Để làm rõ về quy trình, tính pháp lý để nhập khẩu 37 toa tàu cũ của Nhật Bản, trao đổi với PV Dân Việt, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Vũ Quang Khôi cho rằng: Chúng ta cần phải tránh trình trạng “một tiền gà, ba tiền thóc”.

Thưa ông, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề xuất nhập 37 toa tàu cũ của Nhật Bản, quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

- Cho đến thời điểm này, chúng tôi chưa nhận được văn bản chính thức nào từ phía Cơ quan quản lý Nhà nước cũng như văn bản của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về đề xuất nhập khẩu 37 toa tàu cũ của Nhật Bản.

Nhập toa tàu cũ của Nhật Bản: “Một đồng tiền gà, ba đồng tiền thóc” - Ảnh 1.

Ông Vũ Quang Khôi, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam. Ảnh: Thế Anh

Trong quá khứ, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng từng đề xuất nhập khẩu toa tàu cũ của Trung Quốc. Tuy nhiên, cả 2 lần đề xuất họ đều không có văn bản gửi cho Cục Đường sắt Việt Nam.

Hiện nay, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, do đó, dù muốn nhập toa tàu cũ của Nhật Bản thì vẫn phải có báo cáo gửi Uỷ ban. Vì Uỷ ban là Cơ quan chủ quản, quản lý vốn của doanh nghiệp này.

Đồng thời, việc nhập toa tàu cũ phải phù hợp với chiến lược kinh doanh đã được các cấp thẩm quyền phê quyệt, chứ không phải muốn nhập là nhập được. Ngoài Uỷ ban, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng cần phải hỏi Bộ GTVT và Cục Đường sắt về quản lý chuyên ngành, để xem xét và có ý kiến trước khi báo cáo đề xuất tới Chính phủ.

Nhập toa tàu cũ của Nhật Bản: “Một đồng tiền gà, ba đồng tiền thóc” - Ảnh 2.

Về góc độ chuyên môn, ông đánh giá thế nào về những toa tàu của Nhật Bản và chúng ta đang khai thác?

- Về góc độ quản lý chuyên ngành, tại Việt Nam hệ thống đường sắt Quốc gia chúng ta đang khai thác toa tàu khổ 1 mét và 1,435 mét, trong đó có 1 số đoạn mình khai thác theo dạng lồng toa giữa khổ 1 mét và 1,435 mét. Đường sắt đang khai thác đầu máy chạy dầu diesel kéo đoàn toa là chủ yếu, chưa có tàu chạy bằng điện.

Tại Nhật Bản đang khai thác đoàn tàu với khổ 1,067 mét, lớn hơn khổ đường sắt của chúng ta một chút thôi. Như vậy, khổ toa tàu của Nhật Bản có mặt cắt ngang sẽ không phù hợp với khổ đường sắt của chúng ta đang khai thác.

Hiện, khổ đường sắt của chúng ta có những đoạn rất hẹp không đủ quy chuẩn do lịch sử để lại, đặc biệt là qua một số hầm đường sắt. Do đó, khổ toa tàu của Nhật Bản có thể không đáp ứng được quy chuẩn qua hệ thống hạ tầng của Việt Nam.

Đặc biệt, Nhật Bản khai thác toa tàu tự hành, dùng sức kéo điện. Vì vậy, nếu những toa tàu của Nhật Bản được đưa về nước sẽ phải ép hẹp lại và phải kiểm tra khổ ngang giới hạn toa tàu và trục bánh của toa tàu.

Ông có thể nói rõ hơn về quy chuẩn cho việc nhập toa tàu cũ của Nhật Bản?

- Chúng ta phải xem lại quy chuẩn toa tàu của Nhật Bản có phù hợp với quy chuẩn đầu máy tàu của Việt Nam hay không? Vấn đề khác nữa là quy trình, duy tu bảo trì có phù hợp với công nghệ của chúng ta hay không?

Hiện, hệ thống sửa chữa cơ khí toa tàu của chúng ta rất lạc hậu, liệu chúng ta có làm chủ được công nghệ về sửa chữa bảo trì những toa tàu của Nhật Bản hay không?. Trong đó, còn phải xem xét những toa tàu cũ của Nhật Bản có đảm bảo quy chuẩn bảo vệ môi trường, khí thải, rác thải của Việt Nam.

Đặc biệt là quy trình vận hành toa tàu cũ của Nhật Bản có phù hợp với quy chuẩn hệ thống điều hành chạy tàu, hệ thống thông tin tín hiệu của chúng ta hay không?. Các nước trên thế giới có khổ tàu khai thác tương tự như chúng ta chỉ có Thái Lan, Lào và Trung Quốc đang có một số đoạn khai thác như chúng ta.

Nhập toa tàu cũ của Nhật Bản: “Một đồng tiền gà, ba đồng tiền thóc” - Ảnh 4.

Theo ông, để nhập 37 toa tàu cũ của Nhật Bản về pháp lý cần phải đáp ứng những quy định pháp luật nào?

- Về pháp lý để nhập 37 toa tàu cũ của Nhật Bản, chúng ta đã có quy định tại Điều 34, Luật Đường sắt về điều kiện nhập khẩu phải phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn Quốc gia và phải được Cơ quan Đăng kiểm cấp giấy chúng nhận.

Ngoài ra, khi nhập toa tàu cũ của Nhật Bản phải tuân thủ các quy định của pháp luật khi nhập khẩu.

Việc nhập toa tàu cũ của Nhật Bản còn liên quan tới Bộ Công Thương quản lý về việc xuất nhập khẩu và Bộ Khoa học và Công nghệ về lĩnh vực chất lượng môi trường, lượng khí thải,... công nghệ có đảm bảo.

Những nội dung của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam mới đưa ra vẫn chưa đầy đủ thông số, để các Cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá, xem xét có ý kiến chính thức.

Nhập toa tàu cũ của Nhật Bản: “Một đồng tiền gà, ba đồng tiền thóc” - Ảnh 5.

Đường sắt Việt Nam đang khai thác. Ảnh: VNR

Trong trường hợp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có văn bản gửi tới Bộ GTVT và Cục Đường sắt đầy đủ chi tiết về đề án này, chúng tôi sẽ xem xét một cách thận trọng, kỹ lưỡng để có văn bản trả lời chính thức về việc này.

Hiện nay, thông qua báo chí nên chúng tôi mới biết được việc này và đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Cục nghiên cứu chuẩn bị sẵn các thông tin tài liệu liên quan, để chủ động khi được lấy ý kiến về chuyên môn.

Việc nhập toa tàu cũ Nhật Bản phải được đánh giá tổng thể kỹ lưỡng, thận trọng, có phù hợp với tiêu chuẩn khai thác đường sắt của chúng ta không?. Chúng ta cần phải tránh trình trạng "một đồng tiền gà, ba đồng tiền thóc".

Nhập toa tàu cũ của Nhật Bản về mà không phù hợp thì sẽ bị mang tiếng và lại tốn thêm tiền sửa chữa, nâng cấp, thay đổi toàn bộ hệ thống đường sắt quốc gia chỉ để đáp ứng 37 toa tàu cũ của Nhật Bản là không nên.

Nhập toa tàu cũ của Nhật Bản: “Một đồng tiền gà, ba đồng tiền thóc” - Ảnh 6.

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem