Nhạc sĩ Trần Tiến: “Tôi vô cùng hạnh phúc vì còn có người yêu mình”
Đó là những chia sẻ của nhạc sĩ Trần Tiến tại đêm nhạc “Nửa thế kỷ phiêu bạt” vừa diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Tôi tái xuất vì thương đồng bào tôi quá
14 năm sinh sống ở Vũng Tàu, nhạc sĩ Trần Tiến dường như đã ở ẩn, ông rời xa những sự kiện âm nhạc. Thế rồi bất ngờ ông trở lại trong đêm nhạc phải nói là tầm vóc và lớn nhất trong cuộc đời ông. “14 năm nay tôi ở ẩn nhưng đợt Covid-19 vừa qua, tôi thấy thương người dân tôi chết nhiều quá. Tôi tái xuất giang hộ hát cho chiến sĩ hải quân ở Trường Sa, hát ở bệnh viện giã chiến. Tôi thành lập ban du ca để hát từ thiện. Cũng may bầu show thấy tôi “còn sống” nên đã mời tôi làm show này”, ông kể.
Và với ông việc trở về Hà Nội chuyến này như một sự trở về với quê hương bản xứ của mình, bởi ông là người gốc Ba Vì (Hà Nội). “Các bạn hãy coi tôi như người đi xa về. Hôm nay tôi vui lắm, hạnh phúc lắm. 4.000 chỗ ngồi đã chật kín, vé cháy từ nhiều hôm trước khi diễn ra đêm nhạc. Tôi hạnh phúc vì mình có ý nghĩa, hạnh phúc vì còn mang lại niềm vui cho mọi người”, ông bộc bạch.
Cũng tại chương trình này, ông đã bộc bạch sự ra đời của của ca khúc “Tạm biệt chim én”, “Mặt trời bé con” và một sáng tác mới mang tên “Lẳng lơ” mà như ông tâm sự là để tặng một người đánh cá ở gần nhà ông ở Vũng Tàu khi anh này tuổi đã cao mà chưa chịu lấy vợ. “Khi tôi sáng tác bài hát này và hát tặng, anh ấy đã có vợ. Tôi vui làm được việc có ý nghĩa”, ông nói.
Đêm nhạc mở đầu bằng liên khúc các sáng tác được yêu thích nhất của Trần Tiến do dàn nhạc biểu diễn. Những nốt nhạc đẹp và cảm động, báo hiệu cho một đêm thăng hoa của âm nhạc Trần Tiến trong năng lượng và tình yêu của những nghệ sĩ trẻ.
Ngoài Bằng Kiều và Hà Trần là "người cũ" với âm nhạc Trần Tiến, các nghệ sĩ tham gia đều mới mẻ, trẻ và nhiều màu sắc: Uyên Linh, Trung Quân Idol, Phạm Anh Khoa, nhóm Du ca.
Đêm nhạc có đủ những ca khúc được yêu thích của Trần Tiến: Giấc mơ Chapi, Tóc gió thôi bay, Chị tôi, Mẹ tôi, Quê nhà, Lời ru buồn, Điệp khúc tình yêu, Mưa bay tháp cổ, Về đi em, Tùy hứng lý qua cầu, Vòng tay cầu hôn, Ngẫu hứng phố, Sắc màu, Giai điệu Tổ quốc, Ngẫu hứng sông Hồng, Lý ngựa ô…
Tôi rất hay sợ buồn
Khi thể hiện cũng như nghe một số ca khúc buồn trong đêm nhạc, nhạc sĩ Trần Tiến mình rất sợ buồn. Sáng tác nhiều bài hát với những nốt nhạc trầm buồn, da diết, nhưng Trần Tiến khi chia sẻ với khán giả đã thú nhận ông rất hay sợ buồn. Ông thích niềm vui và quý trọng niềm vui.
Khi mắc bạo bệnh, ông càng quý niềm vui, sự tích cực hơn hết. Ông bảo nhờ niềm vui và khát vọng đã giúp ông sống qua bạo bệnh, vẫn "hiên ngang" sau 30 lần hóa trị.
Ông khuyên những khán giả thân yêu của mình chỉ hai điều: tập thể dục và vui. Thêm một điều nữa: Khi còn có hình (hài) trên trái đất này thì hãy sống tốt với hình (hài) khác, để khi thoát khỏi xác phàm nhiều khổ ải sẽ hạnh phúc gặp bạn bè ở cõi phiêu miên.
“Bị cấm” vì “cầm đèn chạy trước ô tô”
Với nhiều khán giả trẻ yêu nhạc Trần Tiến, bài hát rock Đồng hồ, “Trần trụi 1987” mà được nghe trong đêm nhạc là một bất ngờ, một mới lạ. Đó là những ca khúc sáng tác trong thời điểm giữa những năm 80 của thế kỷ trước khi tình hình trong nước thực sự có những “bất ổn”. Ông đã viết lên suy nghĩ của mình trước hiện thực xã hội và đã khiến ông gặp không ít rắc rối.
“Rock Đồng hồ đã nói về câu chuyện chiếc đồng hồ có 3 cái kim, cái anh mỏng manh nhất là anh kim giây thì không ai nhắc đến, người ta có hỏi thì hỏi cái anh kim giờ ngắn ngủi, béo béo ấy “Mấy giờ rồi?”, không ai hỏi “Mấy giây rồi?”. “Cuộc đời là như vậy. Nhân dân chúng ta trong những năm tháng đó không ai để ý, người ta để ý đến mấy anh mập ú ấy. Cho đến nếu khi đồng hồ chết, người ta mới nhớ đến kim giây, mới nhớ đến nhân dân”, ông nói.
Sau đó, nhạc sĩ Trần Tiến đã tìm cách gặp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, hát cho các lãnh đạo nghe 16 bài hát “bị cấm” của mình, trong đó có bài Đồng hồ. Nghe xong, Tổng Bí thư nói: “Tiến ơi, tớ còn là kim giây đây”. Và từ đó, mọi rắc rối của ông đã bị cởi bỏ.
Ông vua nhạc Pop
Khi nói về nhạc sĩ Trần Tiến, nhạc sĩ Nguyễn Cường cho biết, Trần Tiến sinh ra để du ca hay nói đúng hơn du ca phương thức, là bản chất của là Trần Tiến. Còn ca sĩ Khánh Ly nhận xét, người lúc nào cũng nhẹ nhàng, hiền hậu, thanh tao, còn một người trông rất man rợ. Nhưng tại sao hai người đó lại thân với nhau thế. Đó là khi nữ ca sĩ Khánh Ly so sánh Trịnh Công Sơn với Trần Tiến.
Là người bạn gần gũi và thân thiết với nhạc sĩ Trần Tiến, nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh khẳng định: “Trần Tiến là một ông vua nhạc Pop. Cuộc đời ông có những ngã rẻ, có những phiêu bạt vì thế trong âm nhạc của ông cũng đa dạng, có sự chắt lọc chất liệu dân ca 3 miền. Chính điều đó đã tạo nên chất du ca trong bức tranh chung về âm nhạc của Trần Tiến”.
Trần Tiến (tên đầy đủ Trần Việt Tiến, 16 tháng 5 năm 1947) là một nhạc sĩ người Việt Nam. Ông vừa là nhạc sĩ sáng tác ca khúc quần chúng, vừa là ca sĩ. Ngoài ra, ông từng giành được một đề cử tại giải Cống hiến. Ông hiện sống cùng với vợ ở Vũng Tàu.
Trần Tiến là em trai của ca sĩ Trần Hiếu, chú của ca sĩ Trần Thu Hà.
Năm 16 tuổi, Trần Tiến làm hậu đài cho Đoàn Ca múa Hà Nội. Sau một năm tự học, ông trở thành nghệ sĩ đơn ca của Đoàn và đi biểu diễn ở vùng tuyến lửa lúc bấy giờ như Quảng Bình, Vĩnh Linh. Các bài hát Thanh niên ra tiền tuyến, Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp ra đời trong thời gian này và đã đoạt Giải A cuộc thi Tiếng hát át tiếng bom do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.
Năm 1971, Ông theo học Nhạc viện Hà Nội, tốt nghiệp khoa thanh nhạc và sáng tác năm 1978. Những ca khúc đầu tiên ông sáng tác sau khi tốt nghiệp mang chủ đề yêu nước. Những sáng tác nổi bật nhất của thời kỳ này là: Giai điệu Tổ quốc; Những đôi mắt mang hình viên đạn; Vết chân tròn trên cát.
Năm 1987, ông thành lập ban nhạc rock Đen-Trắng và lưu diễn dọc đất nước. Các bài hát của ông trong thời kỳ này có nội dung cổ vũ cho Đổi mới. Một số bài hát trong chương trình biểu diễn Đối thoại 87:
Năm 1979: Giải nhất 10 bài hát được quần chúng ưa thích trong năm do báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh bình chọn.
Năm 1990, bài Sao em nỡ vội lấy chồng đoạt giải thưởng Trung ương Đoàn về đề tài Dân số - Kế hoạch hoá gia đình
Năm 1992, bài Chiếc vòng cầu hôn đoạt giải bài hát hay nhất năm 1992-1993 do Đài Truyền hình Việt Nam bình chọn
Năm 1999, bài Chị tôi giành giải Mai vàng cho Nhạc sĩ xuất sắc.[12]
Năm 1975-1985, đoạt danh hiệu "Nhạc sĩ được yêu thích nhất 10 năm sau giải phóng" do báo Tuổi Trẻ' và Hội Nhạc sĩ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức bình chọn
Năm 2007, Trần Tiến được Giải thưởng nhà nước chuyên ngành nhạc.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.