CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ TÂM HUYẾT VỚI NGHỀ CHĂM SÓC GẤU

Bà Heidi Quine, chị Gái, chị Bình... là những người đã gắn bó với Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam rất nhiều năm, đây là công việc đam mê và tâm huyết, họ chia sẻ "yêu gấu như con". Mỗi ngày từng thành viên đều dành 12 tiếng để thực hiện công việc chăm sóc loài động vật này.

Video: Những người phụ nữ tâm huyết với nghề chăm sóc gấu.

XUẤT PHÁT TỪ TÌNH YÊU VỚI ĐỘNG VẬT

Heidi Quine gia nhập Tổ chức Động vật Châu Á vào năm 2011 với vị trí Quản lý gấu ở Trung tâm Cứu hộ gấu Thành Đô, Trung Quốc. Sau đó chuyển tới Nam Ninh làm Quản lý gấu cao cấp, chịu trách nhiệm giám sát việc chăm sóc gấu hàng ngày, thiết lập quy trình nuôi dưỡng gấu theo hệ thống và huấn luyện lại kỹ năng chăm sóc gấu cho đội ngũ công nhân của trại gấu cũ (nay đã được Tổ chức tiếp nhận và chăm sóc).

Vào năm 2000, bà đã đi tình nguyện ở Việt Nam và được chứng kiến cảnh voi bị xích chân, chỉ biết đứng lắc lư tại chỗ xin ăn. Từ đó, bà đã quyết tâm phải góp sức mình cải thiện điều kiện phúc lợi động vật ở châu Á. Hiện bà giữ vị trí Giám đốc Thú y, quản lý gấu của Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam và đang sống ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, nơi bà dành nhiều thời gian để chăm sóc và cứu hộ những chú gấu bị nuôi nhốt với mục đích thương mại.

Chuyện về những người phụ nữ tâm huyết với nghề chăm sóc gấu - Ảnh 1.

Bà Heidi Quine – Giám đốc Thú y và quản lý gấu của trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam, người đã gắn bó 10 năm với trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo.

Sinh sống và làm việc tại Vườn Quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã được 10 năm, bà Heidi quá quen với cuộc sống tại đây, qua quãng thời gian dài sinh sống tại Việt Nam, bà cũng đã có thể giao tiếp được bằng tiếng việt với những nhân viên khác. "Tôi thích ở đây, rất mát mẻ và thuận lợi, tại đây tôi được làm việc và sống cùng với đam mê của mình", bà Heidi chia sẻ.

Với những nhân viên, cán bộ tại Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam, bà Heidi là một người sống rất vui vẻ và hòa nhã, trong công việc bà là một người nghiêm khắc, đề cao khả năng làm việc. "Đối với tôi tất cả người trong Trung tâm cứu hộ đều như nhau, dù là đàn ông hay phụ nữ đều vậy, ai làm được việc tôi sẽ cân nhắc và trả lương theo đúng mức lao động của người đó bỏ ra", bà Heidi Quine nói với phóng viên.

img
img
img

Trước khi bà Heidi về làm Giám đốc Thú y và quản lý gấu của Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam. Tại đây, chưa từng có trường hợp phụ nữ làm trưởng nhóm chăm sóc gấu mà tất cả đều là do đàn ông đảm đương. Nhận thấy điều này là không phù hợp và công bằng, bà Heidi đã có những chính sách phúc lợi rõ ràng để mọi người đều có thể phấn đấu bằng công lao trách nhiệm của mình.

"Tôi luôn muốn phải làm trong một môi trường chuyên nghiệp, không phân biệt nam nữ, những ai có năng lực đều sẽ được đề bạt và hưởng thành quả như những gì đã thể hiện, những người phụ nữ trong trung tâm đều rất tâm huyết và thân thiện. Nhân ngày 8/3, tôi muốn dành lời chúc đến tất cả phái nữ phải thật luôn mạnh mẽ, có bản lĩnh và không chùn bước", bà Heidi hào hứng nói.

Chuyện về những người phụ nữ tâm huyết với nghề chăm sóc gấu - Ảnh 3.

Làm công việc chăm sóc và huấn luyện gấu từ năm 2014, sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, với niềm đam mê và nỗ lực của bản thân, chị Trần Thị Gái (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) đã trở Trưởng nhóm chăm sóc gấu tại Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam. "Là người phụ nữ đầu tiên trở thành trưởng nhóm tại Trung tâm cứ hội gấu, tôi thấy rất vui và hãnh diện khi những công sức và sự tâm huyết của mình bỏ ra đã được đền đáp xứng đáng", chị Gái bộc bạch.

img
img

Với những đồng nghiệp xung quanh, chị Gái là một người đặc biệt, chị sở hữu một năng lực hiếm có trong việc giúp đỡ những các thể gấu mới còn đang nhút nhát hoặc bị căng thẳng khi phải thích nghi với cuộc sống mới tại trung tâm cứu hộ.

img
img

Thực đơn của gấu bao gồm rất nhiều loại rau, củ quả và không thể thiếu những món yêu thích của gấu như nước mật ong ướp đá, yến mạch đựng trong hồ lô, sữa chua trộn quả khô.

Một kỷ niệm đáng nhớ của chị Gái khi phải huấn luyện và chăm sóc một chú gấu mới được giải cứu từ trang trại nuôi hút mật gấu. Theo chị Gái, khi đưa chú gấu về chăm sóc và điều trị, chú gấu này có dấu hiệu bị sang chấn tâm lý rất nặng nề, liên tục kêu rú và đứng đung đưa toàn thân hàng tiếng đồng hồ không nghỉ.

"Đó là lần huấn luyện gấu khó nhất đối với tôi, nhưng từ đó tôi lại càng yêu những chú gấu hơn, lại càng muốn chăm sóc, cứu chúng ra khỏi những lò nuôi nhốt thương mại về để chăm sóc và cho gấu có một cuộc sống tốt hơn".

img
img
img

Đều đặn hàng ngày, những chú gấu đều được các nhân viên trong trung tâm chăm sóc tận tình từng bữa ăn, giấc ngủ, theo dõi và ghi chép tình hình sức khỏe.

Chị Gái gửi lời chúc tới tất cả phụ nữ trong Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam và toàn thể những người phụ nữ trên thế giới có một ngày lễ 8/3 thật vui vẻ, ấm áp và bình yên bên gia đình, bạn bè và người thân yêu của mình.

HẠNH PHÚC KHI ĐƯỢC NGẮM NHÌN NHỮNG CHÚ GẤU NÔ ĐÙA

Chuyện về những người phụ nữ tâm huyết với nghề chăm sóc gấu - Ảnh 7.

Chị Bình đã gắn bó với công việc chăm sóc gấu tại trung tâm cứu hộ đến nay cũng đã được 8 năm, ngồi quan sát bầy gấu chị cho biết: "Những chú gấu ở đây rất đáng thương, hầu hết cá thể gấu nào cũng bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý do bị nuôi nhốt quá lâu và chịu nhiều tổn thương vì bị hút mật. Vì vậy, chúng tôi phải cố gắng hết sức chăm sóc, tạo mọi điều kiện tốt nhất về môi trường và sinh hoạt cho chúng. Hàng ngày, sẽ phải quan sát hết các cá thể gấu trong chuồng, có biểu hiện lạ, lập tức tôi sẽ thông báo lên thú y và các chuyên gia".

img
img

Từng cá thể gấu sẽ được ghi chép rõ ràng tình trạng sức khỏe trong ngày để tiện chăm sóc và theo dõi.

img
img
img

Hiện nay, trong Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam ở Tam Đảo đang có 187 cá thể gấu, trong đó có 12 cá thể gấu chó, còn lại là gấu ngựa.

"Được tận mắt chứng kiến những chú gấu mình chăm sóc ngày càng khỏe mạnh và phát triển, tôi rất hạnh phúc vì chúng tôi đã góp ít sức vào việc giải cứu và tạo môi trường sống tốt đẹp hơn cho những chú gấu bị nuôi nhốt lấy mật", chị Bình thổ lộ.

img
img
img

Trung bình 2 năm, các cá thể gấu tại trung tâm sẽ được khám sức khỏe định kỳ 1 lần. Những chú gấu có dấu hiệu bất thường sẽ ngay lập tức được gây mê và chuyển lên các chuyên gia chăm sóc.

Được biết, Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam là nơi đầu tiên có chức năng cứu hộ gấu mang tầm cỡ quốc tế tại Việt Nam.

Với diện tích khoảng 12 ha, đây là nơi chăm sóc trọn đời cho khoảng 200 cá thể gấu cũng như tạo công ăn việc làm cho gần 100 nhân viên địa phương, cùng với sự tham gia chăm sóc của các chuyên gia nước ngoài.


NGỌC HẢI





Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem