Thanh Hóa là tỉnh nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, lũ lụt, sạt lở… Theo thông tin từ Văn phòng thường trực chỉ huy phòng chống thiên tai (thuộc Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn - phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa) cho biết, từ tháng 1 đến ngày 5/10, tỉnh Thanh Hóa đã phải hứng chịu 26 trận thiên tai, gồm: 6 đợt nắng nóng; 3 đợt rét đậm, rét hại; 6 đợt mưa lớn; 8 trận giông, lốc, sét; 2 trận sạt lở đất; 1 cơn bão (bão số 2) và 1 áp thấp nhiệt đới. Thiên tai đã khiến 2 người thiệt mạng, 1 người bị thương và thiệt hại tài sản khoảng 43 tỉ đồng.

Thanh Hóa: Nâng cao kỹ năng ứng phó của người dân, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai  - Ảnh 1.

Thanh Hóa: Nâng cao kỹ năng ứng phó của người dân, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai  - Ảnh 2.

Để giảm thiểu các thiệt hại ở mức thấp nhất, các ban, ngành trong tỉnh đã chủ động chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật chất thực hiện tốt công tác ứng phó sự cố thiên tai, chủ trọng công tác tìm kiếm cứu nạn.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND tỉnh đã ban hành Công điện đề nghị các cơ quan, đơn vị địa phương tổ chức rà soát phương án ứng phó thiên tai hiện có, chủ động xây dựng phương án ứng phó từng tình huống cụ thể, đặc biệt là tình huống mưa lũ, bão lớn để triển khai thực hiện khi có tình huống xảy ra, không để bị động bất ngờ. 

Thanh Hóa: Nâng cao kỹ năng ứng phó của người dân, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai  - Ảnh 3.

Thanh Hóa: Nâng cao kỹ năng ứng phó của người dân, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai  - Ảnh 4.

Thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ; bình tĩnh ứng phó với mọi tình huống, bảo đảm an toàn cao nhất về người và phương tiện cứu hộ; kịp thời chăm lo, hỗ trợ, sớm ổn định cuộc sống cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Về công tác kêu gọi, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển và các đơn vị liên quan, tổ chức thông báo, kêu gọi các tàu thuyền đang hoạt động trong vùng nguy hiểm vào nơi tránh trú an toàn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao chỉ đạo kiểm tra, rà soát và triển khai phương án bảo đảm an toàn đê điều, đập, hồ chứa nước, vận hành an toàn, hiệu quả hồ chứa thủy lợi, thủy điện, phù hợp với diễn biến mưa, lũ.

Sở Công thương chỉ đạo dự trữ hàng hóa thiết yếu, chú trọng khu vực thường xuyên bị thiên tai, nhất là vùng sâu, vùng xa; phối hợp với các địa phương và các ngành liên quan thực hiện tốt việc dự phòng tại chỗ khi thiên tai xảy ra, đảm bảo duy trì lương thực, nhu yếu phẩm.

Sở Giao thông - Vận tải triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông và phương án điều động phương tiện, trang thiết bị vận tải, nhân lực phục vụ công tác PCTT và TKCN. Kiểm tra, rà soát, xác định các vị trí thường xuyên bị ngập khi có mưa lũ gây ách tắc giao thông để chủ động các giải pháp khắc phục, tránh các sự cố, tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Sở Y tế phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai phương án ứng phó thiên tai gắn với bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19, sẵn sàng phương tiện, thiết bị đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh cho công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai tại các địa phương.


img
img
img

Tàu thuyền đánh cá về nơi trú ẩn an toàn khi có bão. Ảnh: Ban chỉ huy PCTT Tỉnh Thanh Hóa.


Thanh Hóa: Nâng cao kỹ năng ứng phó của người dân, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai  - Ảnh 6.

Về công tác tuyên truyền, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức trong công tác phòng ngừa, thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả thiên tai… 

Hướng dẫn và huy động người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn như: Diễn tập phòng tránh thiên tai, đánh giá rủi ro thiên tai và các sự kiện liên quan. 

Thông tin việc triển khai các giải pháp thực hiện phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai ở địa phương như: Đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều, hồ đập, khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực trọng yếu, di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét…

img
img

Bộ đội hỗ trợ người dân địa phương ứng phó thiệt hại sau thiên tai. Ảnh: Ban chỉ huy quân sự huyện Mường Lát. 

Một trong số hộ dân nhận được sự giúp đỡ của chính quyền, bà Nguyễn Thị Thọ - người dân địa phương cho biết: “Đa số khi được tuyên truyền về phòng chống thiên tai, người dân đều chấp hành nghiêm chỉnh. Chính quyền huy động bộ đội động viên người dân, giúp đỡ người dân nhanh chóng di dời an toàn, trợ cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân khi gặp khó khăn. Gia đình tôi vô cùng biết ơn chính quyền đã tạo điều kiện giúp đỡ cho nhân dân chúng tôi trong công tác phòng chống thiên tai, tránh gây thiệt hại nặng nề về người và của”.

Nhận thấy hiệu ứng tích cực, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng website đăng tải và phổ biến kiến thức về thiên tai. Thông qua các website này, các văn bản chỉ đạo, điều hành về ứng phó với thiên tai được cập nhật thường xuyên. Các ứng dụng mạng xã hội như facebook, zalo cũng được tận dụng triệt để để tuyên truyền pháp luật về phòng chống thiên tai.

img
img
img

Nhóm “Thông tin phòng chống thiên tai Thanh Hóa” do Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa lập thường xuyên cập nhật, chia sẻ các thông tin. 

Theo thống kê, hiện nay, hầu hết các địa phương đã lập facebook “Phòng chống thiên tai”, kết nối với facebook “Thông tin phòng chống thiên tai” do Tổng cục Phòng chống thiên tai lập. Nhóm “Thông tin phòng chống thiên tai Thanh Hóa” do Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa lập thường xuyên cập nhật, chia sẻ các thông tin, tuyên truyền, phổ biến đến người dân về công tác chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó với từng loại hình thiên tai...

Hiện nay, hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều thành lập và hoạt động hiệu quả của đội xung kích phòng chống thiên tai. Thông qua các đợt tập huấn, các cấp chính quyền địa phương ở Thanh Hóa lồng ghép tuyên truyền, phổ biến về phòng chống thiên tai đến đội ngũ cán bộ, hội viên, tình nguyện viên và cộng đồng dân cư, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong phòng chống thiên tai. Đây là điều cần thiết để giảm thiểu tối đa hậu quả nặng nề cho người dân địa phương.

Thực hiện: Phương Nga - Hồng Hạnh


Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem