Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Hành trình đưa nước tương trở nên nổi tiếng khắp thế giới của gia đình 3 đời bán quán ăn
"Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên ai đó nếm thử một trong những vị nước tương của chúng tôi và nói: "Ugh, món nước tương này không ngon"", Lisa Trần chia sẻ.
"Cô ấy để lại bát nước tương dùng thử trên quầy, thậm chí còn không bỏ nó vào thùng rác. Tôi vào phòng tắm và khóc. Mọi người từ chối một cách vô cùng thẳng thừng, và tôi không biết làm cách nào để vượt qua những lời nhận xét như vậy, bởi gia đình tôi đã dồn rất nhiều tâm huyết vào món nước tương này".
Lisa Trần, 39 tuổi, đứng sau quầy dùng thử tại một cửa hàng tạp hóa dành cho người sành ăn ở Portland, Oregon – nhìn một người phụ nhăn mũi vì món tương ớt siêu cay của mẹ mình. Nhớ lại 50 năm trước, ông bà của Trần từng bán phở gánh tại một ngôi làng ở Sóc Trăng, Việt Nam.
Trần nói: "Đó là miếng cơm manh áo, là cách để chúng tôi sống sót qua trận chiến".
"Ông bà của Lisa Trần sinh sống ở một ngôi làng nhỏ, bà cô là một phụ nữ thuần nông, tuy nhiên bà là một đầu bếp tuyệt vời. Bà nuôi lợn và gà, sau đó bà sẽ đem ra chợ để đổi lấy thịt bò về nấu phở. Quán phở nhỏ của chúng tôi có tên: "Phở cho tất cả mọi người"".
Cha mẹ của Lisa, Vinh Trần và Mai Nguyễn, đã rời Việt Nam trên một chiếc thuyền đánh cá nhỏ vào năm 1976. Hai thập kỷ sau, họ mở quá Tân Tân Café – một nơi chuyên bán các món ăn ngon ở khu vực tàu điện ngầm Portland. Tân tân có nghĩa là "khởi đầu mới", họ cũng chính là nhà hàng Việt Nam đầu tiên xuất hiện trong khu này. Việc kinh doanh bắt đầu với mục tiêu giới thiệu các loại thịt cao cấp của Việt Nam, nhưng qua thời gian, món ăn dần trở nên cầu kỳ hơn, và gia đình nhà Trần đã dọn thêm bàn ăn cho khách.
Năm 2017, Lisa Trần ra mắt nước tương Tân Tân – món nước tương không có gluten, chỉ có ớt, cá và nước tương đậu phộng, sản xuất theo công thức nấu ăn tại nhà hàng của mẹ cô. Dòng sản phẩn hiện được bán tại hơn 300 cửa hàng tạp hóa ở Tây Bắc Thái Bình Dương, bao gồm cả Safeway và Albertsons.
Nỗ lực của Lisa để đưa món nước tương của gia đình đến với thị trường đã bị cản trở bởi những căng thẳng tồn tại trong các gia đình nhập cư nhiều thế hệ. Cha mẹ cô dựa vào truyền thống văn hóa của họ để kiếm sống ở Hoa Kỳ với mong muốn con gái có thể trở thành một bác sĩ. Nhưng Lisa đã bị cuốn hút vào công việc kinh doanh của gia đình, đồng thời cô ấy cũng nhìn thấy cơ hội để tạo ra một cái gì đó lớn hơn. Cô nhận ra rằng món ăn của gia đình có thể được xây dựng với thương hiệu đẹp mắt, phân phối trên quy mô rộng hơn và thậm chí trở thành một phần của nền văn hóa ẩm thực Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khi trình bày tầm nhìn kinh doanh của mình, cô ấy đã vấp phải sự phản kháng từ chính người đã tạo ra sản phẩm mà cô đang cố gắng bán. Lisa nói: "Mẹ tôi không thể chịu được sự bấp bênh về tài chính".
"Bà ấy như thể, "Con cũng có con, con đang điều hành nhà hàng này, đừng nghĩ tới một giấc mơ viển vông. Mẹ không thấy cơ hội kiếm ra tiền. Ít ra thì làm ở nhà hàng con còn có lương mỗi ngày."
"Bà ấy thà mở một nhà hàng lớn còn hơn đầu tư số tiền đó vào nước tương, vì bà cảm thấy món ăn Việt Nam này quá kén người ăn và tôi sẽ khó có khả năng phát triển thương hiệu này. Mặc dù vậy, tôi đã cầu xin bà: "Xin hãy để con làm việc này trong một năm và hãy xem con có thể làm gì với nó."
Với câu chuyện về cách gia đình họ Trần đến Mỹ, hoàn toàn có thể hiểu được lý do tại sao Mai muốn con gái mình có một con đường an toàn hơn. Nhưng liệu có ổn không khi chúng ta lại đi theo dấu chân của cha mẹ mình và không hề nhận ra con đường mình đang đi?
Ngày 12 tháng 2 là ngày bắt đầu của Tết Nguyên đán, đó là một kỳ nghỉ để thư giãn bên gia đình, tưởng nhớ tổ tiên, chơi trò chơi và ăn những món ăn truyền thống đã được chuẩn bị trước. Và một món ăn ngày Tết mà gia đình họ Trần làm hàng năm là canh mướp đắng. Lisa cho biết: "Mướp đắng là loại quả trông giống như bí, vỏ sần sùi, giống như một hạt đậu xanh quá khổ. "Trong tiếng Việt, nó được gọi là khổ qua, có nghĩa là 'vị đắng của quá khứ'. Món canh này có ý nghĩa tượng trưng như cổ vũ chúng ta vượt qua những cay đắng và tiêu cực của năm qua, bên cạnh đó là lời hứa trong năm mới."
Với tinh thần của món canh mướp đắng, trong khi mong chờ một năm mới may mắn, Lisa đã kể lại câu chuyện ngọn nguồn cho cảm hứng trỗi dậy của gia đình cô - cùng với đó là những bài học kinh nghiệm rút ra từ hành trình khởi nghiệp của họ.
Mẹ của Lisa, Mai và bố của cô, Vinh, đã gặp nhau từ khi còn rất trẻ. Vinh 23 tuổi và Mai 20 tuổi, họ cờ tình gặp nhau và chàng trai đã yêu cô gái ngay từ cái nhìn đầu tiên. Anh ấy nói cô thật xinh đẹp và phúc hậu! Trong văn hóa châu Á, phúc hậu là biểu tượng cho sự thịnh vượng và sức khỏe. Bố của Lisa rất hay kể những câu chuyện về việc ông thường xuyên đạp xe chở mẹ đi vòng quanh như thế nào, dù đôi khi, chiếc xe quá nặng khiến ông ấy không thể đi lên đồi".
Năm 1976, Mai và Vinh lúc này đã đính hôn, chuyển sang Thái Lan để bắt đầu cuộc sống. Một thời gian sau, họ lại chuyển tới một hòn đảo ở Indonesia, nơi họ sinh sống trong 3 năm. Hàng ngày, Vinh lấy vỏ cây và đẽo thành những bức tượng nhỏ để đem bán, sau đó anh dùng số tiền đó đến Ủy ban và mua bột bạo. Tiếp theo, Mai sẽ làm những chiếc bánh gạo nhỏ và chiên chúng lên để bán. Công việc làm ăn rất khấm khá!
Mặc dù còn nhiều khó khăn và bấp bênh, nhưng cả 2 đã có khoảng thời gian vô cùng hạnh phúc.
Lisa kể rằng: "Bố mẹ tôi rất được yêu quý. Họ là một trong số ít những cặp đôi được người dân địa phương tổ chức đám cưới cho. Và rồi, tôi cũng được sinh ra tại mảnh đất này!"
Vào năm 1981, Vinh và Mai liên lạc được với dì của Lisa, người đang đi học ở Oregon, và bà có thể bảo lãnh cho họ nhập cư vào Hoa Kỳ. Những năm đầu tiên thật vất vả. Tuy nhiên sau đó, họ tham gia vào một nhà thờ, một cặp vợ chồng ở đó đã giúp đăng ký một khoản vay mua xe hơi và thế chấp. Các thành viên của hội cũng giúp Vinh có được công việc khi tạo điều kiện cho anh tham gia các lớp học ban đêm để trở thành một thợ máy. Sau khi tốt nghiệp với bằng cao đẳng, anh ấy đã nhận được một công việc tại Boeing, chỉ là một công ty máy bay nhỏ vào thời điểm đó. Mai thì có thể nói tiếng Pháp nhưng không nói được tiếng Anh, vì vậy cô ấy bắt đầu làm thợ may trong khi tham gia các lớp học ESL. Cuối cùng, cô đã có được công việc ổn định trong kho của hãng giày thời trang Nike. Mai đã làm việc tại Nike gần hai thập kỷ, cho đến khi nghỉ hưu vì bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Và sau ba thập kỷ làm việc tại Boeing, Vinh bị cho thôi việc, giờ đây gia đình bắt đầu phải nghĩ đến những cách kiếm tiền khác.
Dì và chú của Lisa mở một cửa hàng thịt Việt Nam nổi tiếng ở Vancouver, họ đề nghị dạy cha mẹ của Lisa cách tự mở một cửa hàng. Vinh và Mai nghĩ, "Tại sao không?" Ngay sau đó, họ thuê một cửa hàng ăn Địa Trung Hải cũ ở Beaverton (cách trung tâm thành phố Portland khoảng 10 phút) để mở Tân Tân Cafe & Delicatessen. Lúc đó Lisa mới 15 tuổi, cô theo học tại trường trung học Beaverton, nơi tình cờ nằm đối diện với nhà hàng. "Buổi sáng, bố mẹ sẽ đưa em trai và tôi đến nhà hàng. Chúng tôi sẽ phụ giúp họ nửa buổi, và sau đó đi bộ qua đường để đến trường. Sau giờ học, chúng tôi trở về một căn phòng trên lầu, nơi chúng tôi sẽ chợp mắt và làm bài tập về nhà".
Nhiều năm trôi qua, Tân Tân Cafe & Delicatessen đã có được cho mình một lượng khách hàng trung thành. Trong khi đó, Lisa đã đi học đại học và tốt nghiệp khóa học Tiền Y khoa, mặc dù cô ấy biết trái tim mình không thuộc về công việc này. Cô nói: "Bộ não của tôi không dành cho khoa học. "Khi còn nhỏ, tôi luôn chơi trò cửa hàng với em trai mình, ngoài ra tôi cũng muốn trở thành một giáo viên. Nhưng kể từ khi chúng tôi còn bé, mẹ thường xuyên nói 'Con sẽ trở thành bác sĩ.' Vì vậy, tôi chưa bao giờ cảm thấy mình có quyền lựa chọn làm bất cứ điều gì khác. Nhưng khi tôi không vào được trường y sau hai vòng nộp đơn, lúc ấy tôi cũng muốn kết hôn, tôi đã nói, "Con không thể làm điều này". Tiếp theo, tôi đã có một cuộc nói chuyện dài và khó khăn với mẹ. Bà nói, "Chà, hãy mở một cửa hàng khác ở Vancouver (Washington) để con quản lý." Như vậy là dự án và công việc mới của tôi là một nhà hàng".
Lisa rất hào hứng với dự án mới, mặc dù có một số khúc mắc không thể tránh khỏi của hai mẹ con. "Trong thời gian đó, tôi biết được rằng những kỹ năng quản lý của tôi rất khác so với mẹ," cô cười và nói. "Ví dụ như tôi thường lập bảng chấm công để mọi người có thể biết họ vào và ra lúc mấy giờ, ngoài ra tôi rất hay kiểm kê lại hàng hóa. Bên cạnh đó, việc ghi lại tất cả hồ sơ và công thức nấu ăn là vô cùng quan trọng, bởi vì những người thường xuyên tới Beaverton khi ăn ở Vancouver sẽ hỏi, 'Tại sao nước tương đậu phộng lại khác một chút?' Hoặc, 'Tương ớt cay của bạn không ngon như mẹ của bạn. "Và tôi phải làm sao? Đó là cùng một công thức! Sau đó mẹ tôi sẽ hỏi, "Chà, có phải con cho một cốc vào không?" Tôi sẽ nói, có. Nhưng sau đó, hóa ra chiếc cốc của mẹ tôi không phải là một chiếc cốc đo lường thực sự, nó đơn giản chỉ là bất cứ dụng cụ nào bà có trong tay. Điều kì lạ nhất là khi tôi nói, 'Hãy chỉ cho con cách làm món này', bà sẽ nói, 'Không, cứ để mẹ làm cho.' Nếu tôi nói, "Mẹ có thể chỉ cho con cách làm món tráng miệng này không?" Mẹ tôi sẽ nói, "Không, mẹ sẽ chỉ làm cho 2 anh em con sẽ mang nó cùng với những chuyến giao hàng thịt hàng tuần." Vậy đó, đấy là cách chúng tôi vận hành."
Khi Lisa mang thai một cặp song sinh, cô bắt đầu tự hỏi làm sao mình có thể ở nhà hàng "14 giờ một ngày, bảy ngày một tuần". Cô quyết định học thêm một số khóa đào tạo kinh doanh và đăng ký tham gia một lớp học về lập kế hoạch kinh doanh tại trung tâm phát triển doanh nghiệp nhỏ địa phương (SBDC). Khi ở đó, cô ấy nhìn thấy tờ quảng cáo cho một lớp học về "Đưa công thức của bạn ra thị trường".
Trong những năm qua, tương ớt cay của Quán cà phê Tân Tân đã trở nên phổ biến với giới bình dân đến mức họ thường bán nó trong hộp 32 ounce mang đi với giá chỉ 5 đô la một hộp. "Những khách hàng ăn nước tương trong nhiều năm luôn nói với chúng tôi rằng: "Tại sao các bạn không đóng chai nước tương này?" Lisa nhớ lại. "Chúng tôi có lẽ đã mất rất nhiều tiền khi bán những chiếc hộp đó, nhưng tôi vui vì được mọi người yêu thích. Vì vậy, tôi mang tờ thông tin đó về nhà cho chồng và nói: "Hãy thử xem sao."
Vẫn chăm sóc hai em bé sinh đôi (Grace và Seth) ở nhà, tuy nhiên Lisa bắt tay vào đăng ký khóa học. Cô ấy nói: "Chúng tôi đã học mọi thứ từ cách làm mẫu sản phẩm, nhận phản hồi, cách thiết lập sản phẩm, chọn nhãn." Và phần cuối cùng của khóa học là tiếp cận siêu thị New Seasons, giống như một chiếc Gelson cho khu vực Portland. Cuối cùng, họ đã yêu thích nước tương của chúng tôi đến nỗi Tân Tân trở thành công ty đầu tiên thực hiện triển khai chương trình này tại tất cả các siêu thị trên hệ thống." Đó là cách Lisa đứng sau quầy ăn thử trong một cửa hàng tạp hóa dành cho người sành ăn ở Portland, nhìn một người phụ nữ nhăn mũi vì tương ớt cay của mẹ cô ấy.
Khoảnh khắc khó chịu ấy diễn ra trong những ngày đầu bán thử của Lisa, khi cô ấy vẫn đang học hỏi. "Nhưng," cô ấy nói, tôi đã sớm nhận được một số lời khuyên hữu ích, đó là đưa sản phẩm vào cửa hàng mới là một nửa công việc. Một nửa còn lại bán sản phẩm. Và điều đó đúng như vậy: Không thể làm một cách qua loa đại khái được, chúng tôi thực sự phải rất cố gắng để chia sẻ những hương vị này với mọi người, bởi vì rất nhiều người không biết đó là gì".
Xuất thân từ một gia đình kinh doanh nhà hàng, Lisa hiểu rõ tầm quan trọng của việc thuyết trình. Vì vậy, cô đã mang một chiếc bếp từ đến siêu thị và nấu các món ăn với nước tương ngay tại đó. "Tôi sẽ làm một phiên bản nhỏ của món pad Thái, trộn mì với nước tương đậu phộng, và sau đó tráng đậu phụ với tương đen và tương ớt cay của chúng tôi. Khách hàng không chỉ đến chiếc bàn nhỏ của tôi để xem 'buổi biểu diễn nấu ăn' trực tiếp, mà họ còn có thể nếm thử nước tương và học cách làm lại công thức siêu đơn giản này tại nhà. Chẳng bao lâu sau, tôi đã thiết lập được rất nhiều mối quan hệ tuyệt vời với các nhân viên và khách hàng tại New Seasons, họ đã cho tôi không gian ở quầy chính, nơi mọi người sẽ vào lấy xe hàng, nhận một tách cà phê miễn phí cùng mẫu tương ăn thử của chúng tôi."
Lisa đã phải chịu rất nhiều áp lực chạy đua với thời gian, bởi vì cô ấy đã bán nhà hàng ở Vancouver để đầu tư vào dòng sản phẩm nước tương, cô hứa với mẹ rằng mình sẽ làm thử một năm để phát triển dòng nước tương này trước khi quay lại làm việc tại nhà hàng. "Thành thật mà nói, nhìn lại, tôi không biết mình đã vượt qua giai đoạn đó như thế nào," cô chia sẻ. "Tôi kiệt sức, không ngủ được, làm việc với những sản phẩm thử nghiệm này, đón lũ trẻ và sau đó về nhà, cho chúng ăn và lo phần thủ tục giấy tờ của nhà hàng, bởi vì mẹ tôi không làm công việc kiểm kê." Nhưng theo thời gian, sự cống hiến của Lisa, mạng lưới cô ấy xây dựng và số thời gian cô bỏ ra bắt đầu được đền đáp. "Thành quả lớn nhất là khi mẹ đã công nhận những gì tôi làm," Lisa nói. "Mãi sau này, sau khi tôi tìm hiểu kỹ càng và nắm nhiều thêm về cách tiếp cận khách hàng. Tôi nghĩ, 'Mình sẽ hạ gục cô ấy bằng tình yêu.' Dù sao, cô ấy đã thử mẫu tương và nói, "Ồ, điều này thật tuyệt. Tôi thích món này." Chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện và sau đó cô ấy thực sự về nhà cùng với một chai nước tương. Tôi đã rất xúc động về điều đó. Sau khi lên xe, tôi đã khóc trong hạnh phúc. Tôi rất biết ơn vì đã không bỏ cuộc sau lần đầu tiên hoặc những lúc gặp khó khăn".
"Ôi mẹ tôi vẫn nghĩ có điều gì đó không ổn" Lisa cười nói. "Mỗi khi tôi nói với bà rằng tôi phải về sớm vì có buổi giới thiệu hoặc một cuộc họp, bà lại nhìn tôi như thế này," Ồ, geez, lại là chuyện đó sao?"- mặc dù bà là đồng đội của tôi trong tất cả hành trình này! Tôi nghĩ rằng điều đó có liên quan tới thực tế là nước tương của chúng tôi đã trở nên cao cấp hơn một chút và mẹ tôi - cùng cả gia đình– có cuộc sống rất tiết kiệm, thanh đạm. Chúng tôi không mua sắm ở những khu siêu thị như vậy. Mẹ tôi không mua sắm ở Trader Joe's vì bà nghĩ nó quá đắt. Giống như bà sẽ phản ứng, "Ai tính nải chuối bằng giá một quả chuối ?!" Vì vậy, ngay cả khi tôi đã tham gia Trader Joe's, bà cũng không ấn tượng lắm. Mẹ tôi nói, "Nếu con vào được Costco, thì mẹ sẽ rất vui mừng cho con!" Nhưng chúng tôi vẫn chưa thực hiện được điều đó. "
Vui lòng nhập nội dung bình luận.