Vụ “thảm sát”rừng nghiến cổ thụ “khủng nhất” Việt Nam (Bài cuối): Cần sự vào cuộc của các cơ quan Trung ương  - Ảnh 1.

Thứ nhất, nếu là "công bộc" tốt của dân của nước, thì tối thiểu lực lượng quản lý bảo vệ rừng phải thực tâm với công việc của mình. Tất cả chúng ta phải hỗ trợ, giám sát để các lực lượng trên làm tốt công việc của họ. Ai làm "ẩu", làm "tư túi" cần thay thế và thậm chí truy tố.

Rừng nghiến cổ thụ được bảo vệ trong rừng đặc dụng, Vườn Quốc gia (tức là mức bảo vệ cao nhất), được xếp vào nhóm IIA, cực kỳ quan trọng. Thế nhưng nghiến cổ thụ bao năm vẫn liên tục bị phá. Lâm tặc cưa đổ cây, chặt khúc, đem bán, nếu gian thương bị bắt khi vận chuyển thì tống gỗ đó vào kho. Rồi phát mại, bán cho tư thương, đem tứ tán khắp nơi để sử dụng.

Thương lái có giấy tờ nguồn gốc gỗ mua đấu giá, "chúng" lại tung hoành vận chuyển, bán buôn, kiện lại cơ quan chức năng nếu chặn bắt chúng. Dân Việt đã có loạt bài điều tra "Lời man trá trong rừng gỗ nghiến" phản ánh tình trạng này.

Ai đã làm "vướng" cho hoạt động xử lý ngăn chặn nạn buôn bán vận chuyển gỗ nghiến như vậy? Chính cơ chế bán đấu giá tang vật gỗ nghiến vẫn tồn tại ở nhiều địa phương. Đã là "hàng cấm" thì phải cấm khai thác, sử dụng.

Rừng tự nhiên được Chính phủ yêu cầu đóng cửa từ lâu, gỗ quý hiếm nghìn năm không được phép buôn bán. Vậy khi bắt được tang vật cần quản lý, thậm thí tiêu hủy chứ không phải lại đem ra bán đấu giá, đưa ra thị trường.

Vụ “thảm sát”rừng nghiến cổ thụ “khủng nhất” Việt Nam (Bài cuối): Cần sự vào cuộc của các cơ quan Trung ương  - Ảnh 2.

Thực tế, khi làm việc với Sở NNPTNT, Chi Cục kiểm lâm tỉnh Hà Giang, Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Mê (nơi có điểm nóng phá rừng nghiến hiện nay), chúng tôi đều đã đưa ra các tư liệu về phá rừng nghiến suốt mấy năm qua.

Đặc biệt, chúng tôi đặt vấn đề về tình trạng đấu giá gỗ tang vật không khéo thành trò tiếp tay cho phá rừng - hợp thức hóa gỗ lậu. Các lãnh đạo những đơn vị kia đều thừa nhận có tình trạng đó. Tại sao biết thế mà vẫn tiếp tục bán đấu giá? Các kho gỗ khổng lồ Dân Việt đã đưa tin, tố cáo "tóm" được năm trước, bây giờ gặp lại, cán bộ báo cáo là đấu giá hết rồi. Kho hàng chục khối nhà báo vào mà xem, lại sắp đấu giá nốt.

Vụ “thảm sát”rừng nghiến cổ thụ “khủng nhất” Việt Nam (Bài cuối): Cần sự vào cuộc của các cơ quan Trung ương  - Ảnh 3.

Mặt trái của việc đấu giá gỗ tang vật là các đối tượng lợi dụng để tuồn gỗ có được từ các vụ phá rừng bảo tồn, rừng phòng hộ đi tiêu thụ công khai.

Hậu quả là hàng trăm, hàng nghìn mét khối gỗ nghiến bị lâm tặc "xẻ thịt" và chở ra khỏi rừng rồi bị bắt giữ. Tưởng gỗ quý được ngăn chặn đi vào thị trường đen, tưởng vụ phá rừng đó là bài học đau đớn để rút kinh nghiệm trong quản lý. Đằng này, họ giữ tang vật rồi bán đấu giá. Ở góc độ tàn sát rừng quý thì rõ ràng: gỗ quý vẫn bị đem đi theo đúng cách mà lâm tặc mong muốn.

Kiểm lâm và cơ quan chức năng ai cũng biết: "nó lợi dụng gỗ tang vật đấu giá để quay vòng hồ sơ". Vậy sao Chính phủ, sao Bộ NNPTNT chưa yêu cầu ngăn chặn "thảm nạn" đấu giá tiếp tay cho lâm tặc kia?

Khi đối thoại với chúng tôi, nhiều cán bộ kiểm lâm đều thừa nhận bất cập của hoạt động bán đấu giá gỗ tang vật, khi nó được các bên coi là bình phong cho hoạt động trục lợi phi pháp. Bởi gỗ đấu giá thường bị lưu kho khá lâu, qua nhiều công đoạn mốc thếch rồi mới phát mại. Vậy mà, hàng nghìn cái thớt gỗ nghiến tươi vẫn được bán với hồ sơ "mua đấu giá". Họ đẵn gỗ trong rừng già trái phép rồi đem đi bán dưới lớp ngụy trang của "hồ sơ đấu giá".

Vả lại, hồ sơ đấu giá có thể kiểm soát được, nếu có một cách quản lý liên kết thông minh, kiểu như quản lý căn cước công dân hay hồ sơ y tế của người ta, kiểm tra quy cách gỗ. Có thể khôi phục "dấu búa kiểm lâm", rồi căn cứ vào thời gian đấu giá ở các địa phương, hoàn toàn có thể "lòi" ra các thủ đoạn "tráo gỗ", nếu cơ quan chức năng làm thực tâm.

Vụ “thảm sát”rừng nghiến cổ thụ “khủng nhất” Việt Nam (Bài cuối): Cần sự vào cuộc của các cơ quan Trung ương  - Ảnh 4.

Điều thứ hai cần làm rõ ở đây, là cách quản lý chưa khoa học hoặc chưa thật sự có trách nhiệm.

Từ Cục kiểm lâm đến kiểm lâm địa bàn đều biết trò "quay vòng hồ sơ" mua gỗ nghiến đấu giá, sao không ai kiến nghị hiệu quả cho việc dừng "gián tiếp tiếp tay" cho lâm tặc? Xem lại cả các vụ lâm tặc đánh lâm tặc trọng thương, thì có thể nói: thớt nghiến lậu còn có máu của người giữ rừng. Dù là gỗ bán đấu giá từ các vụ án được sử dụng hợp pháp, vẫn cần hiểu là gỗ của lâm tặc và con buôn, họ làm trái phép mới bị bắt và mới thành tang vật đấu giá.

Theo dõi tuyến bài trên Dân Việt, ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng đặt vấn đề hết sức cụ thể: "Kiểm lâm huyện Bắc Mê đang cho đấu giá gỗ nghiến tang vật. Điều này cần phải xem xét lại cho "cụ thể". Bởi rất có thể, nhiều đối tượng lâm tặc lợi dụng vào việc này để quay vòng giấy tờ, hợp thức hóa việc chặt phá và vận chuyển gỗ. nghiến sau khi phá các rừng nghiến cổ thụ".

Vụ “thảm sát”rừng nghiến cổ thụ “khủng nhất” Việt Nam (Bài cuối): Cần sự vào cuộc của các cơ quan Trung ương  - Ảnh 5.

Vụ “thảm sát”rừng nghiến cổ thụ “khủng nhất” Việt Nam (Bài cuối): Cần sự vào cuộc của các cơ quan Trung ương  - Ảnh 6.

Thử hỏi làm sao giữ được rừng, khi ông Bùi Văn Đông - Chi cục trưởng Kiểm lâm Hà Giang thông tin: Chỉ có 7 cán bộ giữ khu Rừng đặc dụng Du Già 20 nghìn héc-ta, trong đó một kế toán, một lái xe.

Phóng viên Dân Việt khảo sát, cả 10km từ cửa rừng già ra UBND xã Minh Ngọc, tuyến nóng nhất để xảy ra vụ phá rừng nghiến cổ thụ lớn chưa từng có trong lịch sử Việt Nam này: không có lấy một trạm gác bảo vệ rừng, không barie, không kiểm lâm mật phục hay chốt chặn. Một điểm chốt nhỏ đặt tạm trong trường tiểu học.

Vụ “thảm sát”rừng nghiến cổ thụ “khủng nhất” Việt Nam (Bài cuối): Cần sự vào cuộc của các cơ quan Trung ương  - Ảnh 7.

6 năm kể từ khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định thành lập Vườn Quốc gia Du Già, đến giờ, chúng tôi lên thăm, trụ sở "Vườn Quốc gia" vẫn ám bụi, ọp ẹp kiểu "lán cấp bốn" ven con đường nhọ nhem. Tấm biển giăng ngang trụ sở "Rừng đặc dụng Du Già" bé xíu bị chắn bởi lớp rào giậu mốc thếch phủ bụi, dù nhìn từ mặt tiền ngoài đường chính vào.

Vẫn câu hỏi: người ta có thật sự giữ rừng không? Trong vụ điều tra này, chúng tôi đã đến tận trụ sở Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Môi trường của Bộ Công an để trao đổi, gặp một Cục khác về điều tra để cung ấp thông tin. Lực lượng chức năng sử dụng công nghệ và biện pháp nghiệp vụ hiện đại, có quyền lực cao, không đối tượng buôn gỗ nghiến nào thoát khỏi tầm kiểm soát, nếu cơ quan chức năng thật sự vào cuộc. Đấy là ở tầm vĩ mô.

Ở tầm đơn giản: rừng có cửa rừng, cánh buôn gỗ nghiến có "tay chân" và sử dụng người địa phương phá rừng, vận chuyển thớt. Nếu có barie, có camera giám sát từng xe đi trên tuyến đường độc đạo vào khu vực có rừng thì tình trạng hạ nhiệt ngay lập tức. Tại sao Hà Giang chưa triển khai?

Vụ “thảm sát”rừng nghiến cổ thụ “khủng nhất” Việt Nam (Bài cuối): Cần sự vào cuộc của các cơ quan Trung ương  - Ảnh 8.

Ngoài ra, các vụ việc bây giờ bị "vỡ ổ con chuồn chuồn", chỉ tính riêng PV Dân Việt đã điều tra, đã ra quá nhiều bất cập. Chúng tôi ghi âm ghi hình các trùm buôn gỗ, thớt nghiến, ở đúng "cây 31" (điểm nóng hiện nay đang được phanh phui) và cũng đưa thông tin thẳng tới Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Mê, tiếp đến là Chi cục trưởng Kiểm lâm, đến Giám đốc Sở NNPTNT Hà Giang đàng hoàng. Song, cơ quan chức năng ra quân vài chiến dịch, thu mấy cái thớt là xong.

Cụ thể, trong 10 ngày từ 19 đến 29/10/2020, từ khi chúng tôi tố cáo, họ ra quân 2 đợt, thu 86 cái thớt nghiến. Tiếp đó, "chiến dịch" khác, thu vỏn vẹn 1,2m3 gỗ nghiến dạng thớtchở trên xe ô tô BKS 11A - 02379. Gỗ thu được lại bán đấu giá, thủ phạm thì chả bắt được đối tượng nào.

Sau khi đọc 4 kỳ trong tuyến bài điều tra của Dân Việt, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XIV đã nghiêm khắc đặt vấn đề rất trúng: "Vụ phá rừng nghiến ở Vườn quốc gia Du Già (Hà Giang) cần phải điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm các đối tượng sai phạm. Cần phải làm rõ xem trong việc phá rừng này có hay không sự câu kết, móc nối, tiếp tay hoặc thiếu trách nhiệm của lực lượng chức năng, nếu phát hiện có phải xử lý nghiêm".

Vụ “thảm sát”rừng nghiến cổ thụ “khủng nhất” Việt Nam (Bài cuối): Cần sự vào cuộc của các cơ quan Trung ương  - Ảnh 9.

Vụ “thảm sát”rừng nghiến cổ thụ “khủng nhất” Việt Nam (Bài cuối): Cần sự vào cuộc của các cơ quan Trung ương  - Ảnh 10.

Đã có những "lời tố" về người ta đi đo rừng ngã đổ, đi "bấm định vị" rừng bị phá của "phe bên kia" để tố cáo. Vụ việc chưa có câu trả lời, trong khi người dân ở thôn Khâu Lừa, xã Minh Ngọc được cho là nguyên nhân trực tiếp khiến bà con "uất ức" nên bỏ mặc rừng. Ba người dân đi đẵn gỗ nghiến về làm chuồng trâu bò, kiểm lâm bắt và yêu cầu nộp tiền phạt 120 triệu đồng. Dân bán trâu bò và đi vay nặng lãi chồng đủ số tiền trên. Song truy ra, việc phạt đó là… nhầm. Vì họ phá rừng sản xuất chứ không phải rừng đặc dụng như quy kết trước đó. Cán bộ bèn đi trả tiền cho dân. Một kiểm lâm địa phương có người thừa nhận sự nhầm này khi trả lời phỏng vấn chúng tôi rồi. Nếu phát hiện vụ việc vi phạm ra quyết định xử phạt dân 120 triệu đồng, thì quyết định xử phạt phải từ cấp tỉnh. Theo một chuyên gia trong ngành: Hạt kiểm lâm chỉ được phạt ở mức hơn 20 triệu đồng. Thế xin hỏi, 120 triệu đồng kia, nếu dân không phát hiện ra mình bị phạt "nhầm loại rừng" thì tiền sẽ đi đâu?

Trong buổi làm việc với chúng tôi, lãnh đạo Kiểm lâm tỉnh Hà Giang đều thừa nhận giữ rừng cũng là dân, phá rừng cũng là dân. Nếu cán bộ không nghiêm khắc, minh bạch và nhân văn, dân sẽ vào rừng đẵn gỗ nhận phần như chúng tôi đã chỉ ra.

Vụ “thảm sát”rừng nghiến cổ thụ “khủng nhất” Việt Nam (Bài cuối): Cần sự vào cuộc của các cơ quan Trung ương  - Ảnh 11.

Chúng tôi có trong tay kế hoạch "triệt phá" các tụ điểm xâm hại rừng trên địa bàn huyện Bắc Mê, đọc mới biết, lực lượng kiểm lâm nắm được hết các khu vực có sai phạm. Nhiều vị còn đọc rõ cho chúng tôi từng nhà kho chứa bao nhiêu nghìn cái thớt nghiến lậu, nữ chủ hay nam chủ là ai, đi xe bán tải biển số bao nhiêu. Tuy nhiên, cán bộ sở tại có muốn bắt hay không mới là vấn đề. Chúng tôi cấp báo đến nhiều cơ quan, mọi việc vẫn đang "điều tra", nay lại tiếp tục xảy ra "quả bom" hơn 700m3 gỗ nghiến bị vứt lại trong rừng sau khi cây cổ thụ bị đốn hạ và ăn cắp từng phần "thân xác" mang đi.

Rừng quý, rừng được bảo vệ như báu vật trên miền đá, một phần rừng đó nằm trên Công viên Địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam… cứ bị phá. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê cần chịu trách nhiệm trong việc này một cách minh bạch nhất.

Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an), khi tiếp cận các thông tin về vụ điều tra trên của Dân Việt đã thốt lên một câu mấu chốt: "Tôi nhớ có lãnh đạo từng nói, bảo vệ rừng là cấp bách, trong trách nhiệm bảo vệ rừng có nói về vai trò của tỉnh và huyện. Để mất rừng thì Chủ tịch tỉnh, Chủ tịch huyện phải chịu trách nhiệm".

"Từ vụ việc này, tôi đề nghị Bộ NNPTNT phối hợp với Bộ Tư Pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Công an phải tổng kiểm tra vấn đề luật pháp chúng ta về vấn đề bảo vệ rừng" - Thiếu tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh.

Vụ “thảm sát”rừng nghiến cổ thụ “khủng nhất” Việt Nam (Bài cuối): Cần sự vào cuộc của các cơ quan Trung ương  - Ảnh 12.

Vụ “thảm sát”rừng nghiến cổ thụ “khủng nhất” Việt Nam (Bài cuối): Cần sự vào cuộc của các cơ quan Trung ương  - Ảnh 13.

Sau khi Dân Việt đăng tải nhiều phóng sự nóng về các vụ phá rừng "khủng" ở Hà Giang, rạng sáng ngày 4/7/2021, kiểm lâm Hà Giang phát hiện xe ô tô tải BKS 25C-012.75 chở 278 khúc gỗ nghiến dạng thớt tại xã Kim Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Chủ xe là C.M.C, sinh năm 1977, có hộ khẩu tại xã Thái Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đã có thái độ chống đối, đồng thời, sử dụng nhiều bộ hồ sơ mua gỗ đấu giá tài sản thanh lý từ những năm trước để làm "bình phong". Xe và gỗ tang vật được đưa về Chi Cục Kiểm lâm Hà Giang để xử lý.

Vụ “thảm sát”rừng nghiến cổ thụ “khủng nhất” Việt Nam (Bài cuối): Cần sự vào cuộc của các cơ quan Trung ương  - Ảnh 14.

 

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem