Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV bàn kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến con số doanh nghiệp rời khỏi thị trường nhiều hơn con số doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nặng nền.
Làm thế nào để tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 gắn với phục hồi kinh tế do tác động của dịch Covid-19 đạt hiệu quả. Đặc biệt, gói phục hồi kinh tế không để những người nông dân không bị "bỏ lại phía sau", người lao động không trở thành người yếu thế trong nền kinh tế.
Về vấn đề này, Góc nhìn chuyên gia của Dân Việt có cuộc trò truyện với TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó chủ tịch chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Quốc hội, thành viên của tổ tư vấn Thủ tướng Chính phủ.
Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV, Chính phủ trình kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025. Theo ông vì sao chúng ta lại tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong bối cảnh cả nước đang tập trung nguồn lực phục hồi kinh tế do dịch Covid-19?
- Trước hết phải nhấn mạnh rằng, tái cơ cấu là một quá trình liên tục và bất cứ một nền kinh tế nào cũng phải tái cơ cấu nếu muốn tồn tại.
Các nước của nền kinh tế G7, OECD, G20, những quốc gia này cũng phải thực hiện tái cơ cấu chuyển từ nền kinh tế tự động hóa sang nền kinh tế số, không phải tự nhiên có được.
Đối với Việt Nam, chúng ta đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp. Đến nay sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế đan xen. Có những doanh nghiệp tự động hóa rất cao ví dụ trong ngành dệt sợi họ có thể tự động hóa tới 80 - 90% dây chuyền, nhưng với ngành may, ngành chế biến gỗ - dự kiến năm nay hơn 10 tỷ USD hay thủy sản vẫn cần nhiều công nhân. Tương tự, trong nông nghiệp vẫn còn bà con nông dân đi cấy bằng tay,...
Trong bối cảnh ấy, sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 cho đến thời điểm hiện tại cũng là cơ hội để Chính phủ tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp theo hướng hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo cơ sở vật chất vững mạnh, giúp mọi thành phần kinh tế hưởng lợi từ đầu tư để phát triển. Đó sẽ là bệ phóng cho tất cả thành phần kinh tế nhà nước, tư nhân và FDI khởi sắc.
Vậy theo ông, bàn về câu chuyện tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 thì nên bắt đầu từ đâu?
-Tôi cho rằng, chúng ta phải tái cơ cấu từ nhận thức, sau đó tái cơ cấu tới cơ chế.
Nhìn vào thực tế, thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực rất phát triển kể từ khi đại dịch xuất hiện và bùng phát. Nhiều ngành nghề vẫn "ăn nên làm ra" và nhiều lĩnh vực có cơ hội phát triển như trung gian thanh toán, ví điện tử. Cũng chính nhờ đại dịch Covid-19, tự nhiên đội ngũ shiper là đội ngũ không thế thiếu trong hoạt động phân phối, bán hàng của các nhà hàng, cửa hiệu...
Trước đây chúng ta chưa từng nhìn nhận vai trò của shiper, nhưng bây giờ chúng ta ghi nhận đó là một nghề và nghề đó đảm bảo chuỗi cung ứng giữa nhà sản xuất, người tiêu dùngvà người bán hàng, là cầu nối không thể thiếu được trong đại dịch vừa qua. Nói vậy để thấy rằng, muốn tái cơ cấu nền kinh tế, chúng ta phải bắt đầu từ tái cơ cấu nhận thức.
Sau tái cơ cấu nhận thức, chúng ta sẽ tiến tới tái cơ cấu cơ chế. Phải có những hoạt động mà Nhà nước hình thành cơ chế cưỡng bức để xã hội thực hiện.
Có vẻ việc tái cơ cấu nhận thức phần nào dễ thích nghi hơn câu chuyện tái cơ cấu cơ chế?
-Ví dụ câu chuyện về đóng bảo hiểm chẳng hạn, người lao động họ có được đóng bảo hiểm không, khi rủi ro nghề nghiệp xảy ra chi phí ai chịu - người sử dụng lao động hay người lao động?
Thực tế, rất nhiều lao động ở TP.HCM phải về quê trong đợt đại dịch bởi vì những người lao động này không có bảo hiểm và không có gì đểbấu víu. Trong khi đó, có phải chúng ta không có hệ thống bảo hiểm, thế nhưng chúng ta không triển khai được vì chủ doanh nghiệp không mua. Và như thế, khi dịch bệnh xảy ra, tự nhiên từ một người công dân có sự đóng góp cho sự phát triển, tiến bộ của xã hội trở thành đối tượng yếu thế, chờ đợi chính sách "lá lành đùm lá rách".
Nói như vậy để thấy rằng, không phải cái gì xã hội phản ứng thì đấy là thước đo phát triển của nhân loại. Có những vấn đề xã hội chưa hiểu, và cơ quan quản lý nhà nước chưa làm tròn trách nhiệm là chưa làm cho xã hội hiểu mục tiêu tốt đẹp của những vấn đề như vậy. Do đó, mới xảy ra việc, luật vừa ban hành Quốc hội lại phải ra Nghị quyết dừng chưa thực hiện điều đó.
Chúng ta đặt ra rất nhiều mục tiêu trong kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế, tuy nhiên một thực tế không thể phủ nhận đó là trong 2 năm qua doanh nghiệp – mắt xích của nền kinh tế đã rất kiệt quệ, điều này có cản trở kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 hay không?
-Chúng ta phải chấp nhận trong 827 nghìn doanh nghiệp có đăng ký vào thời điểm cuối năm 2019 sẽ phải có hàng trăm nghìn doanh nghiệp đóng cửa sau đại dịch. Thực tế, trong 10 tháng năm 2021, chỉ có 93.700 doanh nghiệp thành lập mới, nhưng có đến trên 97.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Lần đầu tiên, chúng ta chứng kiến số doanh nghiệp thành lập mới ít hơn số rời khỏi thị trường.
Chúng ta phải chấp nhận có tổn thất, không thể nói 827 nghìn doanh nghiệp, cả 827 nghìn doanh nghiệp đó phải "sống". Đó là còn chưa kể, ngoài tổn thất trực tiếp tới người lao động là mất việc làm, không có kế sinh nhai, tác động của đại dịch tới xã hội và các vấn đề an sinh rất nặng nề nhưng chúng ta chưa thể đánh giá được, thậm chí là những ảnh hưởng này còn kéo dài nhiều năm.
Chính vì vậy, chúng ta có thể đặt ra kế hoạch phục hồi kinh tế 2022, 2023 nhưng kế hoạch phục hồi xã hội và các vấn đề an sinh xã hội có thể sẽ phải mất 10 năm vì đại dịch. Đây chính là tổn thất của nền kinh tế trong đại dịch mà chúng ta phải có tư duy chấp nhận điều đó.
Tái cơ cấu là một quá trình liên tục vì vậy, Đề án tái cơ cấu mà Quốc hội thảo luận lần này vừa đảm bảo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII vừa ghi nhận tác động của đại dịch Covid-19.Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh đại dịch, ngoài chấp nhận tổn thất chúng ta phải tiến thêm một bước đó là chấp nhận cùng với các nước trên thế giới có những giải pháp đặc thù trong điều kiện đặc thù để hỗ trợ doanh nghiệp. Hỗ trợ để doanh nghiệp vượt qua khó khăn phát triển nhưng đồng thời đặt nền cho phát triển nhanh và bền vững của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà chúng ta tận dụng.
Hai là, chúng ta phải tính đến các cơ chế chính sách dựa trên sự thay đổi tư duy cùng nhau chia sẻ trong lúc khó khăn. Doanh nghiệp cũng khó khăn, Nhà nước cũng khó khăn thì yêu cầu xã hội cùng đồng cam cộng khổ, thay vì phải ngồi "so đo thiệt hơn".
Để hỗ trợ phục hồi và tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021- 2025 theo ông quy mô của gói hỗ trợ này nên khoảng bao nhiêu?
-Chính phủ giao Bộ KH&ĐT xây dựng Đề án và đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng vàtrìnhcấp có thẩm quyền xem xét.
Phương án đang xây dựng đứng về mặt lý thuyết, gói hỗ trợ quy mô bao nhiêu thì nền kinh tế chấp nhận được hay ngành nào được hỗ trợ- sẽ được nghiên cứu cụ thể và chi tiết.
Tuy nhiên, chúng tôi đang dự kiến xây dựng một gói hỗ trợ trong 2 năm 2022 – 2023, quy mô gói này tương đương với một năm đầu tư công. Do hiện nay vốn đầu tư công hàng năm chúng ta cũng không giải ngân hết đượcnên việc đưa 1 gói lớn quá cũng không đạt được hiệu quả như mong muốn. Hiện nay, đầu tư công khoảng 547.000 tỷ một năm. Gói hỗ trợ này dự kiến tổng hợp từ các nguồn để phục vụ đầu tư công, hỗ trợ lãi vay ngân hàng và tham gia dự án đối tác công tư.
Để có được nguồn lực này, chúng ta có 4 nguồn có thể huy động: ngân sách nhà nước, từ vốn tiết kiệm chi, phát hành trái phiếu và vay từ các tổ chức quốc tế. Trong đó, quan trọng nhất sẽ là tiết kiệm chi và điều chỉnh lại các khoản chi chưa cần thiết.
Ông nói rằng, gói hỗ trợ vừa giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, vừa thực hiện tái cơ cấu. Vậy chúng ta sẽ lựa chọn những lĩnh vực nào, ngành nào như thế nào để hỗ trợ?
Theo ý kiến cá nhân tôi, việc lựa chọn ngành lĩnh vực cần theo nguyên tắc trả lời được 5 câu hỏi lớn.
Thứ nhất, những nước ở thời kỳ có thu nhập bình quân đầu người 10.000 USD/năm, họ có làm những nghề mà chúng ta dự kiến hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp đó hay không?
Tức là, đến năm 2030 chúng ta cơ bản trở thành nước công nghiệp có thu nhập trung bình cao, thì những nước có thu nhập trunh bình cao ngày hôm nay họ có sản xuất những cái đó hay không. Chúng ta phải trả lời câu hỏi đó, để gián tiếp chúng ta nói là có thị trường không để mà phát triển.
