Phạm Tiến Sản: Từ “vua bạc” 3.000m vượt chướng ngại vật tới HCV duathlon SEA Games - Ảnh 1.

Cách đây 1 năm, khi SEA Games 31 tổ chức trên sân nhà, ít ai tin VĐV từng 3 lần liên tiếp giành HCB SEA Games 2013, 2015, 2017 nội dung 3.000m vượt chướng ngại vật Phạm Tiến Sản có thể "gây sốc", đổi vận, giành tấm HCV duathlon lịch sử cho điền kinh Việt Nam.

Nhớ lại khoảnh khắc đăng quang trên đấu trường khu vực tháng 5 năm ngoái, Phạm Tiến Sản bày tỏ cùng Dân Việt: "Mọi thứ cứ như một giấc mơ! Kết thúc SEA Games 2017 tại Malayssia, tôi bị chấn thương, xin nghỉ tập trung đội tuyển, về địa phương tập luyện, lập gia đình. Khi vợ tôi sinh con xong, thời điểm cuối năm 2019 tôi mới trở lại với điền kinh, không thi đấu 3000m vượt chướng ngại vật nữa mà chuyển sang chạy marathon (42,195km) để thử thách bản lĩnh, ý chí của mình.

img
img

Thành tích của tôi thời điểm đó khá ổn, khoảng 2 giờ 27 phút, đứng thứ 3 quốc gia. Tham dự giải Tiền Phong Marathon 2021, tôi cũng giành HCĐ với thông số 2 giờ 29 phút 51, sau Bùi Thế Anh (Quân đội, 2 giờ 29 phút 03) và nhà vô địch Hoàng Nguyên Thanh (Bình Phước, 2 giờ 26 phút 56).

Sau giải Tiền Phong Marathon 2021, khi biết SEA Games 31 tổ chức ở Việt Nam có môn duathlon, tôi đã nói chuyện HLV đề đạt nguyện vọng tới chú Thủy (ông Dương Đức Thủy - phụ trách môn điền kinh Tổng cục TDTT – PV) cho tôi tập thử và thi đấu.

Phạm Tiến Sản: Từ “vua bạc” 3.000m vượt chướng ngại vật tới HCV duathlon SEA Games - Ảnh 3.

Thời điểm đó, 2 môn phối hợp và 3 môn phối hợp có chuyên gia người Singaporre nhưng giáo án không phù hợp với tôi. Tôi tự lên mạng tìm hiểu thông tin về duathlon vốn rất ít và hầu như phải tự mày mò tự tập luyện, xin thầy cho tập theo giáo án riêng của mình.

Cũng may, duathlon là môn xã hội hóa nên tôi được bên 3 môn phối hợp (triathlon) cho mượn chiếc xe có giá khoảng 130 triệu đồng và hỗ trợ cả giày tập luyện. Chiếc xe đó cùng tôi giành HCV duathlon (chạy bộ 10km, đạp xe 40km và chạy 5km về đích – PV) SEA Games 31 với thông số 1 giờ 55 phút 57 giây".

Một chi tiết đáng nể nữa là Phạm Tiến Sản nhận xe từ tháng 3/2021 nhưng đến tháng 12/2021 mới có thể tập luyện do thời điểm đó dịch Covid-19 đang bùng phát ở Việt Nam. Nghĩa là chỉ trong khoảng nửa năm tập duathlon, VĐV quê Bắc Giang đã có thể đặt mốc son lịch sử cho điền kinh Việt Nam trên đấu trường SEA Games.

Phạm Tiến Sản: Từ “vua bạc” 3.000m vượt chướng ngại vật tới HCV duathlon SEA Games - Ảnh 4.

Từ 3.000m vượt chướng ngại vật, chuyển hướng sang marathon và cuối cùng khẳng định được tên tuổi của mình ở duathlon, hành trình đó của Phạm Tiến Sản cũng thật ly kỳ.

"Thời điểm chia tay ĐT điền kinh Việt Nam sau SEA Games 2017, tôi chỉ còn là VĐV của Bắc Giang với 4,5 triệu đồng tiền lương/tháng, kinh tế rất khó khăn. Là đàn ông, trụ cột gia đình, mình cũng suy nghĩ rất nhiều, trằn trọc hàng đêm không ngủ với câu hỏi: Mình phải làm gì đây khi mức lương đó chi cho việc ăn tập cá nhân còn chưa đủ, nói gì tới chuyện chăm sóc gia đình, vợ con?

img
img
img
img
img

Phạm Tiến Sản: Từ “vua bạc” 3.000m vượt chướng ngại vật tới HCV duathlon SEA Games - Ảnh 6.

Trong cơn bĩ cực đó, cái duyên điền kinh vẫn chưa hết nhờ các giải phong trào rất phát triển. Tôi tham gia một số giải, có thành tích, có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Từ đó, tôi có thêm động lực, niềm tin tiếp tục tập luyện, thi đấu để có ngày bước lên bục cao nhất, mang vinh quang về cho Tổ quốc tại SEA Games 31".

Theo dòng chia sẻ, Phạm Tiến Sản nhấn mạnh lý do quyết định "chuyển hướng" ở tuổi ngoài 30:

"Có những chỉ số tập luyện mà bản thân tôi không thể nghĩ mình làm được ở tuổi ngoài 30. Ví dụ khi chạy cường độ 400m, khi sung sức chạy 3.000m vượt chướng ngại vật, tôi thường chạy 67-68 giây. Nhưng giờ có thể chạy 400m trong khoảng 60-63 giây. Những thông số có thể coi là vượt ngưỡng như vậy giúp tôi thêm quyết tâm, có thêm niềm tin từ bản thân rằng mình có thể làm tốt hơn, tốt hơn nữa".

Phạm Tiến Sản: Từ “vua bạc” 3.000m vượt chướng ngại vật tới HCV duathlon SEA Games - Ảnh 7.

Theo dòng suy nghĩ, Phạm Tiến Sản hồi tưởng về những ngày mới chập chững theo đuổi niềm đam mê điền kinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đó là tấm HCĐ giải vô địch quốc gia 2008 tổ chức ở Huế - tấm huy chương có ý nghĩa bước ngoặt đối với anh ở tuổi 17.

"Tôi còn nhớ, SEA Games 22 năm 2003 lần đầu tổ chức ở Việt Nam khi đó tôi mới học lớp 7. Gần nhà tôi ở Tân Yên – Bắc Giang, các chú hàng xóm có điều kiện đi lên Hà Nội xem các môn thi đấu, trong đó có điền kinh nên tôi xin đi theo. Bầu không khí ở sân Mỹ Đình ngày đó thật tuyệt vời và ngay lúc ấy tôi đã ước ao sau này có thể trở thành VĐV điền kinh, được thi đấu tại một kỳ SEA Games".

Từ bước khởi đầu đó và sau này nhiều lần được xem các VĐV điền kinh Việt Nam thi đấu qua ti vi, Phạm Tiến Sản đã tự tập chạy nhiều hơn vào mỗi buổi sáng: "Từ năm lớp 4, tôi đã có thói quen chạy bộ khoảng 2km quanh làng mình để rèn luyện sức khỏe. Nhưng sau năm lớp 7, tôi đã chạy nhiều hơn, đi thi giải huyện, giải tỉnh đều giành giải Nhất.

img
img
img
img
img

Nhưng phải đến năm 17 tuổi tôi mới đi tập thể thao chuyên nghiệp. Lúc đó đi xuống đội tuyển tỉnh Bắc Giang xin tập còn không được nhận vì tuổi tôi lúc đó đã quá lớn để đào tạo.

Phải nhờ thầy Đào Xuân Hùng bảo lãnh, tôi mới được thử đi dự giải VĐQG ở Huế năm 2008. Chỉ sau khoảng 1 tháng tập luyện, tôi vào chung kết 800m, 1500m và giành được HCĐ 3000m vượt chướng ngại vật, đạt chuẩn Kiện tướng quốc gia, được nhận vào đội tuyển điền kinh Bắc Giang, ăn uống theo chế độ Kiện tướng".

Phạm Tiến Sản nhớ lại, thầy Hùng và bản thân anh không thể nghĩ mình giành nổi huy chương. Bởi điều kiện tập luyện ở Bắc Giang rất thiếu thốn, có biết 3000m vượt chướng ngại vật là thế nào đâu:

Phạm Tiến Sản: Từ “vua bạc” 3.000m vượt chướng ngại vật tới HCV duathlon SEA Games - Ảnh 9.

"Ở nhà, chúng tôi chỉ kê khúc gỗ lên bờ tường rồi nhảy qua thôi, không biết chướng ngại vật hay hố nước trên đường chạy khi thi đấu như thế nào. Thành tích thi đấu của tôi lúc đó vượt hẳn thành tích khi tập luyện làm ai cũng ngỡ ngàng".

Nhìn lại hành trình 15 năm theo đuổi niềm đam mê, khi Dân Việt đặt câu hỏi về một điểm tựa giúp Phạm Tiến Sản vượt qua những thời khắc khó khăn nhất để bứt phá ở tuổi ngoài 30? Anh vui vẻ bộc bạch:

"Thời điểm trước thềm SEA Games 31, tôi có nói chuyện với vợ: "Vợ hãy động viên chồng để chồng chơi nốt SEA Games này. Chồng chơi quyết liệt 1 năm, chấp nhận xa nhà để tập huấn. Đây là một kỳ SEA Games đặc biệt vì lần thứ 2 được tổ chức tại Việt Nam, nó gắn với ước mơ thời nhỏ của chồng. Nghỉ 3 năm rồi quay lại ở một kỳ SEA Games cũng là một điều rất đặc biệt. Nếu thành công, chồng chơi thể thao chuyên nghiệp tiếp, còn không, sẽ về làm kinh tế cùng vợ phụ giúp gia đình".

Vợ tôi là giáo viên nên cũng rất hiểu và chia sẻ cùng tôi. Thời gian tôi tự tập luyện ở Bắc Giang, vợ tôi cũng luôn dõi theo, đi xe máy theo hỗ trợ, động viên trong những buổi tập đường dài. Vợ tôi chính là hậu phương vững chắc để tôi có thể vững bước đi đến cùng với đam mê".

Phạm Tiến Sản: Từ “vua bạc” 3.000m vượt chướng ngại vật tới HCV duathlon SEA Games - Ảnh 10.

Cũng như VĐV các đội tuyển khác của Thể thao Việt Nam, lúc này, Phạm Tiến Sản đang bước vào giai đoạn tập trung nước rút chuẩn bị cho SEA Games 32. Anh cùng đồng đội Hà Văn Nhật đang tập huấn tại Đà Lạt: "Hệ thống thi đấu duathlon rất ít giải nên sau SEA Games 31, tôi mới chỉ thi đấu thêm Đại hội TDTT toàn quốc 2022 cuối năm ngoái thôi.

Sau đợt nghỉ Tết Nguyên Đán đầu năm nay, chúng tôi được tập trung tại Trung tâm HLTTQG TP.HCM và mới đây đã xin lên Đà Lạt tập huấn trong 3 tuần.

Phạm Tiến Sản: Từ “vua bạc” 3.000m vượt chướng ngại vật tới HCV duathlon SEA Games - Ảnh 11.

Phạm Tiến Sản: Từ “vua bạc” 3.000m vượt chướng ngại vật tới HCV duathlon SEA Games - Ảnh 12.

Điều kiện thời tiết tại Đà Lạt thuận lợi, độ cao lý tưởng để chúng tôi có thể cải thiện thành tích. Ở Đà Lạt, hôm nay tập căng, khối lượng cao nhưng do ăn uống, thời tiết tốt nên cơ thể vẫn ổn định, thoải mái".

Kết thúc quãng thời gian tập huấn Đà Lạt, ngày 20/4 tới, Phạm Tiến Sản cùng Hà Văn Nhật sẽ di chuyển vào TP.HCM, rồi đi Hà Tiên (Kiên Giang) – địa điểm cách nơi thi đấu SEA Games 32 khoảng hơn 100km để làm quen với điều kiện thời tiết nắng nóng, tạo lợi thế khi bước vào đường đua tại Campuchia.

"Tại SEA Games 32, nội dung duathlon giảm đi một nửa quãng đường đua, nghĩa là chỉ còn chạy bộ 5km, đạp xe 20km và chạy về đích 2,5km. Như vậy, chúng tôi sẽ phải tập trung vào cường độ tập luyện, sao cho tốc độ nhanh hơn.

Mọi thông số tập luyện của tôi lúc này đều tốt hơn thời điểm SEA Games 31 nên rất tự tin với mục tiêu bảo vệ HCV duathlon", Phạm Tiến Sản thể hiện quyết tâm.

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem