Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong thời gian qua, đã có nhiều chủ trương, chính sách dành cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành, trong đó, Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt nền tảng, bước đầu tạo ra những chuyển biến đáng kể cho khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ mới. Ông đánh giá về sự lan tỏa của Nghị quyết 19 như thế nào sau hơn một năm ban hành?
Phải khẳng định, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta trong nhiều năm qua. Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành ngày 16/6/2022 đã đưa ra quan điểm chỉ đạo, phát huy, đề cao vai trò của người nông dân. Theo đó, làm sao để người nông dân là chủ thể, trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, gắn xây dựng giai cấp nông dân với phát triển nông nghiệp, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Nghị quyết 19 cũng nêu mục tiêu cao nhất là nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn. Chú trọng xây dựng người nông dân Việt Nam một cách toàn diện, văn minh, yêu nước, có tinh thần đoàn kết, tự lực, tụ chủ, tự cường, có ý chí vươn lên xây dựng quê hương, đất nước.
Để thực hiện được mục tiêu này, nhiều giải pháp được đưa ra, trong đó, đặc biệt chú trọng công tác đào tạo để người nông dân có trình độ ngày càng cao, có năng lực sản xuất tiên tiến, có nếp sống văn minh, tôn trọng pháp luật, bảo vệ môi trường và làm sao để nông dân được thụ hưởng một cách thực tế những thành tựu của quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Các hợp tác xã tiêu biểu giới thiệu sản phẩm bên lề Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VIII. Ảnh: D.V
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Ban Kinh tế Trung ương được giao hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Nghị quyết 19, trong đó, nhấn mạnh vào các nhiệm vụ trọng tâm như quán triệt, tuyên truyền về nghị quyết, cụ thể hóa, ban hành các chương trình, kế hoạch hành động để thực hiện Nghị quyết, rà soát các thể chế pháp luật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát việc triển khai ở cấp ủy, tổ chức Đảng và các đơn vị liên quan.
Ban Kinh tế Trung ương được giao nhiệm vụ hàng năm báo cáo, đánh giá thực hiện Nghị quyết 19, kịp thời tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư để kịp thời chấn chỉnh, chỉ đạo những nơi làm chưa tốt, chưa hiệu quả, đồng thời khuyến khích, nhân rộng cách làm hay.
Trong hơn 1 năm qua, các Đảng đoàn, ban cán sự Đảng của các tỉnh đã triển khai rất quyết liệt Nghị quyết 19, đầu tiên là triển khai các chương trình quán triệt, tuyên truyền triển khai đồng bộ, quyết liệt.
Các cơ quan cũng xây dựng chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết như Quốc hội, Chính phủ, các tỉnh ủy, thành ủy. Chính vì vậy, dù mới hơn 1 năm ban hành nhưng Nghị quyết 19 đã được triển khai cụ thể, mang lại hiệu quả cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Hiện nay, ngày càng có thêm nhiều nông dân phát triển sản xuất theo hướng kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, kinh tế xanh. Theo đánh giá của ông, hướng phát triển này mang lại thuận lợi gì cho người nông dân, và ở góc độ vĩ mô thì xu hướng này có có tác động tích cực thế nào đối với nền nông nghiệp?
Phat triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu, là cơ hội để chúng ta phát triển nhanh và bền vững, cùng lúc đạt được mục tiêu cả về kinh tế, xã hội, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đang phức tạp như hiện nay.
Nghị quyết 19 cũng đưa ra chủ trương phát triển nền nông nghiệp bền vững, đa giá trị, bảo vệ môi trường sinh thái, khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, tuần hoàn. Tôi cho rằng, đây là bước chuyển lớn về tư duy.
Ngày càng có thêm nhiều nông dân phát triển sản xuất theo hướng kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, kinh tế xanh. Trong ảnh: Mô hình chăn nuôi khép kín của nông dân thị xã Kinh Môn, Hải Dương. Ảnh: N.C
Sản xuất tuần hoàn là sản xuất theo chu trình khép kín, thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học, chất thải của quá trình sản xuất này sẽ được tái chế là nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất khác và tạo ra sản phẩm an toàn, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí, giảm phát thải, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
Thực hiện chủ trương này, Chính phủ ban hành Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn tại Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 7/6/2022, ngành nông nghiệp và các ban ngành khác cũng ban hành các văn bản liên quan hỗ trợ kinh tế tuần hoàn. Điều đáng mừng là một bộ phận người tiêu dùng đã hưởng ứng, chuyển sang sử dụng sản phẩm tuần hoàn, sản phẩm hữu cơ, tạo động lực cho nhiều nông dân phát triển sản xuất.
Để phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, việc liên kết, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cũng rất được coi trọng. Ông đánh giá như thế nào về tình hình phát triển kinh tế tập thể hiện nay?
Trong quá trình tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Trung ương trước đây về kinh tế tập thể cho thấy, kinh tế tập thể còn hạn chế, năng lực nội tại của hợp tác xã (HTX) còn yếu, hiệu quả hoạt động thấp, mô hình tổ chức lỏng lẻo, trình độ cán bộ quản lý còn yếu, phần lớn HTX có quy mô nhỏ, vốn ít, năng lực cạnh tranh còn thấp, vấn đề nợ đọng, chiếm dụng vốn chưa được xử lý dứt điểm, tính liên kết trong nội bộ HTX và liên kết với các đơn vị khác còn kém hiệu quả.
Tuy nhiên, kinh tế tập thể, nhất là HTX nông nghiệp vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng với quá trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng khẳng định, phát triển kinh tế tập thể là vô cùng quan trọng. Ảnh: D.V
Chính vì vậy, Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khẳng định, phát triển kinh tế tập thể là vô cùng quan trọng, là phương thức để khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường, là cơ sở để hợp tác trở thành văn hóa, là bản sắc trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là kênh quan trọng để thực hiện chính sách phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
Kinh tế tập thể có nhiều hình thức khác nhau, có thể là tổ hợp tác, HTX, trong đó HTX là nòng cốt, nhưng dù là hình thức nào thì vẫn lấy lợi ích kinh tế làm trọng tâm, bao gồm cả các thành viên, tập thể, Nhà nước, đồng thời coi trọng lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội trên địa bàn.
Đáng chú ý, ngay sau khi Nghị quyết 20 được ban hành, Đảng đoàn Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng ngay lập tức triển khai chương trình hành động, ngoài làm tốt công tác tuyên truyền còn rà soát hệ thống thể chế, tháo gỡ vướng mắc cho HTX, kinh tế tập thể.
Chính phủ cũng có nhiều chương trình, đề án giúp thành phần kinh tế tập thể vượt qua khó khăn về đất đai, tín dụng, khoa học công nghệ, đào tạo.
Năm 2023, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức biểu dương 63 hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc do Hội Nông dân tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập. Ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa của chương trình?
Chúng tôi rất mừng trong bối cảnh khó khăn như vậy, khu vực kinh tế tập thể, HTX vẫn có bước phát triển vượt bậc, số lượng HTX, số lượng thành viên HTX tăng. Trong số đó có nhiều HTX điển hình, vượt qua khó khăn, trở thành điển hình trong phát huy vai trò kinh tế tập thể, nâng cao đời sống của các thành viên, xây dựng chuỗi giá trị.
Tôi được biết, hàng năm, Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tôn vinh các nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, năm 2023 tổ chức biểu dương 63 HTX tiêu biểu, tôi cho rằng, hoạt động này có ý nghĩa rất lớn nhằm biểu dương các điển hình tiên tiến, nhân rộng các mô hình, cách làm hay, ngày càng có nhiều HTX, tổ hợp tác như vậy, để có những đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Thống kê cho thấy, đến hết năm 2022, các cấp Hội Nông dân đã vận động, hỗ trợ hướng dẫn thành lập 22.374 mô hình kinh tế tập thể hoạt động có hiệu quả, trong đó có gần 3.800 HTX nông nghiệp và 19.976 tổ hợp tác nông nghiệp. Doanh thu bình quân hàng năm đạt trên 5,5 tỷ đồng/HTX (lợi nhuận đạt 350 triệu đồng/HTX; thu nhập bình quân/thành viên/năm đạt 51,5 triệu đồng).
Đáng chú ý, có trên 700 HTX có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên (chiếm gần 20%). Các mô hình HTX nông nghiệp tổ chức sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị ngày càng tăng. Nhiều HTX đã đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn VietGAP.
Đây là những con số có ý nghĩa rất lớn, khẳng định được vai trò to lớn của Hội Nông dân Việt Nam trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, tạo sức mạnh liên kết trong nông dân.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu. Ảnh: D.V
Vui lòng nhập nội dung bình luận.