Tháng 7/2020, trận mưa lớn kỷ lục trong vòng gần 60 năm qua xảy ra tại Hà Giang

TRẬN MƯA KỶ LỤC KỂ TỪ 60 NĂM QUA Ở HÀ GIANG: THIỆT HẠI CẢ VỀ NGƯỜI VÀ CỦA ĐỀU RẤT LỚN

Người dân thành phố Hà Giang không thể quên được trận mưa to, gây ngập lụt vào đêm 20 rạng sáng 21/7 vừa qua. Trận mưa khiến cho nhiều khu vực thành phố Hà Giang bị chìm sâu trong nước, có chỗ lên đến 1,2m. Hàng loạt ô tô bị nhấn chìm, nhiều nhà cửa bị nước ngập; hoa màu, cây cối bị hư hỏng… 

Theo thống kê, đến cuối giờ ngày 21/7, mưa lũ trên địa bàn tỉnh này đã làm 5 người chết, 2 người bị thương. Trong đó, mưa lớn xảy ra tại thôn Cóc Nắm, xã Bản Nhùng (H.Hoàng Su Phì) dẫn đến sạt lở đất làm sập nhà khiến 2 mẹ con chị Lý Già Tin (44 tuổi), Lý Thị Ơn (15 tuổi) thiệt mạng. Còn tại xã Phương Độ (TP.Hà Giang), sạt lở đất do mưa lớn khiến 1 người tử vong là Nguyễn Tú Minh Anh (13 tuổi). Trong ngày, có 2 người thiệt mạng do lũ quét gồm: Trịnh An Vy (2 tuổi), trú tại thôn Vĩnh Ngọc, xã Tân Quang (H.Bắc Quang) và Nông Văn Chiến (27 tuổi), ở xã Minh Ngọc (H.Bắc Mê). Tại H.Hoàng Su Phì và TP.Hà Giang, có 2 người bị thương do lũ quét và sạt lở đất. Mưa lớn gây ra sạt lở đất đã vùi lấp toàn bộ máy móc, thiết bị của 2 nhà máy thủy điện Thái An (H.Quản Bạ) và Thuận Hòa (H.Vị Xuyên) khiến các thủy điện này phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động và xả lũ qua cửa xả tràn.

Ngoài những thiệt hại về người, ước tính tổng thiệt hại về của do mưa lũ trên địa bàn thành phố Hà Giang cũng lên đến hàng chục tỷ đồng.

img
img
img
img
img
img

Theo đánh giá của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lượng mưa phổ biến tại TP Hà Giang đặc biệt to, lên tới 347mm, đây là lượng mưa lớn nhất theo số liệu quan trắc từ năm 1961 đến nay

ĐÔ THỊ TRÊN CAO CŨNG NGẬP TRẮNG: NGUYÊN NHÂN VÌ SAO?

Lý giải nguyên nhân gây mưa to đến rất to và ngập lụt tại thành phố Hà Giang, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho rằng do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió trên cao. Đây là một trong những hiện tượng do áp cao cận nhiệt đới lấn sâu vào nội địa. Hình thái này kết hợp với xoáy và gió trên cao tồn tại lâu ở khu vực Hà Giang mà không di chuyển đi nơi khác, do đó, dẫn đến hiện tượng mưa các nơi không đồng đều, chỉ tập trung tại Hà Giang.

Theo đánh giá của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lượng mưa phổ biến tại thành phố Hà Giang lên tới 347mm, đây là lượng mưa trong 24 giờ lớn nhất theo số liệu quan trắc từ năm 1961 đến nay

img
img
img

Các tuyến đường tại TP Hà Giang bị ngập lụt, cản trở giao thông đi lại.Các lực lượng chức năng đều ngay lập tức có những biện pháp ứng phó. Ảnh 1, ảnh 2: thành phố Hà Giang ngập chìm trong nước lũ và bùn đất. Ảnh 3: Đại diện Tổng cục PCTT và các cơ quan chức năng có mặt tại hiện trường để ứng phó với tình hình.

Ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang, nhận định mưa lớn cục bộ trong thời gian ngắn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập lụt ở TP Hà Giang. "Ghi nhận của cơ quan khí tượng là lượng mưa lớn nhất 60 năm, nhưng thực tế theo người dân sinh sống ở địa phương thì hàng trăm năm mới có trận mưa lớn như vậy", ông Vinh nói và cho biết có những nơi trong thành phố ghi nhận lượng mưa lên tới 400 mm trong 24 giờ.

Ngoài ra, ông Vinh cho rằng địa hình lòng chảo, bao xung quanh là núi cũng khiến nước đổ dồn về trung tâm TP Hà Giang rất lớn. "Sáng 21/7, mực nước trong thành phố và mực nước sông Lô ngang nhau nên không thể thoát kịp. Đây cũng không phải lần đầu tiên TP Hà Giang ngập úng, tuy nhiên mức độ thì chưa bao giờ lớn như lần này", ông Vinh nói thêm.

Trước ý kiến cho rằng TP Hà Giang ngập lụt do việc xây dựng và xả lũ của các thủy điện trên sông Lô và sông Miện, ông Nguyễn Khắc Quyền, Giám đốc Sở Công Thương Hà Giang phủ nhận và cho rằng "lượng mưa chưa từng thấy là nguyên nhân chính".

"Thực tế thủy điện trên các dòng sông Lô và Miện rất nhỏ nên không có chức năng tích nước, cắt lũ như đa phần thủy điện khác. Bình thường nước ở hồ thủy điện trên hai sông này chỉ phục vụ điều tiết trong ngày", ông Quyền nói.

Theo lãnh đạo Sở Công Thương Hà Giang, trong đêm 20/7, các thủy điện trên sông Lô, sông Miện đã xả lũ đúng quy trình, được thông báo đến từng xã, phường và người dân để đảm bảo an toàn.

Ngập lụt đô thị trên cao: Thiên tai hay nhân tai - Ảnh 4.

Bản đồ các tiểu lưu vực trên Lưu vực sông Hồng. Lưu vực sông Lô - Gâm nằm trong lưu vực sông Hồng. Ảnh Lê Long - WRU

TS.KTS Ngô Trung Hải, Phó chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, cũng cho rằng địa hình lòng chảo của TP Hà Giang là nguyên nhân khiến nơi này nằm ở vùng núi cao nhưng đã bị ngập lụt. "Nếu chúng ta nhìn trên bản đồ hoặc đến tận nơi, sẽ thấy xung quanh thành phố là các dãy núi, nên khi mưa lớn nước lũ ở các nơi đổ về đây theo chiều dốc, nước lên rất nhanh", ông Hải nói.

Cũng theo ông Hải, quy hoạch của TP Hà Giang "không hề lấp đi dòng sông hay con suối nào", nên yếu tố quy hoạch không phải là nguyên nhân dẫn đến ngập lụt.

img
img
img
img
img
img

Thành phố Hà Giang, huy động các lực lượng khẩn trương khắc phục hậu quả sau mưa lũ lịch sử.

Ngay sau khi xảy ra mưa lớn, ngập úng, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp các địa phương tổ chức lực lượng xuống địa bàn khắc phục hậu quả thiên tai, giúp đỡ người dân đi lại khi cần thiết. Đồng thời chỉ đạo TP Hà Giang thực hiện nghiêm túc phương án ứng phó với phương châm “4 tại chỗ” nhằm giúp nhân dân khắc phục thiệt hại.

THƯỜNG XUYÊN NGẬP LỤT, TÌNH TRẠNG CHUNG CỦA CÁC ĐÔ THỊ TRÊN CAO

Không chỉ thành phố Hà Giang thường xuyên bị ngập lụt trong biển nước mỗi khi mưa lớn. Hiện nay, nhiều thành phố trên cao như Điện Biên, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu,... cũng đang gặp phải vấn đề tương tự. Mỗi khi mưa lớn, các hệ thống cống, rãnh quá tải, lượng nước không kịp thoát, ngập lụt cục bộ lại xảy ra. 

img
img
img
img
img
img

Mỗi khi mưa lớn các thành phố trên cao thường xuyên bị ngập lụt, gây ảnh hưởng đến giao thông đi lại. Hình ảnh các vụ ngập úng cục bộ, diễn ra thường xuyên hơn, ở các tỉnh, thành phố miền núi như Sơn La, Điện Biên, Lào Cai...

Cứ sau mỗi trận mưa lớn, căn nhà của anh Khánh tại tổ 11, phường Quyết Tâm thành phố Sơn La lại ngập trong nước và bùn đất. Nhà có con nhỏ, những lúc mưa to, để đảm bảo cho tính mạng của gia đình, anh khánh phải đưa vợ con đi ở nhờ nhà người quen.

img
img
img
img
img
img

Cuộc sống của gia đình anh Khách, tổ 11, phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La, chưa bao giờ yên ổn khi mưa lũ xảy ra. ( Ảnh: H.Nam)

Ngập lụt đô thị trên cao: Thiên tai hay nhân tai - Ảnh 7.

Anh Vũ Duy Khánh, tổ 11, phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La

"Mấy năm gần đây, cứ mỗi trận mưa, nhà tôi nước lũ lại tràn vào nhà, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của gia đình. Nhiều lúc mưa to quá, sợ nước lũ lên cao, tôi phải đưa vợ con đi ở nhờ nơi khác. Và cùng sau mỗi lần mưa lũ như vậy gia đình tôi lại bắt đầu phải dọn dẹp, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của gia đình", Vũ Duy Khánh chia sẻ


Sống chung cảnh lũ khi mùa mưa đến như gia đình anh Khánh còn có 3 hộ gia đình khác cũng ở trong ngõ số 4, tổ 11, phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La. Mỗi khi mưa lớn con rãnh nhỏ trong ngõ không kịp thoát nước, nước lại tràn bờ, gây ngập lụt cả 4 hộ dân. Vi năm trong đất quy hoạch lại chưa được di dời, nên công trình nhà cửa của người dân cũng không được phép cải tạo. 

Sơn La tăng cường công tác phòng, chống lũ bão, giảm nhẹ thiên tai ở địa phương


img
img
img
img

Người dân tổ 11, phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La, đã nhiều năm nay sống chung với cảnh ngập lụt sau mỗi trận mưa lớn. ( Ảnh: H.Nam)

Trao đổi về tình hình thường xuyên ngập lụt trên địa bàn, lãnh đạo UBND thành phố Sơn La cho biết: Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, quy hoạch thoát nước không được bảo đảm làm hạn chế nhiều đường thoát nước tự nhiên của thành phố. Vấn đề này không chỉ gây ách tắc, cản trở giao thông mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân sống quanh khu vực.

img
img
img
img
img
img

Thành phố Sơn La huy động lực lượng công an, quân sự, dân quân tự vệ, thanh niên và cán bộ công chức phối hợp cùng chính quyền các xã, phường khác phục hậu quả sau mưa lũ.

Cũng theo lãnh đạo thành phố Sơn La, để giải quyết dứt điểm tình trạng trên, cần thiết kế hệ thống cống rãnh phải bảo đảm đủ lớn, có hệ thống nắp hố ga hợp lý để dễ dàng kiểm tra và khơi thoát. Trồng cây phủ hết diện tích đất trống của các cơ quan công sở, doanh nghiệp trong khu vực thành phố, nhất là những khu vực đất cao, độ dốc lớn để hạn chế bùn đất tràn xuống đường phố. Bên cạnh đó, thành phố cũng đang triển khai hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Sau khi hệ thống này đi vào hoạt động sẽ tăng cường khả năng tiêu, thoát nước cho các khu dân cư khi mưa xuống, hạn chế thấp nhất tình trạng ngập lụt trên địa bàn.

XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ngập lụt đô thị trên cao là vấn đề ngày càng được nhiều người quan tâm. Ngập lụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt và đời sống hằng ngày của người dân; làm hư hại các công trình xây dựng, phá hủy các công trình hạ tầng kỹ thuật, làm ngừng trệ giao thông, gây ô nhiễm môi trường.

img
img
img
img
img
img

Ngập lụt đô thị ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn ở các đô thị ở vùng cao.

Theo Kiến trúc sư Nguyễn Trần Bắc cho biết: tình trạng các thành phố trên cao thường xuyên bị ngập lụt là do lượng mưa ngày càng gia tăng, mưa có cường độ lớn, thời gian mưa dài trên một diện rộng và có những ngày mưa gấp đôi thậm chí gấp 3-4 lần, vượt cường độ thiết kế của hệ thống thoát nước và cứ mưa là ngập. 

Ngập lụt đô thị trên cao: Thiên tai hay nhân tai - Ảnh 11.

Kiên trúc sư, Nguyễn Trần Bắc.



Lũ từ các sông ở thượng lưu, do xả nước từ các công trình hồ tưới tiêu, hồ thủy điện ở phía thượng nguồn. Hệ thống tiêu thoát nước các thành phố hầu hết được xây dựng trên nền các đô thị cũ, chưa hoàn chỉnh và còn nhiều hạn chế. Các thành phố trong quá trình phát triển trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, tầm nhìn và vốn đầu tư khác nhau, nên đến nay hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và tiêu thoát nước nói riêng chưa đáp ứng yêu cầu tiêu thoát nước.

Trò chuyện với KTS Nguyễn Trần Bắc về những nguyên nhân của việc ngập lụt đô thị trên cao

Trong quá trình xây dựng đô thị, còn thiếu quy hoạch, tầm nhìn quy hoạch và quản lý phát triển đô thị còn hạn chế. Quy hoạch không đồng bộ, thiếu liên kết vùng. Công tác dự báo chưa lường hết được biến đổi khí hậu, nên thông số thiết kế theo quy hoạch không còn phù hợp với tình hình thực tế, khiến một số tuyến thoát nước dù mới được đầu tư cũng trở nên quá tải. Đô thị hóa thiếu kiểm soát, phát triển đô thị và phát triển cơ sở hạ tầng không đồng bộ đang là những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của tình trạng ngập lụt đô thị.

Kiến trúc sư Nguyễn Trần Bắc

img
img

KTS Nguyễn Trần Bắc cho rằng: Một trong những nguyên nhân chính là do quy hoạch đô thị còn yếu, không theo kịp với những diễn biến của thời tiết, thiên tai. Đặc biệt, một phần do những quy hoạch về xây dựng thủy điện còn chưa gắn liền với quy hoạch đô thị và miền núi, chính vì thế đã gây ra độ "chênh" giữa các cấp quản lý, khiến cho các đô thị trên cao như Hà Giang, Sơn La, gặp nhiều vấn đề mỗi khi thủy điện cần xả lũ. 

Cũng theo Kiến trúc sư Nguyễn Trần Bắc, để giảm thiểu ngập lụt tại các đô thị trên cao. Cần rà soát, lập mới, điều chỉnh quy hoạch đô thị theo hướng lợi dụng ưu thế tự nhiên để tăng mức độ thích nghi, tôn trọng không gian dành cho nước; quy hoạch thoát nước theo hướng thoát nước bền vững thích ứng biến đổi khí hậu. Rà soát các dự án thoát nước trên địa bàn, dự án đầu tư xây dựng mới phải đồng bộ hệ thống thoát nước, đê bao, công trình ngăn triều, hệ thống bơm hỗ trợ, có tính đến biến đổi khí hậu cho từng lưu vực thoát nước phù hợp với khả năng nguồn vốn. Xây dựng hệ thống bể ngầm, hồ chứa nước mưa để thu gom nước tại chỗ và trữ nước. Hạn chế hoặc nghiêm cấm san lấp hồ ao, sông kênh với các mục đích khác nhau. Cấm xả rác, xây dựng trái phép, lấn chiếm dòng sông và các công trình thoát nước.

img
img
img
img
img

Đô thị hóa thiếu kiểm soát, phát triển đô thị và phát triển cơ sở hạ tầng không đồng bộ đang là những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của tình trạng ngập lụt đô thị.

Ngập lụt các đô thị trên cao do tác động của nhiều nguyên nhân, từ biến đổi khí hậu đến việc quy hoạch phát triển các khu đô thị. Để giải quyết vấn đề trên, chúng ta cần phải có những giải pháp đồng bộ, có lộ trình, đòi hỏi sự quyết tâm của chính quyền các cấp, của các Bộ, ngành Trung ương và sự vào cuộc của các tầng lớp nhân dân.

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem