6 tuyến đường vành đai 1, 2, 2.5, 3, 4, 5 được hình thành có vai trò trọng yếu trong việc giải quyết ùn tắc ở Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, các tuyến đường vành đai này cũng được kỳ vọng sẽ làm thay đổi diện mạo của Hà Nội, giúp phát triển kinh tế, xã hội, kết nối giao thông Hà Nội với các tỉnh thành lân cận.

img

img

img

img

img

img

img

Đường vành đai 1 là tuyến đường vành đai đầu tiên của Hà Nội. Tuyến đường được hình thành bởi các con đường Nguyễn Khoái, đường Trần Khát Chân, đường Đại Cồ Việt, đường Xã Đàn, đường La Thành, đường Bưởi, đường Lạc Long Quân.

Tuyến đường có tổng mức đầu tư hơn 10 nghìn tỷ đồng, chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Do nằm ở khu trung tâm nên chi phí đền bù giải toả lớn, trung bình mỗi mét đường vành đai 1 lên tới 2 tỷ đồng. Trên đường vành đai 1 có 2 cầu vượt đường bộ bằng thép là cầu vượt Ô Đông Mác, cầu vượt Ô Cầu Dền và 1 hầm chui Kim Liên. Đến thời điểm năm 2016, việc mở rộng các đoạn từ đường Nguyễn Khoái đến Hoàng Cầu (tức các đường Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, Xã Đàn, Ô Chợ Dừa) đã được hoàn thành.

Cầu vượt Ô Đông Mác khởi công ngày 29/5/2016, đưa vào sử dụng năm 2016. Cầu có tổng mức đầu tư 166 tỷ đồng. Cầu có chiều dài 232m, chiều rộng 12m, móng cọc khoan nhồi, có tường chắn và đường dẫn hai đầu cầu; chiếu sáng trên cầu và dưới cầu.

img

Đường Đại Cồ Việt

img

Đường Xã Đàn

Đường vành đai 1 hiện đã có quy hoạch mở rộng đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục và chuẩn bị khởi công xây dựng từ quý IV năm 2018. Dự án có chiều dài khoảng 2,27 km, tổng mức đầu tư xấp xỉ 7.800 tỷ đồng. Tính trung bình mỗi 1m dài tuyến đường Hoàng Cầu - Voi Phục có tổng chi phí đầu tư lên tới 3,421 tỉ đồng.

Chi phí xây dựng con đường này phá vỡ kỷ lục 2 "con đường đắt nhất hành tinh" trước đó. Tuyến đường mới này cao gấp 3 lần chi phí xây dựng đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa, và cao gấp 2,4 lần đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu. Tuyến đường vành đai 1 đi vào sử dụng sẽ góp phần giảm áp lực, ùn tắc giao thông tại khu vực các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy…

img

Tuyến đường vành đai 2 là tuyến giao thông đường bộ nội đô khép kín của Hà Nội có tổng chiều dài là 43,6 km; tổng mức đầu tư khoảng hơn 50 nghìn tỷ đồng.

Đường vành đai 2 chạy qua cầu Vĩnh Tuy – đường Minh Khai - Đại La - Ngã tư Vọng - Trường Chinh - Ngã tư Sở -Láng - Cầu Giấy -Bưởi - Võ Chí Công - cầu Nhật Tân - đường Võ Nguyên Giáp -Trường Sa – cầu Đông Trù - đường Lý Sơn - cầu chui Gia Lâm - Nguyễn Văn Linh - Đàm Quang Trung - cầu Vĩnh Tuy.

img

Đường Võ Nguyên Giáp

img

Đường Láng - Ngã Tư Sở

Năm 2016, tuyến vành đai 2 đoạn từ Cầu Giấy đến Nhật Tân được đưa vào hoạt động với hai cầu vượt sông Hồng lớn là cầu Vĩnh Tuy và Nhật Tân, một cầu vượt sông Đuống là cầu Đông Trù.

Trục Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở được coi là điểm nghẽn giao thông tại Thủ đô với hàng loạt chung cư cao tầng 2 bên. Dự án đường vành đai, đoạn Vĩnh Tuy- Ngã Tư Sở khởi công dự kiến sẽ giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông quanh khu vực Trường Chinh, Minh Khai, Giải Phóng….

Tổng chiều dài toàn tuyến là 5,1km, rộng 19m; có 3 vị trí lên xuống có bề rộng cầu dẫn B=7,0m. Tuyến đường trên cao được thiết kế với đầy đủ hệ thống chiếu sáng, thoát nước, tường chắn, tường chống ồn, hệ thống biển báo và an toàn giao thông.

img

img

Đường vành đai 2.5 Hà Nội là tuyến giao thông đường bộ phụ trợ tuyến đường vành đai 2 và đường vành đai 3 của Hà Nội, dài khoảng 30 km, đi qua các quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, tuyến nằm hoàn toàn trong nội đô Hà Nội.

Đường vành đai 2.5 thực chất là kết hợp nhiều tuyến đường đã có sẵn, bao gồm toàn bộ các tuyến đường, phố sau: đường trục khu đô thị Tây Hồ Tây, đường Nguyễn Văn Huyên, đường Dương Đình Nghệ, đường Trung Kính, đường Hoàng Đạo Thúy, đường trục khu đô thị Khương Đình, đường trục khu đô thị Định Công, đường Kim Đồng, phố Tân Mai, phố Đền Lừ. Riêng đoạn từ đường Hoàng Đạo Thúy đến đường Kim Đồng gồm nhiều đường nội thị nhỏ.

img

Đường vành đai Hồ Tây

Theo quy hoạch cho giai đoạn I, sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng và nâng cấp mở rộng thành đường vành đai đô thị cấp 2 đoạn từ Vĩnh Tuy - Đền Lừ - Tân Mai - Kim Đồng - KĐT Định Công.

Đoạn đường từ cầu Kim Đồng đến Đền Lừ 2, nằm trong dự án đường vành đai với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng mới được hoàn thiện. Tuyến đường từ Trương Định - Giáp Bát đến khu Đền Lừ II (Hoàng Mai, Hà Nội) được khởi công từ tháng 1/2010 đi qua địa bàn 4 phường: Giáp Bát, Tân Mai, Tương Mai và Hoàng Văn Thụ, có tổng chiều dài hơn 1.000 m.

img

Khu Trung tâm hành chính Quận Hoàng Mai

Đường được thiết kế với mặt cắt ngang 40 m, mỗi bên có 3 làn xe chạy. Dự án có tổng mức đầu tư 688,6 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 557 tỷ đồng. Điểm đầu của đoạn đường này là cuối đường Kim Đồng giáp với Trương Định.

Trong giai đoạn II, sẽ chỉnh trang mở rộng tuyến từ Hoàng Đạo Thúy đến KĐT Tây Hồ Tây. Từ năm 2025 sẽ hoàn thành nốt các đoạn còn lại trong đó có hợp phần quan trọng nhất Hoàng Đạo Thúy - KĐT Định Công.

Đường vành đai 2.5 hiện đang được thi công đoạn qua khu đô thị phía tây Hồ Tây (quận Tây Hồ) và đoạn Đầm Hồng - Giáp Bát (quận Hoàng Mai). Đến năm 2015, đoạn đường vành đai 2.5 đi qua địa bàn các quận Cầu Giấy và Hoàng Mai (đoạn Giáp Bát - Đền Lừ) đã được hoàn thành.

img

img

Đường vành đai 3 Hà Nội là tuyến giao thông đường bộ quan trọng của thủ đô Hà Nội, dài khoảng 65 km, đi qua các quận và huyện Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm. Tuyến đường này là hệ thống cầu cạn được thiết kế theo chuẩn cao tốc, phục vụ xe ôtô chạy tốc độ tối đa 90 km/h.

Đường vành đai 3 bao gồm toàn bộ các tuyến đường sau: đường Võ Văn Kiệt, đường Phạm Văn Đồng, đường Phạm Hùng, đường Khuất Duy Tiến, đường Nguyễn Xiển, đường Nghiêm Xuân Yêm, cầu cạn Pháp Vân, cầu Thanh Trì, quốc lộ 1A mới đoạn từ cầu Thanh Trì đến Ninh Hiệp.

img

Đường Linh Đàm - Quận Hoàng Mai

Trên đường vành đai 3 có 3 cây cầu lớn là cầu Thăng Long, cầu Thanh Trì và cầu Phù Đổng. Đường vành đai 3 giao cắt với quốc lộ 5 ở Sài Đồng, đại lộ Thăng Long tại ngã tư Trần Duy Hưng.

Theo quy hoạch cho giai đoạn I, đoạn Nội Bài - Mai Dịch - Thanh Xuân - Pháp Vân - cầu Thanh Trì cấu thành bởi đường đô thị hai bên kết hợp với đường cao tốc đô thị ở giữa. Trong giai đoạn II, sẽ làm 8,912 m gồm 385 mét đường và 8.527 mét cầu cạn chính tuyến, gồm 4 làn cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp.

Hiện đường vành đai 3 đang được mở rộng đoạn từ Mai Dịch - cầu Thăng Long (đường Phạm Văn Đồng) với chiều dài hơn 5km. Dự án được thiết kế 4 làn xe, tốc độ 100 km/h, đường được xây bằng thép, bê tông cốt thép dự ứng lực. Dự án được Bộ Giao thông phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 5.340 tỷ đồng, gồm hơn 4.520 tỷ đồng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và gần 820 tỷ đồng vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

img

img

Dự án đường vành đai 4 Hà Nội là dự án xây dựng tuyến đường bộ vành đai phục vụ giao thông của Hà Nội kết nối với các tỉnh. Theo thiết kế, đường vành đai 4 Hà Nội sẽ gồm 6 làn xe cao tốc và đường gom đô thị. Mặt đường rộng từ 90 m đến 135 m.

Chi phí dự kiến cho dự án là 50 nghìn tỷ đồng, được đầu tư theo hình thức BOT. Thời gian xây dựng đường vành đai 4 sẽ bắt đầu từ năm 2010 và sẽ hoàn thành trước 2020. Đường vành đai 4 sẽ vượt các sông Hồng, sông Đuống và sông Cầu

Chiều dài toàn tuyến là 136,6 km, đi qua 16 quận, huyện, thị xã, thành phố gồm: Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín, Sóc Sơn (Hà Nội), Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm (Hưng Yên), Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành (Bắc Ninh) và Hiệp Hòa (Bắc Giang).

img

Thành phố Bắc Ninh

Đoạn chạy từ Quốc lộ 32 đến quốc lộ 6: Chiều rộng tối thiểu 120m, tối đa 135m. Đoạn chạy trong đê tả đáy cũ rộng 120m. Đoạn chạy trùng đê tả đáy thuộc xã An Thượng rộng nhất 135m. Đoạn duy nhất chạy trong vùng phân lũ sông đáy thuộc địa bàn xã An Thượng và Song Phương (huyện Hoài Đức), bắt đầu từ phía bắc xã Song Phương và đến hết phía nam xã An Thượng.

img

img

Đường vành đai 5 chạy qua 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành: Hà Nội, Hòa Bình; Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

Trong đó, đoạn qua TP.Hà Nội dài khoảng 48 km; qua tỉnh Hòa Bình 35,4 km; qua tỉnh Hà Nam 35,3 km; qua tỉnh Thái Bình 28,5 km; qua tỉnh Hải Dương 52,7 km; qua tỉnh Bắc Giang 51,3 km; qua tỉnh Thái Nguyên 28,9 km, qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc 51,5 km.

Tổng chiều dài toàn tuyến đường vành đai 5 khoảng 331,5 km (không bao gồm khoảng 41 km đi trùng các đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hà Nội - Thái Nguyên, Nội Bài - Lào Cai và quốc lộ 3).

img

Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Đường vành đai 5 chính tuyến có đường gom, đường song hành, quy mô 4 - 6 làn xe. Tiêu chuẩn đường ô tô cấp II, quy mô 4 -6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu 22,5- 32,5 m cho các đoạn Bắc Giang - Thái Nguyên (từ đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên) và đoạn Thái Nguyên - Vĩnh Phúc - Sơn Tây (từ đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến đường Hồ Chí Minh) thuộc địa phận các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và TP.Hà Nội (đoạn qua thị xã Sơn Tây). Từ Vĩnh Phúc sang Thái Nguyên, đường vành đai 5 sẽ đi qua hầm đường bộ Tam Đảo.

img

img

img

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem