dưới chân thành cổ gần 500 năm tuổi ở Tuyên Quang- Ảnh 1.

Thành cổ Tuyên Quang (còn gọi là thành nhà Mạc) nằm giữa hai khu phố Xuân Hòa và Tam Cờ, thuộc địa phận phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Thành được xây dựng vào khoảng năm 1533-1548 theo kiểu hình vuông, mỗi bề dài 275 m, tường thành cao 3,5 m, bề dày phía trên cùng thành 0,8m.

Khám phá phiên chợ ngày 30 Tết dưới chân thành cổ gần 500 năm tuổi ở Tuyên Quang- Ảnh 2.

Ở giữa mỗi mặt thành có một cửa bán nguyệt mở ra bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Trên cửa xây tháp, mái lợp bằng ngói vảy. Bên trong tường thành có một con đường nhỏ để tiếp đạn dược, cấp cứu, tải thương. Gạch xây thành bằng đá ong chứa quặng sắt, rất rắn. Ngoài cùng bao thành là một lớp hào sâu ngập nước. Đầu thời nhà Nguyễn, thành được sửa chữa, gia cố thêm, xây bằng loại gạch nhỏ. Di tích thành cổ Tuyên Quang được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 1548, ngày 30/8/1991 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch.

Khám phá phiên chợ ngày 30 Tết dưới chân thành cổ gần 500 năm tuổi ở Tuyên Quang- Ảnh 3.

Vào ngày 30 Tết Nguyên đán hằng năm, nơi đây lại nhộn nhịp cảnh kẻ bán, người mua hương xuân, sắc Tết. Dạo một vòng quanh có thể dễ dàng bắt gặp cảnh hàng trăm loại hoa chơi Tết được bày bán ngay dưới chân thành cổ kính.

Khám phá phiên chợ ngày 30 Tết dưới chân thành cổ gần 500 năm tuổi ở Tuyên Quang- Ảnh 4.

Người đi chợ dưới chân thành cổ Tuyên Quang không chỉ để mua sắm Tết mà còn được hòa mình vào muôn sắc của đào, quất, cúc, lan, ly, hồng...,

Khám phá phiên chợ ngày 30 Tết dưới chân thành cổ gần 500 năm tuổi ở Tuyên Quang- Ảnh 5.

Mía là một trong những mặt hàng bán chạy nhất tại phiên chợ ngày 30 Tết dưới chân thành cổ Tuyên Quang. Một tiểu thương bán mía tại đây chia sẻ, theo phong tục ngày Tết, người dân thường chọn mua mía để đặt cạnh bàn thờ vì mía là loại cây tượng trưng cho sự may mắn, dịu êm trong năm mới. Việc này có ý nghĩa cầu mong một năm mới nhiều điều tốt lành, bình an và ngọt ngào.

Khám phá phiên chợ ngày 30 Tết dưới chân thành cổ gần 500 năm tuổi ở Tuyên Quang- Ảnh 6.

Bên cạnh đó, quả sung cũng được người dân săn lùng. Nếu như ngày thường, giá sung chỉ trên dưới 10.000 đồng/kg thì những ngày cận Tết này, sung được bán theo chùm chứ không bán theo cân như các loại trái cây khác. Một chùm sung có giá dao động từ 20.000 - 30.000 đồng (khoảng 3 lạng).

Khám phá phiên chợ ngày 30 Tết dưới chân thành cổ gần 500 năm tuổi ở Tuyên Quang- Ảnh 7.

Năm ngay cạnh thành cổ Tuyên Quang là trục đường mang tên "Thủ đô kháng chiến Tân Trào" lịch sử. Nơi đây cũng tấp nập cảnh mua bán các loại cây hoa chơi Tết.

Khám phá phiên chợ ngày 30 Tết dưới chân thành cổ gần 500 năm tuổi ở Tuyên Quang- Ảnh 8.

Không khó để bắt gặp cảnh đào hòa mình vào dòng người lướt qua thành cổ Tuyên Quang.

Khám phá phiên chợ ngày 30 Tết dưới chân thành cổ gần 500 năm tuổi ở Tuyên Quang- Ảnh 9.

Đây cũng là dịp để người lao động kiếm thêm thu nhập từ nghề vận chuyển. Anh Hải (phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang) chia sẻ: "Mỗi chuyến xe vận chuyển đào, quất bán kính 5 km đổ lại, tôi kiếm được 100.000 đồng. Trung bình một ngày cũng kiếm được khoảng gần 1.000.000 đồng".

Khám phá phiên chợ ngày 30 Tết dưới chân thành cổ gần 500 năm tuổi ở Tuyên Quang- Ảnh 10.

Ngay cạnh thành cổ Tuyên Quang là con đường dẫn lên cầu Nông Tiến lịch sử. Các tiểu thương bán đào, quất đứng kín 2 bên đường tạo nên không khí nhộn nhịp, phủ đầy hương sắc ngày Tết.

Phạm Hưng
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem