Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chuyển đổi số giờ đây không chỉ là xu thế công nghệ của các tổ chức, doanh nghiệp mà còn đang lan tỏa mạnh mẽ vào cuộc sống của từng cư dân TP.HCM. Từ mua sắm trực tuyến, thanh toán điện tử, đến việc tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến, chuyển đổi số đã đi sâu vào mọi ngóc ngách của cuộc sống người dân.
Cùng với sự phát triển của xã hội, chuyển đổi đã ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống hàng ngày của người dân. Việc thích nghi với chuyển đổi số đã trở một phần không thể thiếu.
Chị Mai Thị Lan (26 tuổi), một người dân sống tại quận Gò Vấp, không thể tin được cuộc sống của mình đã thay đổi nhiều đến thế chỉ trong vài năm qua. Trước đây, việc nộp hồ sơ xin phép xây dựng nhà mới khiến chị cảm thấy rất mệt mỏi và mất thời gian. Chị phải xin nghỉ làm, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và đến trực tiếp phòng ban có thẩm quyền để nộp hồ sơ.
Giờ đây, tất cả những gì chị cần làm là truy cập vào Cổng Dịch vụ công Quốc gia, điền đầy đủ thông tin và nộp hồ sơ trực tuyến. Chỉ sau vài ngày, chị đã nhận được thông báo về kết quả giải quyết hồ sơ.
"Trước đây, tôi phải chờ đợi và xếp hàng tại các cơ quan nhà nước trong giờ hành chính để làm thủ tục đăng ký giấy tờ, nhưng giờ đây, tôi chỉ cần vào Cổng Dịch vụ công Quốc gia bất cứ lúc nào, kể cả ngoài giờ hành chính, và thực hiện mọi thủ tục mà không cần phải đến cơ quan. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn rất thuận tiện, giúp tôi làm được nhiều công việc khác", chị Lan chia sẻ.
Không chỉ có Cổng Dịch vụ công Quốc ga, TP.HCM còn triển khai nhiều nền tảng hỗ trợ người dân trong việc hoàn tất các thủ tục hành chính trực tuyến, từ đăng ký điện nước, xin giấy phép xây dựng, đến tra cứu tình trạng hồ sơ hành chính. Điều này giúp giảm thiểu các thủ tục giấy tờ rườm rà, mang lại sự thuận tiện, minh bạch và nhanh chóng cho người dân.
Còn với anh Nguyễn Thanh Tuấn (35 tuổi), một nhân viên văn phòng sống tại quận Bình Thạnh, việc sử dụng thanh toán điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Anh Tuấn cho biết, trước đây anh thường xuyên phải đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch chuyển tiền hay thanh toán hóa đơn. Tuy nhiên, từ khi bắt đầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử, mọi việc đã trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều.
"Việc thanh toán hóa đơn điện nước, chuyển tiền cho bạn bè, người thân hay đóng học phí cho con giờ đây đều có thể làm qua điện thoại. Tôi có thể thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải đến ngân hàng hay trung tâm dịch vụ", anh Tuấn nói.
Không chỉ ứng dụng trong công việc, thanh toán điện tử còn giúp anh Tuấn dễ dàng mua sắm trực tuyến từ các trang thương mại điện tử, từ quần áo, giày dép đến các sản phẩm công nghệ.
Các ví điện tử cho phép anh thanh toán nhanh chóng mà không cần phải mang theo tiền mặt. Bên cạnh đó, anh Tuấn cũng cho biết việc theo dõi các giao dịch trở nên thuận tiện hơn nhờ vào các ứng dụng ngân hàng, giúp anh kiểm soát chi tiêu và tài chính cá nhân dễ dàng hơn.
Trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống, khi thanh toán trực tuyến trở thành xu hướng được khách hàng ưa chuộng, mọi nhà hàng, quán ăn, cửa tiệm, thậm chí cả những xe hàng rong đều nhanh chóng áp dụng mã QR để phục vụ nhu cầu thanh toán tiện lợi và nhanh chóng của thực khách.
Anh Nguyễn Minh Hoàng (30 tuổi), một tiểu thương bán bánh mì nhỏ lẻ tại góc đường Lê Văn Khương (quận 12) là một ví dụ. Trước đây, việc buôn bán của anh Hoàng chủ yếu dựa vào tiền mặt. Tuy nhiên, khi nhiều khách hàng bắt đầu yêu cầu thanh toán qua ví điện tử hay số tài khoản ngân hàng, anh nhận thấy phải thay đổi, chạy theo xu thế để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của khách.
Từ đó, anh Hoàng bắt đầu tìm hiểu và nhanh chóng áp dụng hình thức thanh toán qua mã QR bằng cách in hình mã QR kèm tên và số tài khoản dán lên xe bánh. Chỉ sau một thời gian ngắn, anh nhận thấy công việc buôn bán thuận tiện hơn phần nào vì không phải loay hoay thối tiền hay đổi sẵn tiền lẻ như trước.
"Khách hàng giờ rất thích tiện lợi, họ không phải lo lắng mang tiền mặt hay tìm tiền lẻ. Chỉ cần quét mã QR, họ có thể thanh toán nhanh chóng, tôi cũng đỡ phải chạy đi đổi tiền thối," anh Hoàng chia sẻ.
Không chỉ vậy, việc chấp nhận thanh toán qua mã QR còn giúp anh tổng kết và quản lý chi tiêu dễ dàng, không lo mất tiền như trước. Tiệm bánh vì thế cũng thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng trẻ hơn so với trước.
Tương tự, chị Bùi Thị Kiều (38 tuổi) bán táo trên vỉa hè tại một góc phố sầm uất ở quận Bình Thạnh, là một trong những tiểu thương đã nhanh chóng bắt nhịp với xu hướng thanh toán qua mã QR.
"Ban đầu tôi cũng ngần ngại, nghĩ rằng cái này chỉ dành cho những cửa hàng lớn, nhưng rồi tôi thấy nhiều khách hàng trẻ chỉ cần quét mã là xong, không cần phải lo tiền lẻ. Thế là tôi bắt đầu gắn mã QR trên sạp bán hàng của mình," chị Kiều chia sẻ.
Kể từ khi áp dụng mã QR, công việc kinh doanh của chị Kiều trở nên suôn sẻ hơn rất nhiều. Khách hàng không còn phải lo ngại về việc thiếu tiền mặt hay cần phải có tiền lẻ, và chị cũng không phải bận tâm về việc đếm tiền sau mỗi giao dịch.
Chị Kiều cho biết thêm khách hàng giờ đây chủ yếu thanh toán qua ví điện tử. Có những ngày, chị không cần lấy tiền mặt, tất cả đều qua quét mã QR. Điều này không chỉ giúp chị tiết kiệm thời gian mà còn cảm thấy an tâm hơn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.