×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Etime Trang trại Việt Làng cười Thế giới tiếp thị Dân Việt Media Tâm hồn làng Việt
    Đăng nhập/ Đăng ký

    |
    Đăng xuất

    Dân Việt

    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ

    Dân Việt

    • Search
    • Account
    • Aa
    • Aa+

    Chủ đề nóng

    Nghị quyết 68 thúc đẩy kinh tế tư nhân
    Kỉ niệm 15 năm Ngày ra mắt Báo điện tử Dân Việt
    Kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
    Mỹ áp thuế đối ứng lên Việt Nam và hàng loạt quốc gia
    Khởi tố Quảng Linh Vlog, Hằng Du mục
    Tan hoang những ngọn núi sắc màu ở Suối Giàng
    Kỳ họp Quốc hội thứ 9, Quốc hội khoá XV
    Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt
    Cao điểm chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại
    Xung đột quân sự Ấn Độ - Pakistan

    Đông Tây - Kim Cổ

    • Danh nhân lịch sử
    • Bí ẩn khoa học
    • Quân sự
    • Thâm cung bí sử
    • Danviet.vn
    • Đông Tây - Kim Cổ

    • Danh nhân lịch sử
    • Bí ẩn khoa học
    • Quân sự
    • Thâm cung bí sử
    Thứ hai, ngày 09/01/2023 22:25 GMT+7

    Không phải vì bom nguyên tử Mỹ, Nhật Bản đầu hàng vì... Stalin

    + aA -
    Lê Hoàng Thứ hai, ngày 09/01/2023 22:25 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Chúng ta phải nghĩ gì về vũ khí hạt nhân nếu thành tựu to lớn đầu tiên này – sự đầu hàng đột ngột và kỳ diệu của Nhật Bản – hóa ra chỉ là chuyện hoang đường? Phải chăng 70 năm chính sách về vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ đã dựa trên một lời nói dối?
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  
    • Đặc công Việt Nam xóa sổ căn cứ “Mắt thần” siêu bí mật của Mỹ ra sao?
    • Lính trượt tuyết Liên Xô: Ác mộng mùa đông của phát xít Đức
    • Tổn thất khổng lồ của Mỹ trong cuộc chiến tại Việt Nam
    • Vì sao phương Tây "ngả mũ" thán phục chiến hạm thời Tây Sơn?
    • Cơ chế kiểm soát vũ khí hạt nhân Nga - Mỹ còn lại gì sau 30 năm ký START II?

    Việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nhật Bản trong Thế Chiến II từ lâu đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận cảm tính. Ban đầu, ít ai đặt ra nghi vấn về quyết định của Tổng thống Truman là thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nhưng vào năm 1965, nhà sử học Gar Alperovitz đã lập luận rằng mặc dù bom nguyên tử đã trực tiếp chấm dứt chiến tranh, song giới lãnh đạo Nhật Bản dù gì cũng đã muốn đầu hàng và có thể đã đầu hàng trước khi cuộc đổ bộ của Mỹ dự kiến vào ngày 1/11/1945 diễn ra. Do vậy, việc sử dụng bom nguyên tử là không cần thiết. Rõ ràng là nếu việc thả bom là không cần thiết để giành chiến thắng thì việc ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki là sai lầm. Trong 48 năm sau đó, rất nhiều người đã tham gia vào cuộc tranh cãi: một số người ủng hộ Alperovitz và lên án vụ ném bom, những người khác lại phản bác nảy lửa và cho rằng những vụ ném bom là cần thiết, hợp đạo đức, và giúp cứu mạng rất nhiều người.

    Không phải vì bom nguyên tử Mỹ, Nhật Bản đầu hàng vì... Stalin - Ảnh 1.

    Tác giả: Ward Wilson, học giả cấp cao tại Hội đồng Thông tin An ninh Mỹ – Anh (British American Security Information Council – BASIC). Bài viết này được xây dựng trên nội dung cuốn sách của ông là Five Myths About Nuclear Weapons (Mariner Books, 2013).

    Nguồn: Ward Wilson, “The Bomb Didn’t Beat Japan… Stalin Did”, Foreign Policy, 30/5/2013.

    Biên dịch: Lê Hoàng Giang.

    Tuy nhiên, cả hai dòng tư tưởng đều giả định rằng việc ném xuống Hiroshima và Nagasaki loại vũ khí mới và uy lực hơn đã buộc Nhật Bản phải đầu hàng vào ngày 9/8/1945. Cả hai dòng tư tưởng đều đã không chất vấn tính hữu ích của việc ném bom ngay từ đầu – về căn bản là hỏi rằng liệu việc đó có hiệu quả không? Quan điểm chính thống là có, tất nhiên là đã có tác dụng. Hoa Kỳ đã ném bom Hiroshima vào ngày 6/8 và Nagasaki vào ngày 9/8, khi đó Nhật Bản cuối cùng đã chịu khuất phục trước đe dọa tiếp tục bị ném bom hạt nhân và đầu hàng. Luận điểm này được ủng hộ vô cùng mạnh mẽ. Nhưng nó có ba vấn đế lớn, và khi tổng hợp lại thì cả ba sẽ làm giảm đáng kể tính thuyết phục của cách diễn giải truyền thống cho sự đầu hàng của Nhật Bản.

    Vấn đề thời gian

    Vấn đề đầu tiên của cách diễn giải truyền thống là thời gian. Và đó là một vấn đề lớn. Cách diễn giải truyền thống chỉ đi theo một dòng thời gian đơn giản: Không lực Lục quân Hoa Kỳ[1] ném bom hạt nhân xuống Hiroshima vào ngày 6/8, ba ngày sau họ ném một quả bom nữa xuống Nagasaki, và ngay hôm sau Nhật Bản tỏ ý định muốn đầu hàng”. Khó mà có thể đổ lỗi cho những tờ báo của Mỹ vì cho đăng những dòng tít như “Hòa bình ở Thái Bình Dương: Bom của chúng ta đã thành công!”.

    Khi câu chuyện về Hiroshima được kể lại trong phần lớn sách lịch sử Mỹ, ngày vụ ném bom diễn ra – ngày 6/8 – được dùng làm cao trào của câu chuyện. Tất cả thành tố của câu chuyện đều hướng đến thời khắc đó: quyết định chế tạo quả bom, những nghiên cứu bí mật ở Los Alamos, cuộc thử nghiệm đầu tiên đầy ấn tượng, và thành quả cuối cùng ở Hiroshima. Nói cách khác, nó được kể như là một câu chuyện về bom nguyên tử. Song không thể nào phân tích quyết định đầu hàng của Nhật Bản một cách khách quan trong bối cảnh câu chuyện về bom nguyên tử. Ngay cách nói “câu chuyện về bom nguyên tử” đã giả định rằng vai trò của bom nguyên tử là trọng tâm rồi.

    Nếu xem xét từ quan điểm của Nhật Bản, thì ngày quan trọng nhất trong tuần thứ 2 của tháng 8 năm đó không phải ngày 6 mà là ngày 9/8. Đó là ngày Hội đồng Tối cao đã họp – lần đầu tiên trong cả cuộc chiến – để bàn về việc đầu hàng vô điều kiện. Hội đồng Tối cao là một nhóm gồm 6 thành viên cao cấp nhất của chính phủ – giống như một “nội” nội các – và trên thực tế là nhóm người đã cai trị Nhật Bản trong năm 1945. Giới lãnh đạo Nhật Bản đã không cân nhắc một cách nghiêm túc đến việc đầu hàng cho đến tận ngày đó. Đầu hàng vô điều kiện (điều mà phe Đồng Minh yêu cầu) là một viên thuốc đắng. Hoa Kỳ và Anh Quốc khi đó đã đang tổ chức những phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh ở châu Âu. Sẽ thế nào nếu như họ quyết định đưa Thiên Hoàng Nhật Bản – vốn được coi như thánh sống – ra trước tòa? Sẽ thế nào nếu họ phế truất Thiên Hoàng và thay đổi hoàn toàn hình thức chính quyền? Kể cả khi tình hình trong mùa hè năm 1945 đã rất tồi tệ, thì các nhà lãnh đạo Nhật Bản vẫn không sẵn sàng cân nhắc việc từ bỏ truyền thống, tín ngưỡng, hay lối sống của họ. Cho đến ngày 9/8. Chuyện gì đã có thể xảy ra để làm họ phải đổi ý một cách bất ngờ và quyết đoán như vậy? Điều gì đã khiến họ phải ngồi xuống và họp bàn một cách nghiêm túc về việc đầu hàng lần đầu tiên sau 14 năm chiến tranh?

    Điều đó không thể nào là Nagasaki. Vụ ném bom Nagasaki diễn ra vào cuối buổi sáng ngày 9/8, sau khi Hội đồng Tối cao đã bắt đầu họp bàn chuyện đầu hàng, và tin về vụ ném bom chỉ đến tai các nhà lãnh đạo Nhật Bản vào đầu buổi chiều – sau khi cuộc họp của Hội đồng Tối cao đã kết thúc trong bế tắc và toàn bộ nội các đã được triệu tập để tiếp tục họp bàn. Chỉ dựa trên yếu tố thời gian thôi, thì Nagasaki không thể nào là động cơ khiến họ đầu hàng.

    Hiroshima cũng không phải là lý do hợp lý. Vụ ném bom Hiroshima diễn ra trước đó 74 giờ – nghĩa là hơn ba ngày. Khủng hoảng kiểu gì mà phải mất đến ba ngày mới phát tác? Đặc trưng của khủng hoảng là gây ra cảm giác tai họa ngay trước mắt và mong muốn dữ dội phải hành động ngay lập tức. Làm sao mà các nhà lãnh đạo Nhật Bản có thể cảm thấy rằng vụ Hiroshima đã châm ngòi một cuộc khủng hoảng và rồi không họp bàn về vấn đề đó cho tới tận ba ngày sau?

    Tổng thống John F. Kennedy còn đang ngồi trên giường đọc báo vào khoảng 8:45 sáng ngày 16/10/1962 khi McGeorge Bundy, cố vấn an ninh quốc gia của ông, chạy vào để báo rằng Liên Xô đang bí mật lắp đặt tên lửa hạt nhân ở Cuba. Trong vòng hai giờ bốn mươi lăm phút, một ủy ban đặc biệt đã được thành lập, các thành viên trong hội đồng đã được xét chọn, liên lạc, đưa đến Nhà Trắng, và ngồi quanh bàn họp nội các để thảo luận xem nên làm gì.

    Tổng thống Harry Truman đang đi nghỉ tại Independence, Missouri vào ngày 25/6/1950 khi Bắc Triều Tiên đưa quân vượt qua vĩ tuyến 38 và xâm lược Nam Triều Tiên. Ngoại trưởng Acheson đã gọi ngay cho Truman vào sáng thứ 7 đó để báo tin cho ông. Trong vòng 24 giờ, Truman đã bay nửa vòng qua nước Mỹ và có mặt tại Nhà Blair[2] (Nhà Trắng khi đó đang được tu sửa) cùng các cố vấn quân sự và chính trị hàng đầu để bàn tính nên làm gì tiếp theo.

    Thậm chí Tướng George Brinton McClellan – tổng tư lệnh Binh đoàn Potomac thuộc quân miền bắc vào năm 1863 trong thời Nội Chiến Mỹ, người mà Tổng thống Lincoln nhận xét một cách đáng buồn rằng “Anh ta là người chậm chạp” – cũng chỉ mất 12 giờ để phản ứng sau khi thu giữ được một bản quân lệnh của Tướng Robert E. Lee về việc xâm lược Maryland.

    Những vị lãnh đạo này đều đã phản ứng bởi nhu cầu cấp bách mà một cuộc khủng hoảng tạo ra – như các lãnh đạo của bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ phản ứng. Họ đều có những bước đi quyết đoán trong một khoảng thời gian rất ngắn. Làm thế nào có thể lắp ghép cách hành xử này với phản ứng của những nhà lãnh đạo Nhật Bản? Nếu Hiroshima thực sự châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng mà cuối cùng đã buộc Nhật Bản phải đầu hàng sau 14 năm chiến tranh, thì sao họ lại phải mất đến 3 ngày mới cùng họp mặt để bàn về nó?

    Có người có thể lập luận rằng sự trì hoãn này là hoàn toàn hợp lý. Có lẽ họ đã chỉ nhận thức được tầm quan trọng của vụ ném bom này một cách chậm rãi. Có lẽ họ chưa biết đó là vũ khí hạt nhân và khi đã biết và đã nhận ra tác động khủng khiếp của loại vũ khí này, thì họ đã tự nhiên kết luận rằng họ phải đầu hàng. Không may thay, cách lý giải này không phù hợp với các bằng chứng.

    Trước hết, tỉnh trưởng Hiroshima đã báo cáo cho Tokyo vào ngay ngày Hiroshima bị ném bom rằng khoảng một phần ba dân số thành phố đã bị giết trong vụ tấn công và khoảng hai phần ba thành phố đã bị phá hủy. Thông tin này không hề thay đổi trong những ngày sau đó. Vậy nên kết quả cuối cùng của vụ ném bom đã rõ ràng ngay từ đầu. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã biết tương đối rõ hậu quả của vụ tấn công ngay từ ngày đầu tiên, vậy mà họ vẫn không phản ứng.

    Thứ hai, báo cáo sơ bộ của nhóm điều tra của Lục quân (Nhật) về vụ ném bom Hiroshima, bản báo cáo rất chi tiết về chuyện đã xảy ra ở đó, đã không được trình nộp cho đến ngày 10/8. Nói cách khác, bản báo cáo này đã không được đưa đến Tokyo cho đến sau khi đã có quyết định đầu hàng. Mặc dù họ đã báo cáo bằng miệng (cho quân đội) về vụ đánh bom vào ngày 8/8, song vẫn không có chi tiết về vụ ném bom này cho đến hai ngày sau. Do đó, đưa ra quyết định đầu hàng không phải xuất phát từ sự sợ hãi sâu sắc trước nỗi kinh hoàng ở Hiroshima.

    Thứ ba, quân đội Nhật Bản có hiểu, ít nhất là một cách sơ sài, vũ khí hạt nhân là gì. Nhật Bản cũng có một chương trình vũ khí hạt nhân. Một vài quân nhân đã viết trong nhật ký của họ rằng một quả bom nguyên tử đã hủy diệt Hiroshima. Tướng Anami Korechika, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh, thậm chí đã tham vấn với người đứng đầu chương trình vũ khí hạt nhân của Nhật Bản vào tối ngày 7/8. Vì vậy cho rằng các nhà lãnh đạo Nhật Bản không biết gì về vũ khí hạt nhân là không hợp lý.

    Cuối cùng, một dữ kiện khác về chuyện thời gian cho thấy một vấn đề rất lớn. Ngày 8/8, Ngoại trưởng Togo Shigenori đã đến gặp Thủ tướng Suzuki Kantaro và yêu cầu triệu tập Hội đồng Tối cao để họp bàn về vụ ném bom Hiroshima, nhưng các thành viên trong Hội đồng đã từ chối. Vậy là cuộc khủng hoảng đã không lớn lên từng ngày cho đến khi bùng phát toàn diện vào ngày 9/8. Bất kỳ cách lý giải nào về những hành động của các lãnh đạo Nhật Bản dựa trên cơ sở cơn “sốc” từ vụ ném bom Hiroshima phải lý giải được vì sao họ đã cân nhắc họp mặt vào ngày 8/8 để bàn về vụ ném bom, quyết định rằng nó là không quan trọng, và rồi đột nhiên quyết định họp bàn chuyện đầu hàng ngay ngày hôm sau. Hoặc là tất cả bọn họ đều bị chung một dạng bệnh tâm thần phân liệt tập thể nào đó, hoặc là một sự kiện nào khác mới thực sự là động cơ để họ bàn tính chuyện đầu hàng.

    Quy mô

    Xét về mặt lịch sử, việc sử dụng bom nguyên tử có thể được xem như sự kiện riêng lẻ quan trọng nhất trong cuộc chiến. Tuy nhiên, nếu xét từ quan điểm của Nhật Bản tại thời điểm đó, có thể không dễ gì phân biệt được vụ ném bom nguyên tử với những sự kiện khác. Sau cùng thì đâu dễ gì phân biệt được một hạt mưa giữa một cơn giông bão.

    Mùa hè năm 1945, Không lực Lục quân Hoa Kỳ đã thực hiện một trong những chiến dịch hủy diệt thành thị dữ dội nhất trong lịch sử thế giới. Sáu mươi tám thành phố của Nhật Bản đã bị không kích và tất cả đều bị hủy diệt một phần hoặc toàn bộ. Ước tính khoảng 1,7 triệu người đã mất nhà cửa, 300.000 người chết, và 750.000 người bị thương. Sáu mươi sáu trong tổng số những vụ tấn công đó được thực hiện bằng bom thông thường, hai vụ bằng bom nguyên tử. Sự hủy diệt từ những vụ tấn công thông thường là rất lớn. Hết đêm này qua đêm khác, suốt cả mùa hè, các thành phố đều chìm trong khói lửa. Giữa cơn hủy diệt nhiều như thác đổ như vậy, sẽ chẳng đáng ngạc nhiên nếu một vụ tấn công đơn lẻ nào đó không gây được ấn tượng gì nhiều – kể cả nếu nó được thực hiện bằng một loại vũ khí mới đáng chú ý nào đó.

    Một máy bay ném bom B-29 xuất phát từ quần đảo Mariana có thể mang theo khoảng 16.000 đến 20.000 pound[3] bom, tùy thuộc vào vị trí mục tiêu và cao độ tấn công. Một vụ không kích điển hình thường cần đến 500 đợt máy bay ném bom. Điều này nghĩa là trong một cuộc không kích thông thường sẽ có khoảng 4 – 5 kiloton bom được thả xuống mỗi thành phố. (Một kiloton tương đương với một ngàn tấn và là đơn vị tiêu chuẩn để đo sức công phá của vũ khí hạt nhân. Sức công phá của quả bom được thả xuống Hiroshima là 16,5 kiloton, của quả bom được thả xuống Nagassaki là 20 kiloton). Do việc sử dụng nhiều quả bom sẽ phân bổ sự hủy diệt ra đều hơn (và do đó sẽ hiệu quả hơn), trong khi một quả bom duy nhất, dù mạnh hơn, sẽ lãng phí phần lớn sức công phá ở khu vực trung tâm vụ nổ – trên thực tế là làm cho đống đổ nát bị bật lại – thì có thể lập luận rằng một số vụ không kích bằng bom thông thường đã đạt đến mức độ hủy diệt gần bằng hai vụ ném bom nguyên tử.

    Vụ không kích thông thường đầu tiên, diễn ra vào đêm 9-10/3 tại Tokyo, đến nay vẫn là vụ tấn công có mức độ hủy diệt lớn nhất nhằm vào một thành phố trong lịch sử chiến tranh. Khoảng 16 dặm vuông[4] diện tích thành phố đã bị phá hủy. Khoảng 120.000 người Nhật đã thiệt mạng – con số thương vong lớn nhất trong số bất kỳ vụ không kích đô thị nào.

    Vì cách kể lại câu chuyện mà chúng ta thường tưởng tượng rằng vụ ném bom Hiroshima có hậu quả kinh khủng hơn rất nhiều. Chúng ta tưởng tượng rằng số người bị giết trong vụ đó là cao chưa từng có. Nhưng nếu thống kê số người thiệt mạng trong số tất cả 68 thành phố bị không kích vào mùa hè năm 1945, thì bạn sẽ thấy Hiroshima xếp thứ hai về số thường dân thiệt mạng. Nếu thống kê theo số diện tích bị phá hủy, thì bạn sẽ thấy Hiroshima xếp thứ tư. Nếu thống kê số phần trăm diện tích thành phố bị phá hủy, thì Hiroshima xếp thứ 17. Rõ ràng là Hiroshima nằm trong phạm vi phạm vi mức độ hủy diệt của những vụ không kích thông thường diễn ra trong mùa hè năm đó.

    Từ quan điểm của chúng ta, vụ Hiroshima có vẻ đặc biệt, phi thường. Nhưng nếu bạn đứng vào vị trí của những nhà lãnh đạo Nhật Bản trong khoảng ba tuần trước vụ ném bom Hiroshima, thì toàn cảnh sẽ khác đi đáng kể. Nếu bạn là một thành viên chủ chốt trong chính phủ Nhật Bản vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, trải nghiệm của bạn về những vụ ném bom thành thị sẽ như thế này: Sáng ngày 17/, bạn sẽ thức dậy và nhận được báo cáo rằng trong đêm qua bốn thành phố đã bị tấn công: Oita, Hiratsuka, Numazu, và Kuwana. Trong số này, Oita và Hiratsuka bị hủy diệt hơn 50%. Kuwana bị hủy diệt hơn 75% và Numazu còn phải chịu hậu quả nặng nề hơn, với khoảng 90% thành phố bị san phẳng.

    Ba ngày sau đó bạn tỉnh dậy và biết tin rằng ba thành phố nữa đã bị tấn công. Fukui bị hủy diệt hơn 80%. Một tuần sau đó, thêm ba thành phố nữa bị tấn công trong đêm trước đó. Hai ngày sau, thêm sáu thành phố bị tấn công trong một đêm, trong đó Ichinomiya bị hủy diệt 75%. Vào ngày 2/8, bạn đến phòng làm việc và nhận được báo cáo rằng thêm bốn thành phố nữa đã bị tấn công. Và trong những báo cáo này sẽ bao gồm thông tin rằng Toyama (xấp xỉ kích thước Chattanooga, Tennessee vào năm 1945) đã bị hủy diệt 99,5%. Gần như toàn bộ thành phố đã bị san thành bình địa. Bốn ngày sau đó và thêm bốn thành phố nữa bị tấn công. Ngày 6/8, chỉ có một thành phố, Hiroshima, bị tấn công nhưng các báo cáo viết rằng thiệt hại là rất lớn và có một loại bom mới được sử dụng. Một vụ tấn công mới này có thể nổi bật hơn là bao so với hàng loạt những vụ ném bom thành thị đã diễn ra suốt hàng tuần trước đó?

    Trong ba tuần trước khi Hiroshima bị ném bom, 26 thành phố đã bị Không lực Lục quân Hoa Kỳ tấn công. Trong số đó, tám thành phố – gần một phần ba tổng số – bị tàn phá ở mức độ ngang bằng hay thậm chí là hơn cả Hiroshima (tính theo tỉ lệ phần trăm diện tích thành phố bị hủy diệt). Việc Nhật Bản có đến 68 thành phố bị phá hủy trong mùa hè năm 1945 đưa ra một thách thức lớn cho những người cho rằng vụ ném bom Hiroshima là nguyên nhân Nhật Bản đầu hàng. Câu hỏi là: Nếu họ đầu hàng vì một thành phố bị phá hủy, thì tại sao họ không đầu hàng khi 66 thành phố kia bị phá hủy?

    Nếu các lãnh đạo Nhật Bản định đầu hàng vì Hiroshima và Nagasaki, bạn sẽ cho rằng họ cũng quan tâm đến các vụ ném bom thành thị nói chung, rằng những vụ tấn công nhằm vào các thành phố của họ đã gây áp lực buộc họ phải đầu hàng. Nhưng có vẻ không phải như vậy. Hai ngày sau khi Tokyo bị không kích, cựu Ngoại trưởng Shidehara Kijuro đã bày tỏ một quan điểm mà dường như cũng được rất nhiều thành viên cấp cao trong chính phủ Nhật Bản lúc bấy giờ chia sẻ. Shidehara nói rằng “người dân sẽ quen dần với việc ngày nào cũng phải hứng chịu bom. Dần dần tinh thần đoàn kết và quyết tâm của họ sẽ mạnh mẽ hơn nữa”. Trong một lá thư gửi một người bạn ông viết rằng quan trọng là người dân phải cam chịu khổ cực vì “kể cả nếu hàng trăm ngàn người không trực tiếp tham chiến bị giết, bị thương, hoặc chết đói, kể cả nếu hàng triệu tòa nhà bị phá nát hay thiêu hủy”, thì vẫn cần có thêm thời gian vì mục đích ngoại giao. Cần phải nhớ rằng Shidehara là một nhân vật ôn hòa.

    Những lãnh đạo ở cấp cao nhất trong chính phủ – trong Hội đồng Tối cao – dường như cũng có thái độ như vậy. Mặc dù Hội đồng Tối cao đã bàn tính đến tầm quan trọng của việc Liên Xô vẫn còn trung lập, song họ chưa hề thảo luận kỹ lưỡng về tác động của những vụ ném bom thành thị. Trong những ghi chép được lưu giữ lại, những vụ ném bom thành thị thậm chí còn không được nhắc đến trong các cuộc thảo luận của Hội đồng Tối cao ngoại trừ hai lần: một lần được nhắc đến vào tháng 5/1945 và một lần trong cuộc họp bàn về nhiều vấn đề trong đêm 9/8. Dựa trên các bằng chứng, thật khó có thể chứng minh được rằng các lãnh đạo Nhật Bản cho rằng những vụ ném bom thành thị có ý nghĩa quan trọng hơn so với những vấn đề cấp bách khác trong thời chiến.

    Tướng Anami vào ngày 13/8 đã nhận xét rằng hai vụ ném bom nguyên tử chẳng mấy đe dọa hơn những vụ ném bom thông thường mà Nhật Bản đã phải chịu đựng hàng tháng trời. Nếu Hiroshima và Nagasaki chẳng tệ hại hơn những vụ ném bom thông thường là mấy, và nếu các lãnh đạo Nhật Bản không cho rằng chúng đủ quan trọng để mang ra thảo luận kỹ lưỡng, thì sao mà những vụ ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki có thể làm họ sợ đến mức đầu hàng được?

    Ý nghĩa chiến lược

    Nếu các lãnh đạo Nhật Bản không lo ngại gì trước những vụ ném bom thành thị nói chung và vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima nói riêng, thì họ lo ngại điều gì? Câu trả lời rất đơn giản: Liên Xô.

    Nhật Bản khi đó đang ở trong một tình thế chiến lược tương đối khó khăn. Họ đang tiến gần đến kết thúc điểm của một cuộc chiến mà họ đang thua. Tình hình rất tồi tệ. Tuy nhiên, lực lượng Lục quân vẫn còn mạnh và quân nhu còn đầy đủ. Gần 4 triệu binh sĩ còn được vũ trang và 1,2 triệu binh sĩ trong số đó đang canh gác những hòn đảo chính của Nhật Bản.[5]

    Thậm chí những nhà lãnh đạo cứng rắn nhất trong chính phủ Nhật Bản cũng biết rằng cuộc chiến không thể tiếp diễn. Câu hỏi đặt ra không phải là có nên tiếp tục hay không, mà là làm thế nào để kết thúc cuộc chiến với những điều kiện tốt nhất có thể. Quân Đồng Minh (Hoa Kỳ, Anh Quốc, và các nước khác – hãy nhớ rằng Liên Xô khi đó vẫn còn trung lập) yêu cầu Nhật phải “đầu hàng vô điều kiện”. Các lãnh đạo Nhật Bản đã hy vọng rằng họ có thể tìm được cách để tránh bị xét xử vì tội ác chiến tranh, giữ được hình thức tổ chức chính quyền, và giữ lại một số vùng lãnh thổ mà họ đã chiếm được: Triều Tiên, Việt Nam, Miến Điện, một phần Malaysia và Indonesia, một phần lớn miền đông Trung Quốc, và hàng loạt hòn đảo trên Thái Bình Dương.

    Họ có hai kế hoạch để đạt được những điều kiện đầu hàng tốt hơn; nói cách khác, họ có hai lựa chọn chiến lược. Lựa chọn thứ nhất là ngoại giao. Nhật Bản đã từng ký một thỏa thuận trung lập hiệu lực 5 năm với Liên Xô vào tháng 4/1941, và sẽ hết hạn vào năm 1946. Một nhóm gồm phần lớn là các lãnh đạo dân sự, đứng đầu là Ngoại trưởng Togo Shigenori, đã hy vọng có thể thuyết phục Stalin làm trung gian dàn xếp thỏa thuận giữa một bên là Hoa Kỳ và các đồng minh, bên kia là Nhật Bản. Mặc dù kế hoạch này là một ván cược đầy rủi ro, song nó vẫn thể hiện tư duy chiến lược vững vàng. Sau cùng thì Liên Xô sẽ có lợi nếu đảm bảo những điều kiện trong thỏa thuận không quá có lợi cho Hoa Kỳ; tăng cường ảnh hưởng hay quyền lực của Hoa Kỳ ở châu Á ở bất kỳ mức độ hay hình thức nào sẽ đồng nghĩa với suy giảm quyền lực và ảnh hưởng của Nga.

    Lựa chọn thứ hai là quân sự, và phần lớn những người ủng hộ lựa chọn này là quân nhân, đứng đầu là Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Anami Korechika. Những người này hy vọng sẽ dùng bộ binh Lục quân Đế Quốc để gây thương vong lớn cho các lực lượng Hoa Kỳ khi họ đổ bộ. Họ cho rằng nếu thành công thì sẽ có thể buộc Hoa Kỳ phải đưa ra những điều kiện có lợi hơn cho Nhật Bản. Chiến lược này cũng là một ván cược đầy rủi ro. Hoa Kỳ có vẻ rất cương quyết với yêu cầu đầu hàng vô điều kiện. Nhưng vì trên thực tế là đã có những lo ngại trong giới lãnh đạo quân sự của Hoa Kỳ rằng thương vong trong cuộc đổ bộ vào Nhật Bản sẽ là rất lớn, nên chiến lược này của giới cầm quyền Nhật Bản không phải là không có cơ sở.

    Một cách để đánh giá xem nguyên nhân Nhật Bản đầu hàng là vì vụ ném bom Hiroshima hay vì cuộc đổ bộ và tuyên chiến của Liên Xô là so sánh cách mà hai sự kiện này tác động đến tình hình chiến lược. Tính đến ngày 8 tháng 8, sau khi Hiroshima bị ném bom, cả hai lựa chọn trên đều vẫn còn khả thi. Khi đó vẫn còn có thể đề nghị Stalin làm trung gian thỏa thuận (những ghi chép trong nhật ký của Takagi trong ngày 8/8 cho thấy ít nhất một số lãnh đạo Nhật Bản vẫn còn nghĩ đến việc cố gắng lôi kéo Stalin tham gia). Khi đó cũng vẫn còn có thể cố gắng đánh một trận quyết định cuối cùng và gây được tổn thất lớn. Việc Hiroshima bị hủy diệt không làm giảm đi sự sẵn sàng của những binh lính đang trấn thủ trên các bờ biển của bốn hòn đảo chính của Nhật Bản. Lúc ấy phía sau họ đã mất đi một thành phố, nhưng họ vẫn còn ở nguyên vị trí, vẫn còn đạn dược, và sức mạnh quân sự của họ không bị tổn hại theo bất kỳ cách đáng kể nào. Vụ ném bom Hiroshima không làm mất đi bất kỳ lựa chọn chiến lược nào trong số hai lựa chọn của Nhật Bản.

    Tuy nhiên, tác động của việc Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản và đưa quân xâm nhập vào Mãn Châu & quần đảo Sakhalin lại rất khác. Ngay khi Liên Xô tuyên chiến, Stalin không còn có thể làm trung gian thỏa thuận nữa – giờ thì ông ta đã trở thành địch thủ. Vì vậy bước đi này của Liên Xô đã gạt bỏ đi lựa chọn ngoại giao của Nhật Bản. Tác động đối với tình hình quân sự cũng nặng nề không kém. Phần lớn những binh sĩ thiện chiến nhất của Nhật Bản đã được điều chuyển xuống phía nam của bốn hòn đảo chính. Quân đội Nhật Bản đã đoán đúng rằng nơi dễ là mục tiêu đầu tiên mà người Mỹ đổ bộ sẽ là đảo Kyushu nằm ở cực nam Nhật Bản. Đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu chỉ còn là cái bóng của mình ngày xưa, bởi vì những binh lính giỏi nhất trong quân đoàn này đã được đưa về Nhật Bản để bảo vệ chính quốc. Khi Nga đưa quân vào Mãn Châu, họ dễ dàng cắt xuyên qua thứ mà ngày trước từng là một đội quân tinh nhuệ bấc nhất, nhiều đơn vị Nga chỉ phải dừng lại mỗi khi hết nhiên liệu. Tập đoàn quân 16 của Liên Xô – với quân số 100.000 binh sĩ – đã đổ bộ lên phía nam đảo Sakhalin. Lệnh của họ là quét sạch toàn bộ những lực lượng của Nhật Bản trên đảo và sau đó – trong vòng 10 hay 14 ngày – chuẩn bị đổ bộ lên Hokkaido, đảo cực bắc trong bốn hòn đảo chính của Nhật Bản. Lực lượng của Nhật có nhiệm vụ bảo vệ Hokkaido, Quân Khu 5, đã suy yếu khi chỉ còn hai sư đoàn và hai lữ đoàn, và được dồn về phía đông trên đảo. Kế hoạch tấn công của Liên Xô là đổ bộ lên đảo từ phía tây.

    Chẳng cần phải là thiên tài quân sự mới thấy được rằng, mặc dù có thể đánh một trận quyết định chống lại một đại cường quốc tiến công từ một hướng, song không thể nào đánh lui hai đại cường quốc tiến công từ hai hướng khác nhau. Cuộc đổ bộ của Liên Xô đã vô hiệu hóa chiến lược đánh một trận quyết định, cũng như đã vô hiệu hóa chiến lược ngoại giao. Chỉ với một đòn đánh, tất cả lựa chọn của Nhật Bản đều đã tan biến. Cuộc đổ bộ của Liên Xô có ý nghĩa chiến lược quyết định còn vụ ném bom Hiroshima thì không – cuộc đổ bộ đã làm mất đi cả hai lựa chọn của Nhật Bản, trong khi vụ ném bom thì không làm mất đi lựa chọn nào.

    Lời tuyên chiến của Liên Xô cũng đã thay đổi những tính toán về việc còn bao nhiêu thời gian để ứng phó. Tình báo Nhật Bản dự tính rằng các lực lượng Hoa Kỳ sẽ không đổ bộ trong suốt nhiều tháng. Mặc khác, các lực lượng Liên Xô có thể tiến sâu vào Nhật Bản trong thời gian rất ngắn là 10 ngày. Cuộc đổ bộ của Liên Xô đã khiến cho việc quyết định chấm dứt chiến tranh là vô cùng cấp bách.

    Và các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã đi đến kết luận này trước đó vài tháng. Trong một cuộc họp của Hội đồng Tối cao vào tháng 6/1945, họ đã nói rằng sự tham gia của Liên Xô vào cuộc chiến “sẽ quyết định số phận của cả Đế Quốc”. Cũng trong cuộc họp đó, Phó Tổng Tham mưu Lục quân Kawabe đã nói rằng “Duy trì tuyệt đối hòa bình trong quan hệ của chúng ta với Liên Xô là hết sức quan trọng nếu muốn tiếp tục cuộc chiến”.

    Giới lãnh đạo Nhật Bản từ đầu đến cuối đã tỏ ra không quan tâm gì đến những vụ ném bom đang tàn phá các thành phố của họ. Và mặc dù điều này có thể không đúng khi những vụ ném bom bắt đầu diễn ra vào tháng 3/1945, đến khi Hiroshima bị tấn công thì họ chắc chắn đã không coi những vụ ném bom thành thị là quan trọng, xét về khía cạnh tác động chiến lược. Khi Truman đưa ra lời đe dọa nổi tiếng là sẽ đổ xuống các thành phố Nhật Bản một “cơn mưa hủy diệt” nếu Nhật Bản không chịu đầu hàng, có ít người ở Mỹ nhận ra được là không còn gì nhiều để hủy diệt. Đến ngày 7/8, khi Truman đưa ra lời đe dọa, chỉ còn 10 thành phố trên 100.000 dân là chưa bị ném bom. Khi Nagasaki bị ném bom vào ngày 9 tháng 8, chỉ còn lại chín thành phố. Bốn trong số đó nằm trên đảo Hokkaido phía cực bắc Nhật Bản, một vị trí rất khó bị ném bom vì cách quá xa đảo Tinian nơi các máy bay ném bom của Mỹ đồn trú. Kyoto, cố đô của Nhật Bản, đã được Bộ trưởng Chiến tranh Henry Stimson loại ra khỏi danh sách mục tiêu vì thành phố này có ý nghĩa biểu tượng và tôn giáo quan trọng. Vì vậy mặc dù đe dọa của Truman nghe rất đáng sợ, song sau khi Nagasaki bị ném bom thì chỉ còn lại bốn thành phố lớn có thể bị tấn công bằng bom nguyên tử.

    Có thể thấy rõ sự tỉ mỉ và phạm vi của những chiến dịch không kích thành thị của Không lực Lục quân Hoa Kỳ qua thực tế là họ đã đánh bom nhiều thành phố của Nhật Bản đến nỗi họ về sau phải đánh đến cả những “thành phố” chỉ có khoảng 30.000 dân hoặc ít hơn. Trong thế giới hiện đại, 30.000 dân chỉ tương đương với một thị trấn lớn.

    Tất nhiên là luôn có thể đánh bom lại những thành phố đã bị đánh bom từ trước bằng bom thông thường. Nhưng những thành phố này tính trung bình đều đã bị phá hủy 50%. Hoặc là Hoa Kỳ có thể ném bom nguyên tử xuống những thành phố nhỏ hơn. Tuy nhiên, khi đó chỉ còn có sáu thành phố nhỏ hơn (với dân số từ 30.000 đến 100.000 người) là chưa bị đánh bom. Xét đến việc Nhật Bản đã có 68 thành phố bị đánh bom nặng nề, và nhìn chung là đã không mấy để tâm đến chúng, thì có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên rằng các lãnh đạo Nhật Bản đã không mấy ấn tượng gì trước đe dọa tiếp tục đánh bom. Đe dọa đó không có tính thuyết phục về chiến lược.

    Một câu chuyện thuận tiện

    Bất chấp sự tồn tại của ba phản biện mạnh mẽ trên, cách diễn giải truyền thống vẫn đứng vững được trong tư duy của rất nhiều người, đặc biệt ở Hoa Kỳ. Người ta thực sự phản đối mạnh mẽ việc xem xét lại các dữ kiện thực tế. Nhưng có lẽ điều này không hề đáng ngạc nhiên. Chúng ta nên nhớ rằng cách diễn giải truyền thống về vụ ném bom Hiroshima là thuận tiện về mặt cảm tính đến thế nào – cho cả Nhật Bản lẫn Hoa Kỳ. Các ý tưởng có thể tồn tại lâu vì chúng đúng sự thật, song không may là chúng cũng có thể tồn tại lâu vì chúng tạo ra sự thỏa mãn về cảm xúc: Chúng thỏa mãn một nhu cầu tâm linh quan trọng. Chẳng hạn, vào cuối cuộc chiến, cách diễn giải truyền thống về vụ ném bom Hiroshima đã giúp các nhà lãnh đạo Nhật Bản đạt được một số mục tiêu chính trị quan trọng, cả về đối nội và đối ngoại.

    Hãy đặt mình vào vị trí của Thiên Hoàng. Bạn vừa dẫn đất nước của mình qua một cuộc chiến thảm khốc. Nền kinh tế bị tiêu tan. Tám mươi phần trăm các thành phố của bạn đã bị đánh bom và thiêu hủy. Lục quân đã liên tiếp bị đánh gục trên chiến trường. Hải quân đã bị tiêu diệt phần lớn và không thể rời khỏi cảng. Nạn đói đang dần đến. Nói ngắn gọn là cả cuộc chiến đã là một thảm họa và, tệ hại nhất, là bạn đã nói dối thần dân của mình về việc tình hình thực sự tệ hại đến mức nào. Họ sẽ bị sốc trước tin đầu hàng. Vậy thì liệu bạn sẽ chọn làm gì? Thừa nhận rằng mình đã thất bại thảm hại? Đưa ra tuyên bố rằng bạn đã tính toán sai lầm nhiều đến mức khó tin, liên tiếp phạm sai sót, và gây thiệt hại khủng khiếp cho cả đất nước? Hay liệu bạn sẽ đổ thừa thất bại này lên một bước đột phá khoa học phi thường mà không ai có thể dự đoán? Chỉ với một hành động là đổ lỗi thất bại trong cuộc chiến cho bom nguyên tử đã quét sạch tất cả những nhận định và tính toán sai lầm. Bom nguyên tử là cái cớ hoàn hảo cho việc bại trận. Không cần phải phân bổ trách nhiệm, không cần tổ chức tòa án điều trần. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản có thể nói rằng họ đã làm hết sức mình. Vậy là ở mức độ chung nhất, bom nguyên tử đã có tác dụng giúp các lãnh đạo Nhật Bản không bị đổ lỗi.

    Nhưng việc quy sự bại trận của Nhật Bản cho bom nguyên tử cũng phục vụ cho ba mục đích chính trị cụ thể khác. Trước hết, nó giúp bảo vệ tính chính danh của Thiên Hoàng. Nếu thua trận không phải vì lỗi lầm của thiên hoàng mà là vì vũ khí thần kỳ bất ngờ của kẻ địch, thì chức Thiên Hoàng vẫn có thể tiếp tục được ủng hộ ở trong nước Nhật.

    Thứ hai, nó thu hút sự cảm thông của cộng đồng quốc tế. Nhật Bản đã gây chiến một cách hung hăng, và hết sức tàn bạo đối với những dân tộc bị họ chế ngự. Hành vi của Nhật Bản nhiều khả năng sẽ bị các quốc gia khác lên án. Việc tái xây dựng hình ảnh cho Nhật Bản như là một nước nạn nhân – một nạn nhân bị đánh bom một cách bất công bằng một thứ vũ khí đáng sợ và tàn nhẫn – sẽ giúp bù trừ cho một số hành động vô đạo đức mà quân đội Nhật Bản đã làm. Hướng sự chú ý đến những vụ ném bom nguyên tử giúp vẽ lại hình ảnh Nhật Bản với màu sắc đầy cảm thông hơn và xua đi những kêu gọi trừng phạt nặng nề.

    Cuối cùng, nói rằng bom nguyên tử đã giành phần thắng sẽ làm người Mỹ hài lòng. Hoa Kỳ chỉ chính thức ngừng chiếm đóng Nhật Bản vào năm 1952, và trong thời gian đó họ đã có quyền thay đổi hoặc tái lập xã hội Nhật Bản tùy ý. Trong những ngày đầu chiếm đóng, nhiều quan chức Nhật Bản đã lo sợ rằng người Mỹ định sẽ bãi bỏ chức Thiên Hoàng. Và họ còn một mối lo khác. Nhiều quan chức hàng đầu trong chính phủ Nhật Bản biết rằng họ sẽ phải ra trước tòa án tội phạm chiến tranh (những phiên tòa xử tội phạm chiến tranh chống lại các lãnh đạo Đức đang được tiến hành ở châu Âu khi Nhật Bản đầu hàng). Sử gia Nhật Bản Asada Sadao đã nói rằng trong nhiều cuộc thẩm vấn sau chiến tranh, “các quan chức Nhật Bản… tỏ ra rất nóng lòng muốn làm hài lòng những người Mỹ thẩm vấn họ”. Nếu người Mỹ muốn tin rằng bom nguyên tử đã giúp giành phần thắng, thì tại sao lại làm họ thất vọng?

    Việc cho rằng bom nguyên tử đã kết thúc cuộc chiến phục vụ cho lợi ích của Nhật Bản theo nhiều cách. Nhưng nó còn phục vụ cho cả lợi ích của Hoa Kỳ. Nếu bom nguyên tử đã giúp giành chiến thắng, thì nhận thức về sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ sẽ được tăng cường, ảnh hưởng ngoại giao của Hoa Kỳ ở châu Á và trên cả thế giới sẽ lớn hơn, và an ninh của Hoa Kỳ sẽ được củng cố. Hai tỷ USD dành để chế tạo quả bom sẽ không bị uổng phí. Mặt khác, nếu sự tham gia của Liên Xô vào cuộc chiến mới là điều khiến Nhật Bản đầu hàng, thì Liên Xô có thể tuyên bố rằng họ đã làm được trong bốn ngày điều mà Hoa Kỳ không thể làm được trong bốn năm, và nhận thức về sức mạnh quân sự và ảnh hưởng ngoại giao của Liên Xô sẽ được tăng cường. Và một khi Chiến tranh Lạnh diễn ra, khẳng định rằng sự tham gia của Liên Xô là yếu tố quyết định sẽ giống như hỗ trợ cho kẻ thù.

    Xét đến những câu hỏi đặt ra ở trên, thật không hay khi chúng ta phải cân nhắc thực tế rằng những bằng chứng về Hiroshima và Nagasaki là trọng tâm của tất cả những gì chúng ta nghĩ về vũ khí hạt nhân. Sự kiện này là nền tảng cho quan niệm về tầm quan trọng của vũ khí hạt nhân. Nó là tối quan trọng đối với trạng thái độc nhất vô nhị của vũ khí hạt nhân, tức ý niệm rằng những quy luật bình thường không áp dụng được cho chúng. Nó là một thước đo quan trọng cho những mối đe dọa hạt nhân: Đe dọa của Truman về việc trút “mưa hủy diệt” lên Nhật Bản là đe dọa hạt nhân công khai đầu tiên. Nó là mấu chốt của hào quang uy quyền khủng khiếp bao quanh vũ khí hạt nhân và khiến cho chúng quan trọng đến vậy trong quan hệ quốc tế.

    Nhưng chúng ta sẽ phải nghĩ thế nào về những kết luận đó nếu như câu chuyện truyền thống về Hiroshima bị nghi ngờ? Hiroshima là trung tâm, là điểm xuất phát của tất cả những tuyên bố và khẳng định khác. Nhưng câu chuyện mà chúng ta đang tự kể cho mình có vẻ khá xa rời thực tế. Chúng ta phải nghĩ gì về vũ khí hạt nhân nếu thành tựu to lớn đầu tiên này – sự đầu hàng đột ngột và kỳ diệu của Nhật Bản – hóa ra chỉ là chuyện hoang đường?

    ————————–

    Chú thích:

    [1] Không lực Lục quân Hoa Kỳ (U.S. Army Air Forces) là đơn vị không quân trực thuộc Lục quân Hoa Kỳ (U.S. Army). Phải đến năm 1947 đơn vị này mới tách ra khỏi Lục quân và trở thành một quân chủng riêng biệt là Không lực Hoa Kỳ (U.S. Air Force) (ND).

    [2] Nhà Blair là một tòa nhà lịch sử tại Washington, D.C. và nằm trong quần thể Nhà khách Tổng thống. Năm 1942, chính phủ Hoa Kỳ mua lại tòa nhà này và sử dụng để tiếp đón khách của Tổng thống hay làm nơi ở tạm thời cho Tổng thống bên cạnh Nhà Trắng (ND).

    [3] 1 pound xấp xỉ 0,45 kg (ND).

    [4] 1 dặm xấp xỉ 1,6 km, 1 dặm vuông xấp xỉ 2,58 km2 (ND).

    [5] Bốn hòn đảo chính là 4 đảo có diện tích lớn nhất, tạo thành hình dáng chủ đạo của Nhật Bản trên bản đồ, gồm Hokkaido, Honshu, Shikoku, và Kyushu (ND).

    Popup Image
    ×
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • nhật bản
    • phát xít Nhật
    • Mỹ
    • bom nguyên tử
    • bom nguyên tử Mỹ
    • Hiroshima
    • Stalin
    • Liên Xô
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin cùng chuyên mục

    Xem thêm
    Tỉnh rộng nhất Việt Nam sau sáp nhập sẽ lớn gấp bao nhiêu lần tỉnh Hưng Yên?

    Tỉnh rộng nhất Việt Nam sau sáp nhập sẽ lớn gấp bao nhiêu lần tỉnh Hưng Yên?

    Du Thản Chi thành đại cao thủ nhờ luyện Dịch Cân Kinh hay môn công phu nào khác?

    Du Thản Chi thành đại cao thủ nhờ luyện Dịch Cân Kinh hay môn công phu nào khác?

    Ngựa Xích Thố trong Tam quốc diễn nghĩa ngoài đời thực có xứng tầm Thiên Mã?

    Ngựa Xích Thố trong Tam quốc diễn nghĩa ngoài đời thực có xứng tầm Thiên Mã?

    Bí ẩn vụ thảm sát từng chấn động Nhật Bản 25 năm trước

    Bí ẩn vụ thảm sát từng chấn động Nhật Bản 25 năm trước

    Vị tướng quân đội Việt Nam nào từng viết kiểm điểm để... lấy cá nuôi quân?

    Vị tướng quân đội Việt Nam nào từng viết kiểm điểm để... lấy cá nuôi quân?

    Tại sao khi trang điểm, Từ Hi Thái hậu thường ngậm quả... óc chó?

    Tại sao khi trang điểm, Từ Hi Thái hậu thường ngậm quả... óc chó?

    Con trai Lưu Bang khoẻ như Hạng Vũ, nhưng lại nhận lấy kết cục chết đói

    Con trai Lưu Bang khoẻ như Hạng Vũ, nhưng lại nhận lấy kết cục chết đói

    Tin nổi bật

    Vị tướng quân đội Việt Nam nào từng viết kiểm điểm để... lấy cá nuôi quân?

    Vị tướng quân đội Việt Nam nào từng viết kiểm điểm để... lấy cá nuôi quân?

    Trung tướng Võ Thứ, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5, nguyên Phó tổng Thanh tra Quân đội nhân dân Việt Nam - là một trong những cán bộ lãnh đạo đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (tháng 3/1945). Thời điểm ấy, cơ quan Tham mưu của Quân khu 5 tổ chức tập huấn quân sự cho cán bộ chỉ huy tham mưu của quân khu và các đơn vị để chuẩn bị trận đánh lớn trên chiến trường Khu 5.

    Con trai Lưu Bang khoẻ như Hạng Vũ, nhưng lại nhận lấy kết cục chết đói

    Đông Tây - Kim Cổ
    Con trai Lưu Bang khoẻ như Hạng Vũ, nhưng lại nhận lấy kết cục chết đói

    Ngựa Xích Thố trong Tam quốc diễn nghĩa ngoài đời thực có xứng tầm Thiên Mã?

    Đông Tây - Kim Cổ
    Ngựa Xích Thố trong Tam quốc diễn nghĩa ngoài đời thực có xứng tầm Thiên Mã?

    Lưu Bị đại nghiệp không thành vì có quá nhiều điểm yếu, kém xa Tào Tháo?

    Đông Tây - Kim Cổ
    Lưu Bị đại nghiệp không thành vì có quá nhiều điểm yếu, kém xa Tào Tháo?

    Giữa mùa hè oi bức, vì sao Khương Tử Nha lại phát áo ấm cho tướng sĩ?

    Đông Tây - Kim Cổ
    Giữa mùa hè oi bức, vì sao Khương Tử Nha lại phát áo ấm cho tướng sĩ?

    Đọc thêm

    Được ví như cá sống trong nước, chuyên gia “điểm huyệt” để doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh
    Kinh tế

    Được ví như cá sống trong nước, chuyên gia “điểm huyệt” để doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh

    Kinh tế

    Các chuyên gia khẳng định, môi trường kinh doanh bình đẳng là điều tối quan trọng trong việc khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển và các dự án trọng điểm quốc gia phải có quyết tâm chính trị mới làm được

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đề thi môn tiếng Anh vào lớp 10 năm 2025 của Bến Tre có gợi ý đáp án
    Xã hội

    Đề thi môn tiếng Anh vào lớp 10 năm 2025 của Bến Tre có gợi ý đáp án

    Xã hội

    Sau đây là đề thi môn tiếng Anh vào lớp 10 năm 2025 của Bến Tre có gợi ý đáp án, mời thí sinh theo dõi.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hoa hậu 'giữ vương miện lâu nhất' là tâm điểm sự kiện thời trang Paris ở tuổi 54
    Văn hóa - Giải trí

    Hoa hậu "giữ vương miện lâu nhất" là tâm điểm sự kiện thời trang Paris ở tuổi 54

    Văn hóa - Giải trí

    Tuổi 54 vẫn rạng rỡ, Hoa hậu Việt Nam 1992 - Nguyễn Thu Thủy, "Nữ hoàng ảnh lịch" một thời, trở thành tâm điểm thu hút mọi ánh nhìn tại sự kiện thời trang danh tiếng ở Paris.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Sân pickleball trên biển đầu tiên tại Vân Đồn: Tâm điểm trải nghiệm mới hè 2025
    Nhà đất

    Sân pickleball trên biển đầu tiên tại Vân Đồn: Tâm điểm trải nghiệm mới hè 2025

    Nhà đất

    Trong bức tranh du lịch hè 2025 đầy sôi động, Vân Đồn (Quảng Ninh) tiếp tục khẳng định vị thế trên bản đồ trải nghiệm cao cấp với sự xuất hiện của một tiện ích chưa từng có và đầy khác biệt: sân Pickleball trên biển – đặt ngay giữa công viên nước trên biển tại khách sạn Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn, thuộc tổ hợp Sonasea Vân Đồn Harbor City do Tập đoàn CEO phát triển. Không chỉ là một điểm vui chơi độc đáo, việc ra mắt tiện ích thể thao mới này đánh dấu bước chuyển mình trong tư duy phát triển du lịch nghỉ dưỡng từ sản phẩm lưu trú thuần túy sang loại hình nghỉ dưỡng chủ động và giàu trải nghiệm cá nhân.

    Chia sẻ Chia sẻ
     Nhà báo lão thành Hà Đăng ra mắt cuốn sách “Tinh hoa cách mạng Việt Nam”
    Văn hóa - Giải trí

    Nhà báo lão thành Hà Đăng ra mắt cuốn sách “Tinh hoa cách mạng Việt Nam”

    Văn hóa - Giải trí

    Chiều 5/6, lễ ra mắt cuốn sách “Tinh hoa cách mạng Việt Nam” của nhà báo Hà Đăng đã diễn ra trụ sở Báo Nhân dân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Làm việc dưới nắng nóng hơn 40 độ, thợ xây lên cơn co giật, rối loạn ý thức vì sốc nhiệt
    Xã hội

    Làm việc dưới nắng nóng hơn 40 độ, thợ xây lên cơn co giật, rối loạn ý thức vì sốc nhiệt

    Xã hội

    Một nam bệnh nhân 42 tuổi, quê Bắc Ninh được chuyển đến Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nguy kịch sau một ngày làm việc ngoài trời giữa thời tiết nắng nóng gay gắt.

    Chia sẻ Chia sẻ
    PC Đắk Lắk: Đẩy mạnh tiết kiệm điện theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
    Doanh nghiệp

    PC Đắk Lắk: Đẩy mạnh tiết kiệm điện theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ

    Doanh nghiệp

    PC Đắk Lắk vừa công bố báo cáo kết quả tiết kiệm điện năm 2024, ghi nhận những thành tích ấn tượng trong việc thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo. Công ty không chỉ hoàn thành mà còn vượt xa các chỉ tiêu đề ra, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Điểm danh tiện ích “đỉnh chóp ” của tổ hợp căn hộ sát biển  The Pathway
    Doanh nghiệp

    Điểm danh tiện ích “đỉnh chóp ” của tổ hợp căn hộ sát biển The Pathway

    Doanh nghiệp

    Không chỉ sở hữu vị trí độc tôn bên bờ biển Sầm Sơn, The Pathway còn chinh phục giới đầu tư nhờ hệ tiện ích “đỉnh chóp”, kiến tạo không gian sống, nghỉ dưỡng và trải nghiệm đẳng cấp cho cư dân và du khách.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tỉnh rộng nhất Việt Nam sau sáp nhập sẽ lớn gấp bao nhiêu lần tỉnh Hưng Yên?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Tỉnh rộng nhất Việt Nam sau sáp nhập sẽ lớn gấp bao nhiêu lần tỉnh Hưng Yên?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Sau sáp nhập, địa phương mới được hình thành sẽ có diện tích lớn nhất cả nước với gần 24.200km2, gấp gần 10 lần tỉnh Hưng Yên.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ông Trump xóa bài viết về cuộc trò chuyện với ông Putin
    Thế giới

    Ông Trump xóa bài viết về cuộc trò chuyện với ông Putin

    Thế giới

    Chia sẻ Chia sẻ
    Phát hiện con cá heo nặng 200kg mắc cạn ở cảng Tiên Sa, đang kiệt sức, bộ đội biên phòng giải cứu, đưa trở về biển
    Nhà nông

    Phát hiện con cá heo nặng 200kg mắc cạn ở cảng Tiên Sa, đang kiệt sức, bộ đội biên phòng giải cứu, đưa trở về biển

    Nhà nông

    Lực lượng chức năng cùng người dân giải cứu thành công con cá heo nặng khoảng 200kg mắc cạn tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đề xuất Quốc hội thông qua Nghị quyết về sáp nhập tỉnh sớm hơn nửa tháng
    Tin tức

    Đề xuất Quốc hội thông qua Nghị quyết về sáp nhập tỉnh sớm hơn nửa tháng

    Tin tức

    Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị xem xét, báo cáo Quốc hội điều chỉnh kỳ họp thứ 9 để thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh sớm hơn (có thể là ngày 16 hoặc 17/6) và có hiệu lực ngay.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cầu thủ nhập tịch gốc gác mập mờ, Malaysia bị FIFA phạt nặng?
    Thể thao

    Cầu thủ nhập tịch gốc gác mập mờ, Malaysia bị FIFA phạt nặng?

    Thể thao

    Nguồn gốc của cầu thủ mới nhập tịch Malaysia là Facundo Garces (đang thi đấu ở CLB Alaves tại La Liga) vẫn còn là bí ẩn. Nếu sử dụng cầu thủ trái luật, “Bầy hổ” có thể bị FIFA phạt nặng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ông Nguyễn Tử Quảng: Trong lĩnh vực công nghệ thông tin vì sao người Việt Nam mãi làm thuê?
    Chuyển động Sài Gòn

    Ông Nguyễn Tử Quảng: Trong lĩnh vực công nghệ thông tin vì sao người Việt Nam mãi làm thuê?

    Chuyển động Sài Gòn

    Đó là nhận định của ông Nguyễn Tử Quảng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc BKAV trong khuôn khổ “Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 – Kinh tế tư nhân gỡ rào cản – giao trọng trách" do Báo Người Lao Động tổ chức sáng ngày 5/6.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Mẹ 3 con ở Ninh Bình bật mí cách làm mâm cơm giá 45.000 đồng cho 5 người ăn khiến ai cũng ngỡ ngàng
    Xã hội

    Mẹ 3 con ở Ninh Bình bật mí cách làm mâm cơm giá 45.000 đồng cho 5 người ăn khiến ai cũng ngỡ ngàng

    Xã hội

    Giữa lúc dân mạng tranh cãi về quán cơm có “giá trên trời” ở TP.HCM, một bà mẹ ba con ở Ninh Bình lại khiến dân mạng "gật gù" với những bữa ăn gia đình vừa ngon mà chi phí chỉ chưa tới 100.000 đồng cho 5 người.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Giá xăng dầu hôm nay: Đồng loạt tăng mạnh, dầu diesel thêm gần 300 đồng/lít
    Kinh tế

    Giá xăng dầu hôm nay: Đồng loạt tăng mạnh, dầu diesel thêm gần 300 đồng/lít

    Kinh tế

    Giá hàng loạt mặt hàng xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng tại phiên điều hành giá ngày 5/6, theo đó các mặt hàng xăng tăng cao nhất hơn 130 đồng/ lít, dầu tăng mạnh gần 300 đồng/ lít.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Yêu cầu tạm dừng đấu giá quyền khai thác 2 mỏ khoáng sản ở Huế vì phát hiện dấu hiệu vi phạm
    Bạn đọc

    Yêu cầu tạm dừng đấu giá quyền khai thác 2 mỏ khoáng sản ở Huế vì phát hiện dấu hiệu vi phạm

    Bạn đọc

    Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.Huế yêu cầu tạm dừng tổ chức phiên đấu giá quyền khai thác 2 mỏ khoáng sản trên địa bàn vì phát hiện có dấu hiệu vi phạm.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thiên An xin lỗi, nhận đơn kiện và yêu cầu xét nghiệm ADN, muốn Jack tiếp tục sự nghiệp
    Văn hóa - Giải trí

    Thiên An xin lỗi, nhận đơn kiện và yêu cầu xét nghiệm ADN, muốn Jack tiếp tục sự nghiệp

    Văn hóa - Giải trí

    Thiên An chính thức gửi tâm thư đến Jack, bày tỏ mong muốn chấm dứt mọi ồn ào và sẵn sàng đối mặt với mọi yêu cầu pháp lý từ anh, kể cả xét nghiệm ADN, vì tương lai của con gái Sol.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Du Thản Chi thành đại cao thủ nhờ luyện Dịch Cân Kinh hay môn công phu nào khác?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Du Thản Chi thành đại cao thủ nhờ luyện Dịch Cân Kinh hay môn công phu nào khác?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Dù ít “đất diễn” trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, nhưng Du Thản Chi đã từng được Kim Dung tán thưởng rất nhiều.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Việt Nam - Pháp chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu với đại dương
    Thế giới

    Việt Nam - Pháp chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu với đại dương

    Thế giới

    Việc tham dự của Việt Nam thể hiện sự quan tâm trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu như nóng lên, ô nhiễm, bảo vệ đa dạng sinh học – Đại sứ Pháp Olivier Brochet phát biểu trong cuộc gặp gỡ báo chí ngày 4/6.

    Chia sẻ Chia sẻ
    V.League 2024/2025: “Tử thần” gọi tên ai trong cuộc chiến chống xuống hạng?
    Thể thao

    V.League 2024/2025: “Tử thần” gọi tên ai trong cuộc chiến chống xuống hạng?

    Thể thao

    V.League 2024/2025 chỉ còn lại 2 vòng và có 5 CLB phải nỗ lực tối đa để “chạy trốn” khỏi 1 suất xuống hạng trực tiếp cũng như 1 suất đá play-off được dự báo vô cùng cam go và ẩn chứa rất nhiều rủi ro.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thời tiết ngày 5/6/2025: Cả nước mưa, giông về tối
    Media

    Thời tiết ngày 5/6/2025: Cả nước mưa, giông về tối

    Media

    Các tỉnh Bắc Bộ ngày nắng gián đoạn, chiều tối và đêm có mưa vài nơi. Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa giông về tối.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Kỷ niệm 15 năm ra mắt bạn đọc: Báo điện tử Dân Việt đã đủ vững chãi để lan tỏa giá trị báo chí đúng nghĩa
    Video

    Kỷ niệm 15 năm ra mắt bạn đọc: Báo điện tử Dân Việt đã đủ vững chãi để lan tỏa giá trị báo chí đúng nghĩa

    Video

    Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) và 15 năm ra mắt báo điện tử Dân Việt (8/6/2010 – 8/6/2025) với chủ đề “Khát vọng vươn xa”, nhà báo Nguyễn Văn Hoài, Tổng biên tập báo NTNN/Dân Việt khẳng định "Báo Dân Việt đã trở thành một cây xanh đủ vững chãi để lan tỏa giá trị báo chí đúng nghĩa"

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vụ điều dưỡng nhiễm HIV, giang mai bị tố có hành vi quấy rối tình dục bệnh nhân: Xử phạt phòng khám, tước giấy phép hành nghề bác sĩ 2 tháng
    Xã hội

    Vụ điều dưỡng nhiễm HIV, giang mai bị tố có hành vi quấy rối tình dục bệnh nhân: Xử phạt phòng khám, tước giấy phép hành nghề bác sĩ 2 tháng

    Xã hội

    Liên quan đến vụ việc một nam điều dưỡng nhiễm HIV tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng bị tố có hành vi quấy rối tình dục bệnh nhân, Sở Y tế Hà Nội cho biết đã vào cuộc xử phạt phòng khám, tước giấy phép hành nghề 2 tháng với một bác sĩ.

    Chia sẻ Chia sẻ
     Tuyển sinh vào lớp 10 TP.HCM: Khoảnh khắc ấm lòng của nam sinh khuyết tật trong vòng tay bạn bè, thầy cô
    Chuyển động Sài Gòn

    Tuyển sinh vào lớp 10 TP.HCM: Khoảnh khắc ấm lòng của nam sinh khuyết tật trong vòng tay bạn bè, thầy cô

    Chuyển động Sài Gòn

    Giữa không khí căng thẳng của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sáng ngày 5/6, một hình ảnh đặc biệt tại điểm thi Trường THCS Bình An (Quận 8) đã chạm đến trái tim nhiều người. Đó là khoảnh khắc em Mai Xuân Triều, một nam sinh bị teo cơ tủy bẩm sinh, được bạn bè và thầy cô tận tình hỗ trợ di chuyển vào phòng làm thủ tục dự thi trên chiếc xe lăn quen thuộc.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hàng chục người mang hung khí đi giải quyết mâu thuẫn
    Pháp luật

    Hàng chục người mang hung khí đi giải quyết mâu thuẫn

    Pháp luật

    Dương Chung Hiếu xảy ra mâu thuẫn với Huỳnh Văn Thương nên hẹn nhau đến khu đất trống giải quyết, trước khi đi, cả 2 rủ thêm hàng chục người khác mang hung khí đến đánh nhau.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nhà cửa, xe cộ đều đứng tên mẹ chồng và có trước hôn nhân, tôi phải làm sao đòi được chỗ tài sản đó sau khi ly hôn?
    Gia đình

    Nhà cửa, xe cộ đều đứng tên mẹ chồng và có trước hôn nhân, tôi phải làm sao đòi được chỗ tài sản đó sau khi ly hôn?

    Gia đình

    Bố mẹ chồng mặt cắt không còn giọt máu. Họ xin lỗi tôi thay cho con trai ngu dại, bảo tôi tha thứ cho chồng vì đứa nhỏ. Nhưng tôi đã chuẩn bị kịch bản này từ lâu.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ông Zelensky cân nhắc thành lập quân đội tư nhân sau tối hậu thư của Nga
    Thế giới

    Ông Zelensky cân nhắc thành lập quân đội tư nhân sau tối hậu thư của Nga

    Thế giới

    Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết trong một buổi họp báo ngày 4/6 rằng ông có thể cân nhắc cho phép thành lập các đội quân tư nhân ở Ukraine.

    Chia sẻ Chia sẻ
     Trước khi sáp nhập với Hải Phòng và lên thành phố, huyện nào đang có nhiều xã nông thôn mới kiểu mẫu nhất tỉnh Hải Dương?
    Nhà nông

    Trước khi sáp nhập với Hải Phòng và lên thành phố, huyện nào đang có nhiều xã nông thôn mới kiểu mẫu nhất tỉnh Hải Dương?

    Nhà nông

    Huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) vừa có thêm 4 xã Tân Trường, Ngọc Liên, Cẩm Hưng, Lương Điền đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Lãi suất ngân hàng cao nhất hôm nay 5/6: Hạ nhiệt ở kỳ hạn dài
    Kinh tế

    Lãi suất ngân hàng cao nhất hôm nay 5/6: Hạ nhiệt ở kỳ hạn dài

    Kinh tế

    Lãi suất ngân hàng cao nhất hôm nay 5/6: Với mức điều chỉnh cao nhất chỉ còn 5,9%/năm, Bac A Bank vừa là cái tên tiếp theo rút khỏi nhóm có mốc lãi suất từ 6,0% trở lên.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên tái hợp với chồng cũ thứ 2 kém 5 tuổi

    MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên tái hợp với chồng cũ thứ 2 kém 5 tuổi

    2

    Bắc Ninh FC công bố người thay HLV Hoàng Anh Tuấn: Đầy bất ngờ!

    Bắc Ninh FC công bố người thay HLV Hoàng Anh Tuấn: Đầy bất ngờ!

    3

    Trước giờ sáp nhập tỉnh Tây Ninh, Long An có một thành phố hoàn thành xong việc quan trọng này

    Trước giờ sáp nhập tỉnh Tây Ninh, Long An có một thành phố hoàn thành xong việc quan trọng này

    4

    Tin sáng (4/6): HAGL trụ hạng sớm, bầu Đức làm ngay điều đặc biệt?

    Tin sáng (4/6): HAGL trụ hạng sớm, bầu Đức làm ngay điều đặc biệt?

    5

    Tin tối (3/6): HLV Kim Sang-sik chốt xong người thay Doãn Ngọc Tân

    Tin tối (3/6): HLV Kim Sang-sik chốt xong người thay Doãn Ngọc Tân
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: ntnnhn@gmail.com
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media