NGẮM "NGƯỜI NHỆN" TREO MÌNH LƠ LỬNG TRÊN NHỮNG TÒA NHÀ CAO CHÓT VÓT

Công việc của những người thợ lau kính vốn đã vất vả, việc treo mình lơ lửng hàng tiếng đồng hồ trở nên cực nhọc, nguy hiểm hơn. Nhiều người trêu đùa gọi họ là "người nhện".

CÔNG VIỆC ĐÁNH CƯỢC TÍNH MẠNG

Ngắm “người nhện” đu mình trên nhà cao tầng ngày Hà Nội lạnh giá - Ảnh 1.

Nhiều tòa nhà cao tầng ở Hà Nội thường xuyên được lau chùi lớp kính để giữ được vẻ sạch sẽ bóng bẩy. Đu mình ở độ cao cả trăm mét, họ làm việc hết sức vất vả, nguy hiểm, tuy nhiên nếu công việc thường xuyên cũng giúp họ có thu nhập từ 400.000-500.000 đồng mỗi ngày.

img
img
img

Với 15 năm kinh nghiệm làm nghề lau kính cho các tòa nhà cao tầng, anh Phạm Văn Mạnh (51 tuổi) cho biết, đây là một nghề vô cùng nguy hiểm. Để có thể đảm bảo an toàn khi treo mình lơ lửng trên những tòa nhà cao chót vót hàng giờ đồng hồ thì quan trọng nhất là khâu chuẩn bị. Từ mặc áo đu, chuẩn bị dây đu, buộc dây vào trọng, vào ghế đu... "Thời tiết cũng là yếu tố có tính quyết định. Công ty quy định nếu trời mưa hoặc có gió lớn thì chúng tôi không được làm. Với công việc này, sai một li là đi một dặm. Nếu không cẩn thận có thể phải đánh đổi cả tính mạng", anh Mạnh nói.

img
img
img

Dây đu cũng là vật dụng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Một đầu dây được buộc cố định vào đối trọng sắt đặt trên mái khu vực đu. Đối trọng thường bao gồm nhiều tấm sắt gộp lại sao cho đảm bảo 100kg/dây/người. Ngoài ra, những chiếc dây đu dùng cho các thợ lau kính cũng được kiểm tra định kỳ, phải đảm bảo tình trạng tốt, không bị xoắn, tưa..

img
img

Sau khi thả dây xuống, các thợ lau kính phải dùng khóa đu an toàn để gắn dây đu với áo lưới của mình. Chiếc khóa làm bằng thép chịu lực, không gì, giúp những người thợ trượt trên dây an toàn. Bước cuối cùng là buộc dây vào ghế ngồi để chuẩn bị đu giữa không trung.

ĐU DÂY TRÊN CAO NHƯ "NGƯỜI NHỆN"

img
img
img

Với những người thợ lau kính, việc treo mình lơ lửng trên độ cao 100-200m không phải điều gì quá lạ lẫm. Tuy nhiên, người dân khi trông thấy các công nhân lau kính đu qua đu lại hàng giờ đồng hồ trên những tòa nhà cao trót vót đều không khỏi hiếu kỳ, có người đứng rất lâu bên dưới xem họ làm việc. "Nhiều người trong nhà nhìn thấy còn bật cười, vẫy tay với chúng tôi. Các em nhỏ trông thấy thì hay tỏ ra thích thú, trầm trồ, gọi chúng tôi là người nhện", anh Mạnh nói.

img
img
img

Mỗi ngày công nhân lau kính cũng làm việc 8 tiếng như những công việc khác nhưng mệt mỏi hơn rất nhiều. "Khổ nhất là những ngày mùa hè nắng gắt mà phải làm nhiều giờ liền ngoài trời, mồ hôi vã ra như mưa. Mùa đông thì trời lạnh giá, rét mướt cũng không dám mặc nhiều áo để đeo các trang bị cho an toàn, thoải mái nên những ngày lạnh, lúc bắt đầu leo từ mấy tầng cao xuống, anh em ai cũng run cầm cập. Hơn nữa nếu giữa chừng khát nước hay muốn đi vệ sinh, chúng tôi cũng ráng nhịn" anh Mạnh nói thêm.

Ngắm “người nhện” đu mình trên nhà cao tầng ngày Hà Nội lạnh giá - Ảnh 7.

Với những công trình được ốp phẳng hoàn toàn bằng kính thì việc lau chùi khá đơn giản. Độ nhanh chậm tùy thuộc vào tay nghề mỗi công nhân. Những tòa nhà có kiến trúc lồi lõm, nhiều gờ thì việc vệ sinh khó khăn hơn rất nhiều.

"CÔNG VIỆC CHO CHÚNG TÔI THÊM LẠC QUAN VÀ BẢN LĨNH"

Ngắm “người nhện” đu mình trên nhà cao tầng ngày Hà Nội lạnh giá - Ảnh 8.

Khi được hỏi về công việc, hầu hết những người thợ lau kính đều chia sẻ, thời gian đầu đu dây do chưa có kinh nghiệm nên có cảm giác sợ độ cao, lo lắng về độ an toàn, dẫn đến hiệu quả công việc chưa được như mong muốn. Tuy nhiên làm một thời gian sẽ thấy quen, đồng thời trong quá trình làm luôn có các anh em khác hỗ trợ nên dần dần vượt qua được nỗi sợ thì càng yêu công việc hơn.

img
img
img

15 năm làm nghề lau kính, anh Mạnh chia sẻ, tuy công việc nguy hiểm và vất vả như thế nhưng anh luôn cảm thấy yêu, đam mê công việc. "Nhiều năm trước, tôi có lau kính cho một tòa nhà cao tầng ở Trần Quang Khải. Hôm đó tôi đang lau mặt trong, tức là phần khe giữa các tòa nhà, thì trời bất ngờ có gió mạnh. Cơn gió khi thổi qua khe giữa các tòa nhờ trở thành một cơn gió quẩn, cuốn tôi quay quanh tòa nhà nhiều vòng liên tục. Ban đầu tôi rất lo, cảm giác như sắp văng ra khỏi ghế vậy, nhưng sau khi lấy được bình tĩnh, tôi tiếp tục bám tay thật chắc vào sợi dây và chờ cho đến khi cơn gió dừng lại rồi leo xuống", anh Mạnh kể.

Ngắm “người nhện” đu mình trên nhà cao tầng ngày Hà Nội lạnh giá - Ảnh 10.

"Ở nhà, thi thoảng bà con làng xóm có việc gì khó khăn, cần phải trèo lên cao thì đều nhờ tôi giúp. Trông thấy tôi làm dễ dàng, trèo băng băng mà không sợ hãi, ai nấy đều trầm trồ, thán phục. Chính sự nguy hiểm của công việc đã rèn luyện cho tôi trở nên bản lĩnh hơn, có một tâm lý vững vàng, luôn bình tĩnh và lạc quan trước những thử thách trong cuộc sống", anh Mạnh tâm sự.


TRỌNG HIẾU
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem