Nhiều giải pháp "cắt" đỉnh nợ cho NSNN giúp nợ công xuống 55%

Đức Minh Thứ tư, ngày 21/10/2020 10:59 AM (GMT+7)
Việc trả nợ các khoản vay của Chính phủ được tổ chức thực hiện chặt chẽ và đảm bảo đúng hạn, bao gồm cả nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ và nghĩa vụ nợ cho vay lại, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn.
Bình luận 0
Nhiều giải pháp "cắt" đỉnh nợ cho NSNN giúp nợ công xuống 55% - Ảnh 1.

Theo báo cáo Chính phủ, đến hết năm 2018, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đạt mức 58,3%, tiếp tục kéo giảm xuống 55% trong năm 2019. Tương tự, nợ Chính phủ/GDP cũng đã giảm dần từ mức 52,7% vào năm 2016 đã kéo xuống được 48% ước thực hiện cho năm 2019; dư nợ bảo lãnh chính phủ/GDP đã xuống 6,7% thay vì 11,1% như đầu kỳ. Nợ nước nước ngoài mặc dù có biến động tăng giảm tuy nhiên so với mục tiêu đề ra đầu kỳ tỷ lệ nợ nước ngoài quốc gia/GDP trong suốt hành trình 5 năm đều thấp hơn mức cho phép. 

 Năm 2020, trong bối cảnh tác động sâu rộng và toàn diện của đại dịch Covid-19, bội chi ngân sách nhà nước ước khoảng 4,99% GDP; nợ công khoảng 56,8% GDP; nợ Chính phủ khoảng 50,8% GDP; nợ nước ngoài quốc gia/GDP là 47,9%. Các chỉ tiêu đều nằm dưới ngưỡng Quốc hội cho phép. 

TT

Chỉ tiêu

Mục tiêu

2016

2017

2018

ƯTH 2019

1.

Nợ công / GDP

≤ 65%

63,7%

61,4%

58,3%

55,0%

2.

Nợ Chính phủ / GDP

≤ 54%

52,7%

51,7%

49,9%

48,0%

3.

Nợ Nước ngoài quốc gia / GDP

≤ 50%

44,8%

49,0%

46,0%

47,1%

 Bảng Chỉ tiêu an toàn nợ từ năm 2016-2019 - Nguồn báo cáo Chính phủ

Báo cáo cho thấy, 9 tháng đầu năm 2020, Bộ Tài chính đã thực hiện phát hành 223,34 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ theo kế hoạch năm 2020 để chi trả nợ trái phiếu đến hạn và để nhận nợ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo Nghị quyết của Quốc hội là 9.090 tỷ đồng, với kỳ hạn bình quân 13,21 năm, lãi suất bình quân 2,94%/năm (bình quân năm 2019 là 4,51%/năm). Chính phủ đã ký kết 9 Hiệp định vay vốn nước ngoài trị giá khoảng 957 triệu USD. 

 Về bảo lãnh của Chính phủ, trong 9 tháng đầu năm 2020 chưa cấp bảo lãnh Chính phủ cho dự án mới. Dư nợ Chính phủ bảo lãnh tiếp tục giảm mạnh. Tính đến cuối tháng 9/2020, dư nợ Chính phủ bảo lãnh tiếp tục giảm khoảng 30,6 nghìn tỷ đồng (tương đương mức giảm 7,6%) so với cuối năm 2019 chủ yếu do các dự án vay trong nước, nước ngoài tiếp tục trả nợ ròng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh. 

Nhiều giải pháp "cắt" đỉnh nợ cho NSNN giúp nợ công xuống 55% - Ảnh 3.

9 tháng đầu năm 2020, Ngân sách Nhà nước (NSNN) đã chi trả nợ lãi đạt gần tổng trả nợ 80,7 nghìn tỷ đồng, bằng 68,3% dự toán, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng trả nợ của Chính phủ khoảng 241.375 tỷ đồng, tương đương với 65,8% kế hoạch cả năm, trong đó trả nợ trong nước khoảng 180.950 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 60.425 tỷ đồng. 

 Để đạt được kết quả trên, trong những năm qua, việc trả nợ các khoản vay của Chính phủ được tổ chức thực hiện chặt chẽ và đảm bảo đúng hạn, bao gồm cả nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ và nghĩa vụ nợ cho vay lại, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn làm ảnh hưởng tới cam kết với các nhà đầu tư. 

 Ngoài ra, trong năm 2019, Chính phủ đã triển khai 5 đợt hoán đổi trái phiếu Chính phủ để kéo dài kỳ hạn còn lại, giãn áp lực trả nợ, cắt đỉnh nợ cho NSNN. Trên cơ sở đó, đã hoán đổi thành công 10 mã trái phiếu để kéo dài kỳ hạn còn lại khoảng 1,17 năm sang các mã trái phiếu có kỳ hạn bình quân là 13,09 năm, giúp kéo dài toàn bộ danh mục nợ trái phiếu Chính phủ thêm 0,03 năm, giãn áp lực trả nợ cho NSNN.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem