Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đi giữa tán cây rộng lớn của Pirangi, bạn sẽ cảm thấy mình như đang đi trong một khu rừng cây điều (hay còn gọi là đào lộn hột). Trên thực tế, đây chỉ là một cây duy nhất. Ảnh: Rnatural.
Tán cây che phủ diện tích lên đến hai héc-ta, tương đương kích cỡ của 2 sân bóng, và gấp 70 lần cây cùng loài. Ảnh: Danilo Evaristo.
Được Guiness công nhận là cây điều lớn nhất thế giới vào năm 1994, Pirangi nằm ở Pirangi do Norte - một bãi biển gần Natal, thủ phủ của bang Rio Grande do Norte, Brazil. Ảnh: 360cities.
Tuổi của cây vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số cho rằng cây được trồng vào năm 1888, trong khi số khác nghĩ cây đã hàng nghìn tuổi. Tuy nhiên, đến giờ, cây vẫn cho ra một lượng quả và hạt lớn. Ảnh: Dcaju.
Kích cỡ khổng lồ của tán cây được cho là kết quả của việc các cành cây mọc ngang, sau đó chạm xuống đất và mọc rễ. Ảnh: Experia.
Cứ như vậy, từ một thân cây chính, Pirangi lan rộng ra như một khu rừng nhỏ trên diện tích lớn. Ảnh: Opher's World.
Các lối đi được xây dựng trong tán cây cũng như trên cao để du khách có thể ngắm nhìn và khám phá cây điều đặc biệt này. Ảnh: Travelblog.
Đây là điểm đến yêu thích của nhiều người, với hơn 20.000 hình ảnh được gắn hashtag #maiorcajueirodomundo (nghĩa là "cây điều lớn nhất thế giới" trong tiếng Bồ Đào Nha) trên Instagram. Trong đó, tượng quả điều khổng lồ là nơi được check-in nhiều nhất. Ảnh: Nutrilorenaalencar, Taynaxd
Điều khiến trải nghiệm này tuyệt vời hơn nữa là tuyến đường tuyệt đẹp dọc bờ biển để đi từ Natal đến đây. Du khách chỉ cần đi theo các biển báo hình hạt điều khoảng 20 phút là đến nơi. Vé vào cửa tham quan nơi này khá rẻ. Ảnh: Spretnak The Blog.
Cây điều (đào lộn hột) có nguồn gốc từ vùng đông bắc Brazil, được nhập về châu Á và châu Phi trong giai đoạn 1560 - 1565 sau khi các đế quốc thực dân châu Âu phát hiện ra châu Mỹ.
Hiện nay loài cây này trở thành cây công nghiệp được phát triển ở khắp các khu vực khí hậu nhiệt đới ở châu Mỹ, châu Phi, châu Á và châu Úc để lấy nhân hạt chế biến làm thực phẩm.
Ở Việt Nam, cây điều du nhập vào Việt Nam từ những năm 1980, sau đó được chọn là loại cây công nghiệp đa mục đích, phủ xanh đất trống đồi trọc, được trồng rộng rãi ở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ như Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông,...
Từ năm 2006 đến nay Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu nhân hạt điều đứng vị trí hàng đầu thế giới, và là nước thứ 3 có diện tích trồng điều lớn nhất trên giới sau Ấn Độ, Bờ Biển Ngà.