img

Năm 2017, Biển Đông đón nhận 16 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới – số lượng kỷ lục ghi nhận trong một năm. Trong đó, 4 cơn bão ảnh hưởng tới đất liền nước ta, đó là bão số 2, số 10, số 12 và số 16.

12 cơn bão còn lại tuy không ảnh hưởng nhiều đến đất liền nhưng cũng làm người dân hoang mang, lo lắng. Ngoài bão và áp thấp nhiệt đới, nước ta cũng chịu ảnh hưởng của nhiều đợt mưa lớn, lũ quét gây sạt lở đất…

Thiệt hại: 386 người chết và mất tích, hàng chục ngàn ngôi nhà bị hư hỏng, hàng trăm ngàn ha lúa, hoa màu và cây ăn quả, hư hại nhiều công trình đê điều, giao thông… Tổng thiệt hại ước tính 60.000 tỷ đồng (tương đương 2,6 tỷ USD).

img

img

img

Bão số 2 là cơn bão đầu tiên ảnh hưởng đến đất liền nước ta trong năm 2017. Bão đổ bộ đất liền các tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh vào sáng 17/7 với sức gió cấp 9-10.

Bão đổ bộ làm ít nhất 8 người chết, 8 người bị thương; hư hỏng hơn 4.000 ngôi nhà, nhiều tàu cá của ngư dân; gần 50.000 ha lúa, hoa màu bị ngập trong nước; gãy đổ nhiều cây xanh, cột điện; đường giao thông, đê điều bị sạt lở…

img

img

  • img
  • img
  • img
  • img
  • img
  • img

Video cận cảnh vết nứt như rết khổng lồ trên QL217 (đoạn qua Thanh Hóa) do ảnh hưởng của bão số 2.

img

Sáng 15/9, bão số 10 (Doksuri) đổ bộ các tỉnh miền Trung với sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 15. Sau đó, di chuyển xuống các tỉnh Nam Trung Bộ.

Bão số 10 đã làm 123 người chết và mất tích, 342 người bị thương, hơn 3.500 nhà bị sập, ngập lụt; hàng trăm ngàn ha lúa, hoa màu và cây ăn quả, hư hại nhiều công trình đê điều, giao thông… Tổng thiệt hại ước tính trên 22.680 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD).

img

img

img

Bão số 10 (Doksuri) hình thành chiều tối 12/9, mạnh cấp 8, gió giật cấp 11. Tuy nhiên, đến sáng 15/9, khi áp sát các tỉnh ven biển miền Trung, bão mạnh lên tới cấp 13, gió giật cấp 15.

Nguyên nhân khiến bão gia tăng cường độ là do bão đi qua vùng biển có nền nhiệt ấm. Điều kiện này khiến nước bốc hơi nhanh, cung cấp nguồn năng lượng đáng kể cho cơn bão.

Bão số 10 là cơn bão đầu tiên ở Việt Nam được Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương đưa ra mức cảnh cấp độ 4 (màu đỏ), tiệm cận mức thảm họa (cấp độ 5).

img

Video cột Đài truyền hình huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh cao 100m bị gãy đổ hoàn toàn do bão số 10.

img

Sáng 4/11, bão số 12 đổ bộ các tỉnh từ Phú Yên đến Khánh Hòa với sức gió cấp 12, giật cấp 14. Đây là cơn bão mạnh xảy ra tại khu vực này trong nhiều năm nay.

Bão đã làm chết ít nhất 106 người; 25 người mất tích. Ngoài ra, bão cũng làm hơn 120.000 ngôi nhà sập đổ, tốc mái, hư hỏng; gần 10.000ha lúa ngập, 15.203ha rau màu thiệt hại, 25.957 lồng bè nuôi trồng thủy sản mất trắng. Có ít nhất 1.294 tàu thuyền của ngư dân bị chìm, hư hỏng; hàng ngàn cột điện bị gãy, đổ…

img

Video người đi đường bị gió thổi bay, xe ngã hàng loạt khi bão số 12 càn quét Phú Yên-Khánh Hòa.

img

Lập kỷ lục chưa từng có trong lịch sử.

Bão Tembin hình thành ngoài khơi Thái Bình Dương và đã vượt qua đảo Pa-la-oan (Philippines) đi vào Biển Đông tối 23/12, trở thành cơn bão số 16 hoạt động ở khu vực này trong năm 2017.

Bão số 16 đã thiết lập 2 kỷ lục mà ngành khí tượng Việt Nam chưa từng ghi nhận.

Một là, cơn bão xuất hiện tháng 12 có cường độ mạnh nhất. Khi bão đi qua khu vực đảo Trường Sa và Huyền Trân vào đêm 24/12 đã quan trắc được gió mạnh cấp 11, gió giật cấp 14; ở trạm DKI/19 quan trắc được gió mạnh cấp 13, giật cấp 15.

img

img

Hai là, bão Tembin xuất hiện trên Biển Đông trong năm 2017 khiến số lượng bão xuất hiện tại khu vực này trong năm nay lên con số 16. Đây là số lượng cơn bão kỷ lục, lần đầu tiên ghi nhận được trong một năm. Theo dự báo ban đầu, bão số 16 di chuyển theo hướng Tây và sẽ đổ bộ vào khu vực Nam Bộ với cấp độ 9-10, gió giật cấp 12-13.

Tuy nhiên, sau khi quần thảo Trường Sa, bão bất ngờ đổi hướng, dịch chuyển xuống phía Nam và không đổ bộ đất liền. Đêm 25/12, bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên vùng biển Kiên Giang – Cà Mau. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Nam Bộ có mưa to.

img

img

Sáng sớm 2/8, một trận lũ quét kinh hoàng đã xảy ra tại huyện Mường La (Sơn La). Nhiều người đánh giá, đây là trận lũ quét lịch sử mà phải đến 70 năm rồi mới xảy ra tại Mường La.

Lũ quét cuốn trôi 10 người và 44 ngôi nhà ở cùng nhiều tài sản, hoa màu của người dân; giao thông bị chia cắt…

img

img

img

Sáng 3/8, một trận lũ quét kinh hoàng cuốn theo hàng ngàn m3 đất đá đổ xuống khu vực tổ 3 thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái).

Hậu quả: 2 người chết, 13 người mất tích và 8 người bị thương. Lũ quét cũng cuốn trôi 32 ngôi nhà và làm sập đổ hoàn toàn 14 ngôi nhà; nhiều công trình khác như trường học, sân vận động... bị hư hỏng

img

img

Video lũ quét kinh hoàng ở Mù Cang Chải, Yên Bái.

img

Từ ngày 9/10, áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây mưa lớn cho nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Các chuyên gia nhận định, trong vòng 10 năm trở lại đây, chưa bao giờ nước ta hứng chịu đợt mưa lớn xảy ra dồn dập đến vậy.

Mưa lũ đã làm 72 người chết, 30 người mất tích, 33 người bị thương; gần 53.000 ngôi nhà bị sập đổ, ngập và hư hỏng; hơn 300.000 con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi; hơn 75.000 ha diện tích cây nông nghiệp bị úng, ngập…

img

Ngày 11/10, hồ Hòa Bình phải mở đến 8/12 cửa xả đáy để thoát lũ. Đây là một trong 2 lần mở cửa xả đáy lớn nhất trong lịch sử. Lần đầu tiên hồ Hòa Bình mở 8 cửa xả lũ là vào khoảng cuối những năm 90.

img

img

Video cận cảnh xả lũ ở đập thủy điện Hòa Bình.

img

Sáng ngày 11/10, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đã có lệnh hỏa tốc yêu cầu Giám đốc công ty Thủy điện Sơn La dừng tất cả các tổ máy phát điện, không xả nước về hạ du, để giảm lưu lượng nước về hồ Hòa Bình.

Từ khi đưa vào sử dụng năm 2012, đây là lần đầu tiên nhà máy thủy điện Sơn La (10.246 tỷ kWh/năm) ngưng phát điện.

img

img

Ngày 12/10, mực nước lũ trên sông Hoàng Long tại Bến Đế (Ninh Bình) đạt mức 5,51m - trên mực nước lũ lịch sử năm 1985 là 0,27m.

Ngay trong đêm, tỉnh Ninh Bình di dời gấp 200.000 dân thuộc 12 xã của 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan trong đêm.

Sáng 12/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tạm hoãn chương trình tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng, để tới tỉnh Ninh Bình thị sát, chỉ đạo việc gia cố, ứng phó mưa lũ và bảo vệ đê Hoàng Long.

img

Khoảng 1h sáng 12/10, tại xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình xảy ra một vụ sạt lở đất khiến 4 căn nhà và 18 người bị vùi lấp.

Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, trưa ngày 18/10, lực lượng chức năng đã thấy 2 thi thể nạn nhân cuối cùng trong vụ sạt lở.

img

img

Sáng 12/10, một đoạn đê Bùi 2 thuộc xã Hoàng Văn Thụ (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) dài khoảng 10m bị vỡ. Tuy không gây thiệt hại về người nhưng nước lũ đã làm ngập nặng 3 xã Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Nam Phương Tiến.

Chiều 13/10, ông Đỗ Đức Thịnh - Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cho biết, vỡ đê ở Chương Mỹ là vỡ có kế hoạch, vỡ nằm ở trong khu thoát lũ chứ không phải bất ngờ trong chuyện đối phó.

 

Nội dung: Triệu Quang

Thiết kế: Trung Nam

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem