Su-27 có gì mà lọt top những chiến đấu cơ nguy hiểm nhất thế giới?
Su-27 có gì mà lọt top những chiến đấu cơ nguy hiểm nhất thế giới?
Thứ năm, ngày 16/03/2023 19:38 PM (GMT+7)
Chiến đấu cơ Su-27 được đánh giá là một trong những tiêm kích thế hệ thứ 4 thành công nhất thế giới. Trải qua thời gian với những nâng cấp, loại máy bay này vẫn đang là một trong những chiến đấu cơ đáng gờm nhất thế giới.
Ngày 30/05/1982 chiếc máy bay chiến đấu đời mới của không quân Liên Xô mang tên Su -27 cất cánh lần đầu tiên, mở ra kỷ nguyên mới trong lĩnh vực chế tạo máy bay quân sự Liên Xô trước đây và Nga ngày nay. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Tạp chí Cánh bay quốc tế khi đó đã công nhận Su-27 là một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất thế kỷ. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Quay ngược thời gian vài năm trước đó, năm 1976, kế thừa Tổng công trình sư Sukhoi, công trình sư M.P.Simonov trở thành giám đốc thiết kế hãng Sukhoi, ông tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển dòng máy bay chiến đấu mới. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Sự xuất hiện của chiến đấu cơ Su-27 đã xác định sự phát triển của ngành công nghiệp máy bay quân sự Nga trong nhiều thập kỷ sau đó. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Được biết, nguyên mẫu T-10, tiền thân của tiêm kích Su-27 huyền thoại đầu tiên của Liên Xô đã cất cánh bay thử lần đầu ngày 20/05/1977. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Từ mẫu đầu tiên này, các công trình sư của Sukhoi đã phát triển hoàn thiện cấu hình chuẩn của dòng tiêm kích Su-27 để đưa vào sản xuất loạt và trang bị cho Không quân Liên Xô từ năm 1985. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Tính tới thời điểm hiện tại, Su-27 và các biến thể của nó vẫn là một trong số những loại tiêm kích phản lực phổ biến nhất thế giới khi có mặt trong biên chế hàng chục quốc gia. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Su-27 có thể thực hiện hầu hết các nhiệm vụ chiến đấu từ tiêm kích đến cường kích. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Máy bay có thiết kế độc đáo hai đuôi đứng, thân to lớn, hai động cơ. Đây cũng là máy bay đầu tiên của Liên Xô có hệ thống điều khiển fly-by-wire (kiểm soát điều khiển bay) giúp hoạt động ổn định hơn. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Chiến đấu cơ Su-27 có thể duy trì bay được được ở vận tốc thấp nhưng góc bay tới 120° để thực hiện bay kiểu “rắn hổ mang”. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Nó cũng thực hiện được “thắt vòng đứng” liên tục, gần như không theo một bán kính cố định nào. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Su-27 có hai động cơ mạnh, có thể đạt vận tốc Mach 2+ (nhanh gấp 2 lần tốc độ âm thanh), tương đương 2.500 km/h. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Ngoài những cải tiến để tăng tính linh hoạt, Su-27 sử dụng thể tích lớn bên trong để chứa lượng lớn nhiên liệu. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Nó có thể mang 9.400 kg dầu bay, nên tầm chiến đấu: trên biển xa 1.340km. Trên đất liền, máy bay thậm chí còn đạt 3.530 km. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Trần bay của chiến đấu cơ Su-27 lên tới 18.500 m. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Su-27 còn có thiết kế khí động học hoàn hảo (dọc thân và cánh), giúp nó có độ cân bằng cao. Phạm vi hoạt động của máy bay khá lớn bởi sự hiệu quả của động cơ. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Ngoài ra, Su-27 còn được trang bị hệ thống kiểm soát vũ khí độc lập, cùng với hệ thống radar theo dõi mục tiêu có khả năng bao quát rộng và hệ thống cảnh báo nguy hiểm thông minh. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Hỗ trợ cho việc tiêu diệt mục tiêu là hệ thống radar và hệ thống cảnh báo sớm. Radar của Su-27 đảm bảo phát hiện các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển trong bán kính 100 km. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Ngoài ra, hệ thống điện tử trên Su-27 có thể đồng thời theo dõi 10 mục tiêu và chỉ ra 4 mục tiêu nguy hiểm nhất để tiêu diệt cùng lúc. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Với 10 giá treo, Su-27 có thể mang hơn 7 tấn vũ khí ở 2 cánh, bao gồm các loại khí tài như tên lửa không đối không, không đối đất, bom… Theo Military Today, Lenta, Ria.
Hệ thống kiểm soát vũ khí của Su-27 cho phép phi công nhanh chóng sử dụng các loại tên lửa hoặc bom chuyên dụng nhằm tiêu diệt mục tiêu hiệu quả nhất. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Để không chiến tầm gần Su-27 trang bị 1 pháo tự hành GSh-301 cỡ nòng 30mm với 150 viên đạn, để không chiến tầm xa, loại chiến đấu cơ này sẽ sử dụng các tên lửa khác nhau treo ở thân và trên hai cánh. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Su-27 có thể mang 6 tên lửa không đối không tầm trung bán tự động dẫn đường bằng radar và 6 tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Tên lửa trang bị tiêu chuẩn của Su-27 cho không chiến là Vympel R-73, Vympel R-27, Vympel R-77. Các loại bom trang bị như KAB-150 và UAB-500 điều khiển bằng laser, TV. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Su-27 có hệ thống hiển thị trước buồng lái (HUD) và hệ thống hiển thị ngắm bắn trên mũ của phi công kết nối với nhau, chúng tương thích với tên lửa R-73. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Sự linh hoạt cao, cùng các yếu tố khác đã làm cho chiến đấu cơ Su-27 trở thành một trong số máy bay không chiến tầm gần tốt nhất thế giới lúc bấy giờ. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Su-27 đã lập kỷ lục đầu tiên về tính năng hoạt động, vận tốc lên cao và độ cao, chiếc máy bay này đã lập ra 27 kỷ lục mới từ 1986 tới 1988. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Năm 1983, MP Simon đã trở thành Giám đốc thiết kế OKB Sukhoi. Dưới sự lãnh đạo của ông, Phòng thiết kế đã tạo ra sự thay đổi của Su-27, thành Su-32 (Su-27IB). Theo Military Today, Lenta, Ria.
Đây là phiên bản tấn công tầm xa 2 chỗ song song trong buồng lái, loại này mũi có hình dạng thú mỏ vịt. Đó là Su-32FN và Su-34 Fullback (ném bom-cường kích). Theo Military Today, Lenta, Ria.
Lúc này biến thể Su-27 thành một máy bay tấn công Su-34, khác nào “một xe tăng bay”. Theo Military Today, Lenta, Ria.
SU-30MK là biến thể của Su-27, có thể bay với tốc độ nhanh gấp 2 lần tốc độ âm thanh và hoạt động trong vòng bán kính 1.600 km, có thể phóng các loại tên lửa và bom “thông minh” từ cự ly 300 km. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Nó có các phương tiện làm “mù” và “điếc” các phương tiện phòng không của đối phương. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Su-27BM (sau này là Su-35) còn được gọi là "The Last Flanker", đây là phát triển mới của dòng Sukhoi. Nó nổi bật với hệ thống điện tử và radar mới. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Radar PESA Irbis-E của Su-35 rất mạnh với khả năng theo dõi mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng RCS chỉ 3 m² ở tầm 400 km và mục tiêu RCS chỉ 0.01 m² ở tầm 90 km. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Từ Su-27 tạo ra một gia đình của các biến thể phục vụ trong Không quân Nga và hơn 30 quốc gia trên thế giới. Theo Military Today, Lenta, Ria.
Tổng số 680 chiếc Su-27 đã được chế tạo tại Liên Xô và Nga. Hàng được bán cho 15 quốc gia. Theo Military Today, Lenta, Ria.
41 năm trôi qua, từ Su-27, công nghiệp hàng không Nga có bước tiến thật dài, dòng chiến đấu cơ của hãng Sukhoi vẫn tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong không quân Nga lẫn xuất khẩu. Theo Military Today, Lenta, Ria.
PV (Theo ANTĐ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.