Về xã Long Hẹ (Thuận Châu, Sơn La) vào một ngày giữa tháng 7, chúng tôi được nghe chuyện cảm động về thầy cô kiên trì "gieo chữ" bám trường và chứng kiến nhịp sống sau giờ lên lớp của các em học sinh người dân tộc thiểu số.


Với đặc thù nằm trên địa bàn vùng cao đặc biệt khó khăn, trường Tiểu học – THCS Long Hẹ (Thuận Châu, Sơn La) là nơi ươm mầm ước mơ được học "cái chữ" để vươn lên thoát khỏi đói nghèo của gần một nghìn em học sinh người dân tộc thiểu số.


Video: Nhịp sống sau mỗi giờ lên lớp ở nơi cha mẹ chỉ gặp con 1 lần/tuần.


KHI NƠI HỌC, NƠI ĂN, NƠI Ở...

LÀ TỔ ẤM


Trường Tiểu học - THCS Long Hẹ thuộc địa bàn vùng cao đặc biệt khó khăn, giao thông cách trở, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn... Dù vậy, đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường vẫn luôn nỗ lực mang lại môi trường giáo dục tốt nhất cho các em học sinh.


Nhịp sống sau giờ lên lớp ở nơi cha mẹ chỉ gặp con 1 lần/tuần - Ảnh 2.

Trường Tiểu học – THCS Long Hẹ nằm ở trung tâm xã Long Hẹ, cách TP. Sơn La khoảng 77km.


Trường Tiểu học - THCS Long Hẹ thuộc địa bàn vùng cao đặc biệt khó khăn, giao thông cách trở, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn... Dù vậy, đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường vẫn luôn nỗ lực mang lại môi trường giáo dục tốt nhất cho các em học sinh.


img
img

Trường Tiểu học - THCS Long Hẹ nổi bật với nhà phòng học 2 tầng, khuôn viên rộng rãi, đường đi vào cũng được mở rộng hơn.


Ông Nguyễn Hồng Hà (Hiệu trưởng trường Tiểu học – THCS Long Hẹ) cho biết: "Nhà trường hiện có tổng số 29 lớp học (bậc tiểu học 19 lớp 530 em, THCS 10 lớp 388 em, điểm trường Chà Mạy có 3 lớp 69 học sinh tiểu học; Cùng với đó là 44 cán bộ, giáo viên, trong đó 70% thầy cô là người địa phương, 30% là thầy cô từ nơi khác chuyển đến".


img
img
img

Đằng sau mỗi giờ lên lớp là những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và nơi ở đảm bảo cho các em học sinh có một giấc ngủ an toàn, trọn vẹn.


Đều đặn hàng ngày các em học sinh sẽ được thầy cô và nhân viên nhà trường chuẩn bị 3 bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng với khoảng hơn 600 suất cơm/bữa.


Nhịp sống sau giờ lên lớp ở nơi cha mẹ chỉ gặp con 1 lần/tuần - Ảnh 6.

Nhờ việc chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và đổi mới chương trình giảng dạy nên không còn tình trạng học sinh bỏ học.


"Đặc biệt, các mô hình nấu ăn bán trú gắn các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn nghệ, thể thao, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống; lồng ghép các nội dung giáo dục lịch sử, truyền thống địa phương... vừa để các em yên tâm học tập, vừa hạn chế tình trạng bỏ học giữa chừng", ông Nguyễn Hồng Hà (Hiệu trưởng trường Tiểu học – THCS Long Hẹ) cho biết thêm.


img
img
img

Các hoạt động sinh hoạt sau giờ ăn của các em học sinh khối tiểu học.


Dù học xa nhà và mỗi tuần các em chỉ gặp bố mẹ 1 lần nhưng nhờ các hoạt động giáo dục, vui chơi, giải trí hấp dẫn ngoài giờ lên lớp, các em đều cảm thấy vui vẻ, thoải mái và quen dần với cuộc sống xa nhà.


Nhịp sống sau giờ lên lớp ở nơi cha mẹ chỉ gặp con 1 lần/tuần - Ảnh 8.

Em Thào Thị Dính (Bản Chà Mạy) chia sẻ: "Nhà em cách trường hơn 20km, một tuần em chỉ được gặp bố mẹ một lần vào những ngày nghỉ cuối tuần, nhớ bố mẹ lắm nhưng hàng ngày có các bạn vui chơi cùng nên lâu dần em cũng quen với cuộc sống xa nhà".


Di chuyển sang khu bán trú khối THCS Long Hẹ, được biết ngày mai sẽ là ngày tổng kết năm học của toàn trường nên hiện hữu trước mắt chúng tôi là hình ảnh các em học sinh đang tất bật vệ sinh, quét dọn toàn bộ khu vực bếp ăn, phòng nghỉ.


img
img
img

Hình ảnh các em học sinh tất bật lao động trước ngày tổng kết năm học.


Chia sẻ về nghề, cô Lan tâm sự: "Tôi là giáo viên trẻ được phân công từ Hà Nội lên đây giảng dạy đã được hơn 3 năm. Để duy trì sĩ số học sinh, các thầy cô cùng cán bộ chính quyền cũng thường xuyên sắp xếp thời gian đến từng hộ gia đình để vận động phụ huynh cho các em đi học. Thấy cuộc sống của con mình khi đi học được đầy đủ, ấm no, phụ huynh cũng yên tâm gửi gắm các em theo học".


ĐẰNG SAU NHỮNG NIỀM VUI

KHI TRỞ VỀ NHÀ


Để nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường quan tâm đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các thiết bị, đồ dùng, công nghệ trong giảng dạy, tạo hứng thú học tập cho học sinh; duy trì các phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt", "Xây dựng mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực", mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương cho học sinh noi theo.


Nhịp sống sau giờ lên lớp ở nơi cha mẹ chỉ gặp con 1 lần/tuần - Ảnh 11.

Bầu không khí trong buổi lễ tổng kết năm học tại trường Tiểu học – THCS Long Hẹ.


"Gia đình tôi có hai con đang đi học, nhà xa, đường đi lại khó khăn, tôi không thể đón hàng ngày được nên để các con ăn và ở bán trú tại trường, đến cuối tuần mới về. Có nơi ăn, nơi ở đảm bảo chúng tôi rất yên tâm khi cho các con đi học". Chị Mẩy (bản Năm Búa) cho biết.


img
img

Phụ huynh dõi theo con em mình trong lễ tổng kết năm học.


Được biết, năm học 2018-2019, tỷ lệ học sinh THCS xếp hạnh kiểm tốt, khá chiếm 96,7%; học lực khá, giỏi 48,9%; tỷ lệ học sinh bậc tiểu học hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện 16,9%, hoàn thành tốt 67,1%; có 4 giáo viên được UBND huyện tặng Giấy khen; tập thể nhà trường nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến..


img
img
img

Hình ảnh các em học sinh vui mừng, phấn khởi trong lễ tổng kết năm học.


Song song với việc đầu tư phát triển giáo dục, chính quyền tỉnh Sơn La đặc biệt chú trọng tới đầu tư phát triển y tế. Theo quan sát, hệ thống cơ sở vật chất của trường học và trạm y tế tại xã Long Hẹ được đầu tư xây dựng rất khang trang. Tuy nhiên, nhân lực làm việc tại trạm y tế còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng.


img
img

Trạm y tế xã Long Hẹ được đầu tư cơ sở vật chất khang trang và đầy đủ các trang thiết bị y tế.


Ông Thào Nhật Tòng (Trạm trưởng y tế xa Long Hẹ) cho biết: "Hiện nay đội ngũ anh em có 7 đồng chí, trong đó có 4 y sĩ, 2 điều dưỡng, 1 dưỡng sinh, nhưng chưa có bác sĩ. Mặc dù trạm được nhà nước đầu tư xây dựng máy móc đầy đủ, nhưng anh em đều chưa thành thạo sử dụng. Mong sao nhà nước tạo điều kiện cho con em trong xã được đi học cử tuyển để sau này về phục vụ người dân. Chứ nếu điều chuyển người từ vùng 1 lên thì chỉ được một thời gian ngắn họ lại chuyển đi nơi khác chứ không ai muốn gắn bó lâu dài với nơi này".


img
img
img

Người dân đến làm việc tại UBND xã Long Hẹ.


Với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, những khó khăn về cơ sở vật chất giáo dục, y tế… tại xã Long Hẹ đã vơi đi phần nào. Tuy nhiên, để chất lượng giáo dục vùng cao ngày càng được nâng lên thì cần có sự chung tay và quan tâm, đầu tư hơn nữa của toàn xã hội.


Phạm Hưng - L.H

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem