Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine

Thứ bảy, ngày 23/03/2024 14:45 PM (GMT+7)
Hy Lạp đang xem xét lại việc chuyển giao hệ thống S-300 PMU1 và Tor-M1 cho Kiev, động thái diễn ra sau cuộc tập kích từ Nga, xuống gần vị trí Thủ tướng Hy Lạp và Tổng thống Ukraine gặp gỡ.
Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 1.

Hy Lạp từng nhiều lần bác đề nghị chuyển tên lửa S-300 và các hệ thống phòng không chuẩn Liên Xô cho Ukraine dù Mỹ và các đồng minh NATO hối thúc. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 2.

Tuy nhiên bước ngoặt xảy ra khi Nga tập kích vào vị trí ở Odesa vào hôm 6/3, cách nơi Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp gỡ chỉ 500 m. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 3.

Sau cuộc tấn công này, truyền thông Hy Lạp đưa tin rằng nước này có thể cung cấp cho Ukraine tổ hợp phòng không S-300PMU-1. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 4.

Tuy vậy Hy Lạp cũng yêu cầu Mỹ cấp tên lửa Patriot để thay thế nếu họ cấp S-300PMU-1 cho Kiev. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 5.

Hy Lạp, quốc gia thành viên NATO, sở hữu một trung đoàn S-300PMU-1 gồm 32 xe phóng và 175 tên lửa từ cuối năm 1998. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 6.

Đuợc biết, hai sư đoàn hệ thống phòng không S-300 PMU-1 được Nga chuyển giao cho Síp theo hợp đồng ký năm 1996. Nhưng dưới áp lực từ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, những tổ hợp vũ khí này không được đưa vào trang bị và bị cất giữ trong kho từ năm 1998. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 7.

Sau đó Hy Lạp và Nga cũng như Síp được thỏa thuận để Athens có quyền khai thác sử dụng hệ thống phòng không S-300PMU-1 này. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 8.

Hy Lạp đã mua 31 hệ thống phòng không tầm thấp Tor-M1 của Nga, trong đó có 6 hệ thống được chuyển giao cho Síp vào năm 2006 để đổi lấy quyền sở hữu hệ thống phòng không S-300. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 9.

Hiện S-300 PMU-1 đang được đưa vào biên chế cho lực lượng vũ trang Hy Lạp và triển khai sẵn sàng chiến đấu trên đảo Crete. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 10.

S-300 bao gồm một loạt hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Tổng công ty Khoa học Công nghiệp Almaz-Antey của Nga sản xuất. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 11.

Liên Xô triển khai hệ thống này lần đầu năm 1979 nhằm hỗ trợ các cơ sở công nghiệp, hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận của nước này phòng thủ trước những cuộc không kích từ kẻ thù. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 12.

S-300 có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tên lửa đạn đạo, đồng thời được coi là một trong những hệ thống chống máy bay mạnh nhất hiện nay với tầm bắn lên đến hơn 150 km. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 13.

S-300 cũng sở hữu sức mạnh ngăn chặn cả chiến đấu cơ tàng hình. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 14.

"S-300 là hệ thống phòng không hàng đầu của Nga", ông Robert Hewson, cây bút từ tạp chí quốc phòng IHS Janes, bình luận. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 15.

"Đây là hệ thống phòng thủ đủ khả năng bắn hạ bất kỳ loại tên lửa hay mẫu chiến đấu cơ tiên tiến nào", ông nhấn mạnh. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 16.

Hệ thống tên lửa S-300 có thể đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và xử lý được từ 12 đến 36 chiếc trong số đó. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 17.

Ở những phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, khả năng của radar được tăng cường, theo dõi đến 300 mục tiêu và xử lý cùng lúc tới 72 vật thể bay xâm phạm. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 18.

Thời gian để triển khai S-300 là 5 phút. Các tên lửa S-300 được đặt trong những ống kim loại kín và không cần bảo trì trong suốt quá trình sử dụng. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 19.

Quy trình hoạt động cơ bản của một hệ thống S-300 gồm 4 bước. Đầu tiên, các radar giám sát tầm xa xác định mục tiêu và chuyển tiếp thông tin về các xe chỉ huy để đánh giá, phân tích. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 20.

Sau khi xác nhận mục tiêu, xe chỉ huy truyền lệnh bắn tới radar điều hướng. Khi tiểu đoàn ở vị trí tốt nhất nhận được lệnh bắn này, họ lập tức khai hỏa tên lửa đất đối không. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 21.

Radar điều hướng giúp dẫn tên lửa tới chính xác mục tiêu cần tiêu diệt. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 22.

S-300 có nhiều phiên bản nâng cấp được trang bị những loại tên lửa, radar khác nhau với khả năng chống các phương pháp tấn công điện tử tốt hơn, tầm bắn xa hơn và ứng phó với nhiều tình huống hơn. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 23.

Hiện có dòng biến thể chính gồm: S-300V, S-300P và S-300F. Mỗi dòng này lại chia ra nhiều loại với từng tính năng riêng biệt. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 24.

Tại xung đột ở Ukraine, ngoài việc dùng S-300 để phòng không, Nga còn dùng loại tên lửa này để tấn công mục tiêu mặt đất. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

Sau đòn tập kích từ Nga, Hy Lạp bất ngờ đổi ý sẵn sàng cấp S-300 cho Ukraine- Ảnh 25.

Trong khi đó phía Ukraine cũng sử dụng các biến thể khác nhau của S-300 để bảo vệ không phận, từ đó hạn chế được năng lực tác chiến của không quân Nga. Theo Armyrecognition, Bulgarianmilitary.

PV (Theo ANTĐ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem