Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
PGS.TS Nguyễn Việt Dũng, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt - Lạnh, Đại học Bách khoa Hà Nội.
Theo PGS.TS Nguyễn Việt Dũng, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt - Lạnh Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, trong vòng 20 năm trở lại đây, các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ hay Eu đều rất chú trọng phát triển chuỗi lạnh trong quá trình chế biến thực phẩm đông lạnh.
"Chuỗi lạnh là một khâu liên tiếp gồm các quá trình cấp đông từ khi đánh bắt cho tới khi đến tay người tiêu dùng. Tất cả đều phải được bảo quản lạnh theo tiêu chuẩn để đảm bảo được độ dinh dưỡng và tươi ngon của sản phẩm", PGS.TS Nguyễn Việt Dũng cho hay.
Để hải sản để tươi ngon phải được đánh bắt bằng lưới hoặc câu, hoặc dùng nhiều kỹ thuật hiện đại. Sau khi được đánh bắt các sản phẩm sẽ được đưa ngay vào khu làm sạch và xử lý với đội ngũ làm hàng chuyên nghiệp.
Cụ thể, sau khi đánh bắt các ngừ ở ngoài đại dương, các ngư dân sẽ tiến hành sơ chế và làm lạnh sơ bộ. Sau đó, trong thời gian di chuyển vào đất liền, cá ngừ vẫn phải được bảo quản trong ngăn lạnh với nhiệt độ từ 5 – 10 độ C sau đó rồi giảm dần xuống dưới 5 độ C.
Lý giải vì sao không bảo quản ngay cá ngừ ở mức dưới 5 độ C, PGS.TS Nguyễn Việt Dũng nói: "Vì sao không phải là 0 độ C? Là bởi ở nhiệt độ này làm thịt cá bị co lại, đẩy nhanh tiến trình lão hóa và biến thịt từ tươi ngon chuyển sang quá trình phân rã".
Tiếp đến sau khi đưa cá ngừ về đến cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp chế biến sẽ tiến hành xử lý và làm thành phẩm. Sau xử lý, đội ngũ nhân viên chuyện nghiệp sẽ có nhiệm vụ cho vào kho cấp đông chuyên dụng theo tiêu chuẩn IQF. Khi đưa vào kho lạnh, các nhân viên phải mặc đồ bảo hộ đặc biệt mới được vào vì khi đó kho đang ở nhiệt độ rất thấp. Quá trình cấp đông này sẽ diễn ra trong khoảng nhiệt độ từ -35 đến -40 độ C. Quá trình này sẽ làm cho các sản phẩm đông cứng trong khoảng thời gian ngắn, điều đó sẽ ngăn quá trình tiết nước của thuỷ, hải sản, từ đó các sản phẩm sẽ không bị mất đi các chất dinh dương vốn có.
Khi thuỷ, hải sản đã được chế biến và bảo quản ở kho lạnh, các doanh nghiệp chế biến muốn xuất khẩu đi thị trường nước ngoài sẽ cẩn sử dụng các loại xe đông lạnh chuyên dụng đối với măht hàng này. Đối với thị trường nội tiêu, các đại lý, siêu thị... đều phải có kho cấp đông và tủ chuyên dụng để bảo quản sản phẩm cho người tiêu dùng.
Là một trong những đơn vị chuyên cung cấp hải sản đông lạnh cho thị trường nội địa, ông Hoàng Văn Sơn, sở hữu chuỗi cửa hàng thuỷ sản đông lạnh cao cấp Natu Food cho biết, phần lớn các mặt hàng trong cửa hàng đều dùng để xuất khẩu nên khi sử dụng cho thị trường nội địa hoàn toàn đảm bảo về yêu cầu chất lượng cũng như các yếu tố quan trọng về việc bảo quản.
"Các sản phẩn trong cửa hàng đều được bảo quản theo chuỗi lạnh từ khi đánh bắt cho đến khi thành phẩm đưa ra thị trường. Tất cả đều được đảm bảo theo quy trình nghiêm ngặt nên khi sản phẩm lên tới bàn ăn của mỗi gia đình đều vẫn giữ nguyên được hương vị tươi ngon của sản phẩm và hơn hết các sản phẩm của chúng tôi đều có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm", ông Sơn nói thêm.
Doanh nghiệp nói về quy trình chuẩn đông lạnh dành cho thủy hải sản.
Chị Hoàng Thị Giang (Cầu Giấy, Hà Nội) luôn dự trữ cho mình rất nhiều những thực phẩm đông lạnh. Vì tính chất công việc không thể thường xuyên đi chợ, nên những mặt hàng đông lạnh cao cấp, đảm bảo dinh dưỡng luôn là sự lựa chọn ưu tiên.
"Qua tìm hiểu, tôi thấy các sản phẩm đông lạnh bán trong các siêu thị, cửa hàng đều rõ nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo chất lượng nên tôi đã mua thêm một chiếc tủ đông riêng trong nhà để dự trữ các mặt hàng đông lạnh", chị Giang nói.
Để biết thêm chi tiết xin truy cập website: https://natufood.com.vn/
Vui lòng nhập nội dung bình luận.