Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020, thiên tai trên thế giới diễn biến bất thường, khốc liệt với những trận lũ và lở đất ở Brazil đã khiến ít nhất 30 người thiệt mạng, vỡ đập ở bang Michigan (Mỹ) khiến 10.000 người Mỹ sơ tán, lũ lụt nghiêm trọng ở 26 tỉnh phía tây nam Trung Quốc, động đất ở Puerto Rico hay siêu bão Amphan đổ bộ vào Ấn Độ và Bangladesh,… gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Lũ lụt và thiên tai xảy ra nhiều nơi trên thế giới
Tại Việt Nam, 16 loại hình thiên tai đã xảy ra trên khắp cả nước kể từ đầu năm 2020 đến nay, với các hình thái chủ yếu như giông lốc, mưa lớn, mưa đá.
Trong đó có: 186 trận giông, lốc, mưa lớn, trên 43 tỉnh, thành phố, trong đó tình hình mưa đá và giông lốc đặc biệt bất thường, kéo dài và trên diện rộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc; 1 cơn bão trên biển Đông; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng; 31 vụ sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại ĐBSCL, miền núi phía Bắc bắt đầu có mưa lũ cục bộ; sự cố đập Bara Đô Lương Nghệ An; sự cố một số tuyến kè, đê thuộc hệ thống đê từ cấp III trở lên…
Tại tỉnh Lào Cai, ngay đầu năm 2020 đã liên tiếp xảy ra các trận mưa giông, lốc và mưa đá. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai ước tính thiệt hại ban đầu do mưa đá, giông lốc gây ra khoảng 15 tỉ đồng. Khoảng hơn 600 ngôi nhà tại Lào Cai đã bị mưa đá, giông lốc làm tốc mái, hư hỏng nặng. Hiện các cơ quan chức năng đang khẩn trương giúp đỡ người dân dọn dẹp nhà cửa, ổn định cuộc sống và thống kê thiệt hại để có phương án hỗ trợ. (Ảnh Báo Lào Cai)
Hạn hán kéo dài ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Ảnh: Huỳnh Xây)
Từ những số liệu trên cho thấy những năm gần đây tình hình thiên tai ngày càng có diễn biến phức tạp, khó lường và nghiêm trọng hơn. Riêng tại tỉnh Sơn La – một tỉnh vùng Tây Bắc nước ta, đã hứng chịu nhiều trận mưa lớn gây sạt lở đất tại nhiều điểm trên hàng chục tuyến đường.
Sạt lở đất kèm theo đá lăn ở các tuyến đường lên các xã vùng cao, gây nhiều khó khăn và nguy hiểm cho người và các phương tiện lưu thông, thậm chí xảy ra tình trạng tắc đường, cô lập một số địa phương trong nhiều ngày
Sơn La: Tập trung giải pháp phòng chống thiên tai
Nghiêm trọng hơn tại các tỉnh miền Trung những ngày qua đã hứng chịu hậu quả của cơn bão số 5 và 6 cho đến nay đã gây hậu quả làm hơn 40 người chết và mất tích, gây ngập trên diện rộng tới hơn 200 xã/phường và thiệt hại kinh tế nặng nề chưa được thống kê chi tiết.
Những hình ảnh đầu tiên của cơn bão số 5 đổ bộ vào Trung Trung Bộ.
Nhưng chưa dừng ở đó, theo thông tin dự báo, trong những ngày tới, nước ta có thể phải tiếp tục đón 2 cơn bão với những yếu tố khó lường, trên hiện trạng lũ lớn đang diễn ra tại nhiều lưu vực sông khu vực Bắc và Trung Trung Bộ.
Trước những diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường của thiên tai thì việc thực hiện các giải pháp nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai là vô cùng cấp thiết lúc này.
Những năm gần đây, Việt Nam đều hưởng ứng Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai thường cận kề với những đợt thiên tai tại miền Trung. Năm nay cũng không là ngoại lệ khi buổi mít ting hưởng ứng Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai diễn ra vào ngày 13/10 vừa qua chính là thời điểm miền Trung đang oằn mình chống chọi với mưa lũ từ cơn bão số 6.
Bà Caitlin Wiesen-Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam phát biểu trong buổi mít tinh Hưởng ứng Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai (13/10/2020)
Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai được bắt đầu vào năm 1989, do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khởi xướng và lựa chọn ngày 13/10 hàng năm để thúc đẩy văn hóa toàn cầu nhận thức về giảm thiểu rủi ro thiên tai. ASEAN cũng lấy ngày này là Ngày Quản lý thiên tai ASEAN để kỷ niệm cách thức mà người dân và cộng đồng trên toàn thế giới giảm rủi ro thiên tai và nâng cao nhận thức về những rủi ro mà họ phải đối mặt trong quá trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
Tại buổi mitting Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai – Nguyễn Xuân Cường chia sẻ: "Thiên tai vốn là một rủi ro đối với con người kể từ khi chúng ta sinh ra. Tuy nhiên, những năm gần đây, nguy cơ rủi ro thiên tai ngày càng lớn, trên phạm vi toàn cầu, không trừ một ai và không trừ quốc gia nào."
Mỗi năm Việt Nam hứng chịu hơn 10 cơn bão cùng với nhiều loại hình thời tiết rất dị thường, cướp đi sinh mạng của 300 – 400 người, đồng thời, thiên tai cũng gây thiệt hại khoảng 1,5 đến 2% GDP/năm. Riêng năm 2017 có tới 24 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, gây thiệt hại 63.000 tỷ đồng.
Do đó, Việt Nam cam kết là thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc với các hành động nhằm quản trị rủi ro thiên tai như tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và các mục tiêu thiên niên kỷ.
Hoạt động phối hợp hưởng ứng ngày giảm nhẹ rủi ro thiên tai thế giới và ngày Asean về quản lý thiên tai cũng là một trong những hoạt động góp phần tạo dựng một cộng đồng ASEAN an toàn trước thiên tai và đăc biệt trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh hiện nay.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.