Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tại bản bản Chà Mạy (Long Hẹ, Thuận Châu, Sơn La) có hàng chục hộ nuôi ong rừng. Những tổ ong này đang góp phần cải thiện đời sống của đồng bào nơi đây.
Video: Về Chà Mạy tận mắt xem cách nuôi ong rừng “kỳ bí” của người Mông.
Những ngày đầu tháng 7, chúng tôi đến với bản Chà Mạy trong tiết trời nắng chói chang của mùa hè. Để đến được với bản Chà Mạy, từ TP. Sơn La phải băng qua quãng đường khá khó khăn với những khúc cua tay áo dài khoảng hơn 70km.
Trên đường đi, hình ảnh đồng bào người Mông đang đi chăn trâu, địu con đi chăn dê, hay đi làm nương rẫy… khiến con người không khỏi bồi hồi và xao xuyến về mảnh đất này.
Từ TP.Sơn La vào bản Chà Mạy sẽ đi mất khoảng 4 tiếng chạy xe máy.
Sau khoảng 2 tiếng đi xe máy, chúng tôi đã vượt qua được quãng đường gần 40km và dừng chân nghỉ tại một cửa hàng bán thực phẩm của người Mông ven đường.
Tôi liền hỏi, các chị bán hàng ở đây một ngày thu nhập thế nào?. Chị Thào Thị Dính, một phụ nữ Mông bị mù cả 2 mắt lúc 6 tuổi đáp: “Mỗi ngày tổng số tiền thu lại được từ bán hàng khoảng 600.000 đến 800.000 đồng, thực phẩm chủ yếu ở nhà trồng được và một số thì lấy trên rừng, khách mua hàng chủ yếu người đi đường, chứ bà con bản địa nghèo khó lắm, không có tiền mua đâu”.
Con đường dẫn vào bản Chà Mạy phải đi qua trung tâm xã Long Hẹ.
Tiếp tục cuộc hành trình, sau khoảng 1 giờ đi đường tiếp theo, bắt đầu cảm nhận được dần bầu không khí bản Chà Mạy.
Càng vào sâu, càng không khỏi choáng ngợp bởi cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Đi một đoạn đường, cảnh sắc thiên nhiên lại thay đổi. Sự hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc khiến con người thanh thản và bớt mệt mỏi hơn.
Trên đường đi, có nhiều đoạn nhiều đoạn sạt lở do dư âm của những mùa mưa bão trước, nên phải rất cẩn thận. Cuối cùng, sau khoảng 4 tiếng đi đường đã tới được bản Chà Mạy và tìm người dân bản địa để hỏi đường đến nhà trưởng bản Chà Mạy - anh Lầu A Dơ.
Sau khi gặp trưởng bản Lầu A Dơ và gặng hỏi về thông tin cách nuôi ong rừng độc đáo của người Mông. Anh dẫn chúng tôi đi đến nhà của một hộ gia đình người Mông tại Chà Mạy, anh chia sẻ: "Hàng ngày, người Mông thường đi nương rẫy từ sáng sớm đến chiều tối mới về. Do đó, rất khó tìm được người ở nhà trong thời điểm giữa trưa này".
Ong rừng được nuôi ngoài rừng sâu và ngay cạnh nhà.
Trưởng bản Lầu A Dơ cho biết: “Thực ra cách nuôi ong rừng tự nhiên của người Mông khá đơn giản. Dựa theo tính chất, thói quen, cơ cấu tổ chức, cách ong rừng làm tổ…là có thể xây tổ và thu hoạch mật ong. Chúng tôi không phải mất công chăm sóc nhiều, cứ để tổ ở vị trí phù hợp với tập tính của loài ong rừng là chúng tự kéo đến làm tổ. Đây chính là sự khác biệt với cách nuôi ong ở vùng khác".
Qua quan sát, tổ ong người Mông bản địa xây có chất liệu bằng gỗ và đá và được đặt ở những vị trí phù hợp với tập tính của loài ong rừng và có thể đặt ở xung quanh nhà hoặc những thân cây trên rừng.
Theo tìm hiểu, ong rừng ở vùng này là loài ong mật, chúng cho mật rất chất lượng, thơm ngon hơn và giá trị dinh dưỡng cũng cao hơn so với những loài ong khác.
Người nuôi ong Thào Chứ Dơ cho biết: "Đàn ong mật thường bị ong khoái, một loài ong rừng vô cùng hung hăng tấn công. Bởi vậy thi thoảng tôi sẽ tự tay giết ong khoái hoặc sử dụng phấn, sáp ong, làm bẫy để ong khoái chui vào và tự chết".
Mỗi năm, từ tháng 3 đến tháng 7 dương Lịch, khi các loại hoa đua nhau nở rực rỡ núi rừng Tây Bắc, ấy chính là thời điểm ong rừng làm tổ, chia đàn. Và cũng thích hợp để người dân lấy mật.
Vừa đi trên đường về, trưởng bản Lầu A Dơ chia sẻ: "Tình hình an ninh, trật tự ở đây tốt lắm, không bao giờ xảy ra mất cắp gì đâu. Ở mỗi tổ ong đều được người chủ đánh dấu bằng các ký hiệu để người khác biết và tránh nên cũng không sợ thu hoạch nhầm tổ của nhau".
Ngoài việc nuoi ong, người dân bản Chà Mạy còn trồng thêm cây chanh leo, táo mèo đem lại giá trị kinh tế cho bà con.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.