Mùa đông, nếu vùng bạn sống không quá lạnh thì không cần chuyển cây cảnh vào nhà. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến việc chăm sóc cây cảnh nhiều hơn các mùa khác, đặc biệt là việc tưới nước.
Việc tưới nước đúng kỹ thuật có tính quyết định đến sự khỏe mạnh của cây cảnh mà bạn trồng. Dưới đây là 4 "loại nước" không được tưới cho cây cảnh. Bạn đừng vi phạm nếu không muốn cây cảnh của mình "hy sinh" nhanh chóng.
Trong quá trình trồng cây cảnh, thời gian tưới nước ở các mùa khác nhau. Ví dụ, vào mùa hè nóng nực, nếu đặt chậu cây cảnh ở ngoài trời, nhiệt độ của đất trồng trong chậu rất cao, đột ngột đổ nước lạnh vào sẽ khiến bộ rễ của cây cảnh bị tổn thương, dẫn đến lá cây bị héo.
Do đó, mùa hè, tốt nhất là tưới cây cảnh vào buổi sáng tương đối mát mẻ hoặc sau buổi tối.
Vào mùa đông, thời gian tưới nước thì ngược lại, nhất là đối với những loại cây cảnh được trồng ngoài trời.
Khi nhiệt độ xuống thấp vào buổi sáng và chiều tối, nếu bạn tưới nước quá kỹ sẽ dễ làm bộ rễ bị tê cóng, đồng thời cũng sẽ khiến hoa bị vàng. lá khô héo.
Sau mùa đông, tưới nước cho cây cảnh nên vào buổi trưa, khi nhiệt độ cao hơn một chút và cố gắng không tưới nước quá lạnh. Tốt nhất là tưới nước có nhiệt độ tương đương với nhiệt độ của đất trồng trong chậu để không kích thích bộ rễ của cây cảnh.
2. Nước dinh dưỡng tưới bừa bãi cho cây cảnh
Nhiều người yêu hoa trồng cây cảnh thích đổ một ít nước "phân tự chế" cho cây. Chẳng hạn như nước gạo lên men, nước vỏ trái cây, nước sữa, nước bia và nước trà sót lại sau khi uống...
Các chất lỏng phân bón hữu cơ như vậy, nếu được lên men thì tưới cho cây cảnh rất tốt. Tuy nhiên, nhiệt độ thấp vào mùa đông thì các loại nước này không dễ dàng lên men.
Nếu nước gạo, nước vỏ trái cây chưa lên men đầy đủ mà bạn đổ trực tiếp vào chậu cây thì cây không những không thể hấp thụ bình thường mà còn dễ gây tổn thương bộ rễ.
Hơn nữa, đối với những cây cảnh trong nhà, nếu bạn tưới phân bón hữu cơ tự chế này sẽ khiến gia đình có mùi rất khó chịu, ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, hầu hết các cây cảnh ở trạng thái bán ngủ đông vào mùa đông nên ít có nhu cầu về chất dinh dưỡng. Do đó, lúc này, bạn không cần bón phân để tránh bón phân làm hỏng cây cảnh.
3. Phun nước tùy tiện lên lá của cây cảnh
Trong quá trình trồng cây cảnh, nhiều người thích phun nước lên hoa và rửa cành lá của cây cảnh. Điều này đúng là có thể làm sạch bụi bám trên lá, tăng cường khả năng quang hợp của cây.
Nhưng có nhiều loại cây cảnh, loài hoa không thích hợp phun nước trực tiếp lên lá, lên hoa. Cụ thể như hoa đang nhú nụ nếu phun nước lên nụ dễ làm nụ bị rụng.
Cũng có một số loại hoa có một lớp lông tơ mịn trên lá, phun nước lên lá khiến lá lâu khô, dễ dẫn đến vàng lá, rụng lá.
Ngoài ra, nhiệt độ thấp vào mùa đông, không thích hợp để phun nước lên cây cảnh, đặc biệt là cây cảnh được giữ trong nhà. Môi trường tương đối khép kín và điều kiện thông gió kém nên phun nước lên lá khiến chúng lâu bị đọng nước, dẫn đến vàng lá, rụng lá.
4. Tưới nhiều nước cho cây cảnh khi nhiệt độ thấp
Khi trồng cây cảnh vào mùa đông, cần kiểm soát nước hợp lý, đặc biệt là cây trồng trong chậu ở môi trường nhiệt độ thấp và những bông hoa đã bước vào trạng thái ngủ đông hoặc bán ngủ đông.
Các cây cảnh này vào mùa đông nhu cầu nước giảm, tưới nước thường xuyên không những cây không hấp thụ được mà còn dễ gây tổn thương bộ rễ, cuối cùng dẫn đến thối rễ, vàng lá.
Đối với cây cảnh để trong nhà, nếu nhiệt độ môi trường phù hợp với sự phát triển của cây, bạn có thể tăng cường tưới nước một cách hợp lý, nhất là khi đất chậu khô. Trong trường hợp này, nếu không cung cấp đủ nước sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng bình thường của cây cảnh.
Khi trồng cây cảnh vào mùa đông, trong quá trình tưới nước, chỉ cần bạn chú ý những điểm trên, có thể giảm bớt tình trạng cây cảnh bị tê cóng, giúp cây an toàn vượt qua mùa đông, năm sau phát triển mạnh mẽ hơn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.