Thứ hai, liệu ngành đấy họ vẫn làm như thế nhưng có ứng dụng được cuộc CMCN 4.0 vào đấy không hay vẫn sử dụng lao động tay chân.
Thứ 3, khi có cả 2 điều kiện trên, đối tượng được hỗ trợ có huy động được nguồn vốn của xã hội vào đầu tư cùng họ không? hay vẫn kêu gọi nhà nước phải đầu tư và doanh nghiệp chỉ nhảy vào làm.
Thứ 4, thuộc về trách nhiệm nhà nước phải trả lời đó là, nguồn nhân lực để làm việc đó có chưa? Nếu chưa có thì phải đào tạo và đào tạo trong bao nhiêu năm thì có được đội ngũ nguồn nhân lực đó. Ai trả tiền đào tạo nguồn nhân lực doanh nghiệp hay nhà nước?
Cuối cùng, lĩnh vực, doanh nghiệp có bảo vệ môi trường không?
Bất cứ ngành nào muốn nhận được gói hỗ trợ này đều phải trả lời được 5 câu hỏi đó, tự khắc thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp, loại bỏ doanh nghiệp hoạt động yếu kém.
Thưa ông, đâu là vấn đề mấu chốt trong kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp thời gian tới để đem lại hiệu quả và sự chuyển biến về chất?
-Tái cơ cấu nông nghiệp không phải làcông nghiệp hóa nông nghiệp nông dân và nông thôn bằng việc mang máy cày mang máy cấy đếnnhững cánh đồng, mà là đem tư duy sản xuất công nghiệp đến với người nông dân.
Chúng ta cứ nói nông sản xuất khẩu 40 tỷ USD một năm, những chưa thống kê xem để xuất khẩu được 40 tỷ USD đó thì nhập khẩu hết bao nhiêu, giá trị gia tăng thực trong 40 tỷ USD là bao nhiêu? Vì sao hàng năm chúng ta phải giải cứu dưa, giải cứu vải... đó là do nông dân chúng ta sản xuất nhỏ, không có tiêu chuẩn nào cả.
Thực tế, Chính phủ đắn đo mãi mà chưa trình sửa Luật Đất đai. Sửakiểu gì khi mà tư duy của nông dân vẫn là mỗi gia đình khoảng 3 sào Bắc bộ chứ không tính đến việc góp đất lại để sản xuất lớn? Vì vậy, cần có sự chuyển biến căn bản trong tư duy sản xuất.
Hai là, khi chúng ta góp tài sản tạo ra lực lượng sản xuất và khi lực lượng sản xuất lớn thì phải có quan hệ sản xuất phù hợp. Quan hệ sản xuất ở đây là giữa người làm quản trị doanh nghiệp, người có đất, người có công và người sản xuất trên mảnh đất đó.
Một phần của tái cơ cấu kinh tế là tái cơ cấu việc sử dụng nguồn lực quốc gia sao cho hợp lý nhất nhưng không được để ai tụt lại phía sau. Trong nông nghiệp, đừng để cho nông dân do trình độ còn hạn chế cảm thấy thiệt thòi. Từ đó dẫn tới việc rất nhiều người thà bỏ hoang ruộng đồng chứ không sẵn sàng giao cho người khác để đưa vào sản xuất như hiện nay.
Vậy còn tái cơ cấu khu vực nông thôn thì sao, thưa ông. Liệu có phải chúng ta mới chỉ dừng lại ở việc tái cơ cấu một cách cơ học khu vực nông thôn?
-Tái cơ cấu nông thôn không phải thành thị hóa nông thôn theo hướng ở đâu cũng xây nhà 3 tầng, 5 tầng, hay cao ốc…đó phải là đô thị hóa làng mạc và đưa nếp sống công nghiệp vào trong làng quê Việt Nam.
Chẳng hạn nhưcác đường liên xã, liên tỉnh, liên huyện vào cấp đường quốc gia, quy hoạch thành những khu làng sinh thái, tách khu nhà ở ra khỏi khu sản xuất…Trong quá trình đó, phần nào sẽ sử dụng vốn Nhà nước, phần nào là đầu tư công, phần nào là để cho nông dân tự phát triển cần được quy hoạch rõ ràng.
Tái cơ cấu là như thế, chứ không phải đầu tư con đường này và cho ông A vay 1 ít tiền, ông B một ít… nếu tư duy như thế thì đất nước không phát triển được.
Vậy theo ông để làm được như vậy chúng ta cần những điều kiện hay yếu tố gì?
- Để làm được như vậy thì phải tạo được sự đồng thuận trong xã hội. Muốn tạo được sự đồng thuận, chúng ta phải có phương án tái cơ cấu tốt và công khai với xã hội.
Công khai là để cho mọi người hiểu mục tiêu của Chính phủ, mục tiêu của Nhà nước là rất trong sáng, không vì lợi ích nhóm. Dù rằng trong quá trình phát triển như vậy sẽ khôngcó sự công bằng tuyệt đối mà chỉ có sự công bằng tương đối trong từng làng, từng vùng.
Xin cám ơn ông!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.