Nét đẹp trong trang phục truyền thống của các dân tộc ở Hòa Bình

Thứ hai, ngày 18/11/2024 08:37 AM (GMT+7)
Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới thưởng thức. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024.
Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 1.

Trong chương trình, 120 diễn viên, kỹ thuật, biên đạo, nhân công đã trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Hòa Bình, mở đầu là dân tộc Mường, tiếp đến là các dân tộc Thái, Dao, Tày, Mông, Kinh. 

Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 2.

Tham dự chương trình có ông Nguyễn Văn Toàn (đầu tiên từ trái sang), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hòa Bình cùng các lãnh đạo sở, ngành địa phương.... 

Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 3.

Phát biểu khai mạc chương trình, bà Quách Thị Kiều, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho rằng, Hòa Bình là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa; là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số, đông nhất là dân tộc Mường, tiếp đến là các dân tộc Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông. Cùng với tiếng nói, trang phục là một di sản văn hóa truyền thống mang đặc trưng rất dễ nhận biết của từng dân tộc, chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người. Mỗi dân tộc lại có quy cách riêng về trang phục nhằm tạo nên sự phù hợp, khác biệt theo giới tính, lứa tuổi và địa vị xã hội. Nghệ thuật trang trí trên các loại trang phục cũng rất đa dạng, phong cách thẩm mỹ tạo hình riêng, hay họa tiết mang chủ đề và cả kỹ thuật thể hiện riêng... đó là những biểu trưng, đặc sắc cho văn hóa của từng dân tộc.


Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 4.

Màu sắc trên trang phục của phụ nữ Mường không quá rực rỡ, được thể hiện qua từng bộ phận trên trang phục. Đối với váy luôn phải là màu đen hoặc xanh đen, khăn đội trên đầu luôn là màu trắng, tuy nhiên với cách xử lý tinh tế về màu sắc bằng cách phối hợp khăn đội đầu, áo ngắn với yếm, bộ tênh và nhất là màu sắc, hoa văn trên cạp váy đã khiến bộ trang phục của phụ nữ Mường trở nên độc đáo, có nét riêng biệt.

Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 5.
Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 6.

Trái ngược với trang phục phụ nữ, trang phục của nam giới Mường lại thể hiện sự giản dị và mạnh mẽ như ở bên cạnh để tôn lên sự duyên dáng và tinh tế của trang phục những cô gái Mường. Bộ trang phục này thường bao gồm áo ngắn hoặc áo dài màu chàm, cài khuy, quần dài rộng và thắt lưng quấn quanh cạp. Đầu được búi và quấn khăn dài, với đầu khăn giắt sang hai bên, thể hiện sự mạnh mẽ và uy nghiêm.

Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 7.
Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 8.
Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 9.

Từ xưa, phụ nữ Thái ở Hòa Bình đã nổi tiếng với nghề dệt vải, họ rất giỏi trong kỹ thuật trồng bông, dệt vải, đặc biệt là kỹ thuật dệt, trang trí hoa văn trên vải thổ cẩm. Với đôi bàn tay khéo léo cùng óc thẩm mỹ tinh tế, người phụ nữ Thái cũng sáng tạo ra bộ trang phục truyền thống nữ với những nét độc đáo, nổi bật riêng, không thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc nào.

Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 10.
Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 11.

Không quá rực rỡ, trang phục của người phụ nữ Dao Tiền lấy màu đen, màu chàm làm tông màu chủ đạo. Sự kết hợp giữa hai tông màu trầm với các hoa văn trang trí màu trắng tạo nên nét tinh tế, nhã nhặn và hài hòa cho trang phục.

Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 12.

Trang phục của phụ nữ Dao Tiền được thêu hoa văn ở tà áo, lưng áo, gấu áo và cổ áo với các hoa văn rất tinh xảo, cầu kỳ, bắt mắt. Bên cạnh bộ váy áo độc đáo, phụ nữ Dao Tiền còn rất ưa dùng đồ trang sức bằng bạc, từ vòng cổ, vòng tay cho đến hoa tai…

Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 13.
Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 14.
Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 15.

So với những trang phục của các dân tộc khác thì trang phục người Tày ở Hòa Bình khá giản dị về màu sắc, nhưng lại tinh tế về họa tiết và sự kết hợp hài hòa các phụ kiện đi kèm. Những chi tiết, phụ kiện nhỏ trên bộ trang phục của người Tày đều thể hiện tính thẩm mỹ, sự tinh tế và quan niệm riêng về cái đẹp.

Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 16.

Trang phục truyền thống của người Mông tỉnh Hòa Bình được sử dụng nhiều kỹ thuật thủ công và kỹ thuật tạo hình hoa văn độc đáo. Đó là kỹ thuật thêu, dệt, ghép vải, ghép kim loại, kỹ thuật in sáp ong. Sự phong phú về kỹ thuật không chỉ phản ánh giá trị của trang phục mà còn phản ánh trình độ sáng tạo, kỹ thuật thủ công và khả năng thẩm mỹ.

Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 17.
Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 18.

Trong bức tranh rực rỡ muôn màu của trang phục 54 dân tộc Việt Nam, trang phục phụ nữ người Kinh như một nét chấm phá độc đáo, riêng biệt. Nói đến trang phục truyền thống của phụ nữ Việt thì không thể không nhắc đến tà áo dài. Dù ở đâu thì phụ nữ người Kinh cũng rất tự hào về hình tượng chiếc áo dài truyền thống.

Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 19.

Chương trình được tổ chức nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch và di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 20.

Chương trình đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới thưởng thức.

Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 21.
Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình- Ảnh 22.

Cuối Chương trình, các đại biểu và du khách tham gia điệu múa xòe thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc Thái.

Phạm Hoài
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem