Lực lượng Houthi cho tàu Nga được "độc quyền" đi qua kênh đào Suez

Thứ sáu, ngày 28/06/2024 20:39 PM (GMT+7)
Những cuộc tấn công của lực lượng Houthi sẽ không nhằm vào tàu chở hàng của Nga, đây là cam kết mà họ đưa ra.
Lực lượng Houthi cho tàu Nga được "độc quyền" đi qua kênh đào Suez- Ảnh 1.

Việc lực lượng vũ trang Houthi tránh tấn công tàu chở hàng của Nga theo đánh giá sẽ tạo lợi thế lớn cho nước này trên thị trường thế giới, khi tiết kiệm đáng kể chi phí vận tải. Theo Reporter.

Lực lượng Houthi cho tàu Nga được "độc quyền" đi qua kênh đào Suez- Ảnh 2.

Số liệu thống kê cho thấy, tổng lưu lượng dầu và sản phẩm dầu mỏ đi qua Kênh đào Suez theo cả hai hướng trong tháng 5 năm 2024 đã giảm 34% so với tháng trước, dĩ nhiên nguyên nhân chính là do những cuộc tấn công mà Houthi thực hiện. Theo Reporter.

Lực lượng Houthi cho tàu Nga được "độc quyền" đi qua kênh đào Suez- Ảnh 3.

Dữ liệu nói trên được cung cấp bởi Công ty phân tích Kpler của Pháp, đây là doanh nghiệp chuyên thu thập dữ liệu về thị trường hàng hóa. Theo số liệu của họ thì so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm đã lên tới 65%. Theo Reporter.

Lực lượng Houthi cho tàu Nga được "độc quyền" đi qua kênh đào Suez- Ảnh 4.

"Hiện nay khoảng 92% lượng dầu thô được chuyên chở đi về phía Nam thông qua kênh đào Suez có nguồn gốc của Nga", báo cáo của công ty phân tích đến từ Pháp cho biết. Theo Reporter.

Lực lượng Houthi cho tàu Nga được "độc quyền" đi qua kênh đào Suez- Ảnh 5.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên là do hành động của lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen, trên thực tế, nhóm Hồi giáo này đã giúp Nga độc quyền vận tải qua Kênh đào Suez. Theo Reporter.

Lực lượng Houthi cho tàu Nga được "độc quyền" đi qua kênh đào Suez- Ảnh 6.

Kết luận của các chuyên gia Pháp theo đánh giá là khá chính xác, hành động của nhóm vũ trang Houthi ở Biển Đỏ đã gây tác động đáng kể đến việc vận tải hàng hóa qua một trong những tuyến đường biển phổ biến nhất. Theo Reporter.

Lực lượng Houthi cho tàu Nga được "độc quyền" đi qua kênh đào Suez- Ảnh 7.

Phớt lờ cảnh báo từ Washington và London, lực lượng Houthi vẫn đang tích cực tấn công tàu chở dầu, tàu chở hàng, đồng thời đối đầu với tàu chiến của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu. Theo Reporter.

Lực lượng Houthi cho tàu Nga được "độc quyền" đi qua kênh đào Suez- Ảnh 8.

Để làm được điều này, không chỉ tên lửa và máy bay không người lái mà còn cả xuồng cảm tử cũng được các tay súng Houthi sử dụng, thậm chí trong thời gian tới lực lượng này còn có cả tên lửa đạn đạo chống hạm. Theo Reporter.

Lực lượng Houthi cho tàu Nga được "độc quyền" đi qua kênh đào Suez- Ảnh 9.

Trong một tuyên bố gần đây, các chỉ huy của lực lượng Houthi nhấn mạnh rằng họ sẽ không tấn công tàu chở hàng của Nga và Trung Quốc đi qua điểm nóng. Theo Reporter.

Lực lượng Houthi cho tàu Nga được "độc quyền" đi qua kênh đào Suez- Ảnh 10.

Đại diện của phong trào vũ trang tại Yemen gọi tất cả các tàu vận tải khác đi qua kênh đào Suez là mục tiêu hợp pháp của họ, và như nhận định từ những nhà phân tích Pháp, Houthi rõ ràng biết cách "giữ lời". Theo Reporter.

Lực lượng Houthi cho tàu Nga được "độc quyền" đi qua kênh đào Suez- Ảnh 11.

Mặc dù vậy cần lưu ý trong thời gian qua vẫn có một số tàu thương mại của Nga và Trung Quốc bị các tay súng Houthi tấn công khi di chuyển qua tuyến đường thương mại trọng yếu này. Theo Reporter.

Lực lượng Houthi cho tàu Nga được "độc quyền" đi qua kênh đào Suez- Ảnh 12.

Đại diện của lực lượng vũ trang Houthi sau đó giải thích họ không thể phân biệt được đâu là tàu chở hàng thuộc sở hữu hay phục vụ lợi ích của Nga và Trung Quốc khi chúng mang cờ của những quốc gia khác, ví dụ như Panama. Theo Reporter.

Lực lượng Houthi cho tàu Nga được "độc quyền" đi qua kênh đào Suez- Ảnh 13.

Trước tình hình trên, một số công ty của Nga và Trung Quốc có vẻ không thực sự muốn mạo hiểm với các sản phẩm dầu khí và tàu chở hàng đắt tiền, áp dụng công nghệ tiên tiến của mình. Theo Reporter.

Lực lượng Houthi cho tàu Nga được "độc quyền" đi qua kênh đào Suez- Ảnh 14.

Điển hình như tàu chở khí hóa lỏng khởi hành từ tổ hợp chế biến của Gazprom tại trạm Portovaya ở Vyborg thuộc vùng Leningrad đã phải đi đến Trung Quốc bằng cách vòng quanh châu Phi, cụ thể là qua mũi Hảo Vọng thay vì Kênh đào Suez, và nhiều tàu khác cũng làm vậy. Theo Reporter.

PV (theo ANTĐ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem