15 chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025

Thứ năm, ngày 17/10/2024 19:00 PM (GMT+7)
Loạt chương trình tuyên truyền về các văn bản pháp lý của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Tuyên truyền những tấm gương làm kinh tế giỏi tại các huyện miền núi, thông tin về kiến thức, kỹ năng, mô hình, dự án giảm nghèo, hỗ trợ phát triển kinh tế.

Ngoài ra, chương trình còn tuyên truyền việc thực hiện phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau". Tuyên truyền về hướng phát triển du lịch, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương gắn với bảo tồn bản sắc dân tộc...

img

Giàu lên từ rừng: Những năm gần đây, từ trồng rừng, nhiều hộ dân ở huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Điển hình là gia đình nhà ông Hậu ở khu Vạn Thắng, xã Đồng Lương. Với diện tích rừng khoảng hơn 20ha, những năm trước ông chỉ trồng cây gỗ nhỏ từ 6 đến 7 năm, mang lại kinh tế thấp. Ông đã chuyển sang trồng cây gỗ lớn cho thu nhập cao hơn.

img

Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội: Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã và đang tập trung phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững, qua đó đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

img

Làm giàu nhờ nuôi con dúi: Với lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn thức ăn dồi dào, hiện nay rất nhiều người dân ở huyện Tân Sơn (Phú Thọ) đã và đang lựa chọn phát triển khai mô hình nuôi dúi để phát triển kinh tế.

img

Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo tạo hướng đi mới cho người dân thoát nghèo: Chỉ với 2 năm từ ngày khởi nghiệp đến nay, cơ sở sản xuất của anh Phúc đã bán ra thị trường hàng nghìn hộp đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa, mang về doanh thu trên 300 triệu đồng. Từ năm 2024, anh Phúc nhận định, sau khi trừ chi phí, anh có thể thu lãi hơn 500 triệu đồng/năm từ bán đông trùng hạ thảo thương phẩm.

img

Phát triển kinh tế nhờ nuôi lợn rừng lai: Trong những năm gần đây việc nuôi lợn rừng lai được người dân Phú Thọ rất quan tâm nuôi, đặc biệt là bà con đồng bào dân tộc, bởi lợn rừng có sức khỏe đề kháng tốt. Hơn thế, lợn lai rừng có giá thành cao hơn, từ đó giúp người dân có kinh tế ổn định, từng bước vươn lên thoát nghèo.

img

Phát triển kinh tế từ mô hình Homestay ở huyện Tân Sơn: Nhờ có được lợi thế thiên nhiên ban tặng, những năm gần đây người dân các xã như Long Cốc, Xuân Sơn (Phú Thọ) đã tận dụng làm mô hình du lịch mở dịch vụ homestay để phục vụ khách đến thăm quan, trải nghiệm. Theo các chủ cơ sở, mô hình homestay này bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

img

Phát triển nuôi cá tầm ở xã miền núi giúp người dân giảm nghèo: Tận dụng lợi thế nguồn nước, khí hậu, nhiều địa phương của huyện Yên Lập (Phú Thọ) có nhiệt độ tương đối thấp, thuận lợi cho việc nuôi cá nước lạnh, chính vì thế hiện nay một số mô hình nuôi cá tầm đã được người dân xã Mỹ Lương triển khai. Hiệu quả kinh tế từ các cơ sở nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh đã được khẳng định.

img

Thu hàng chục tỷ đồng nhờ sản xuất nông nghiệp gắn du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái: Với mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, bao gồm 5 ha cây lấy gỗ, 5 ha bưởi, 2 ha nuôi cá; 3.500 con ba ba gai; 600 lợn nái sinh sản, 20.000 cây chà là... hiện tổng doanh thu bình quân của anh Cường đạt 40 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 40 lao động thường xuyên và 20 lao động thời vụ với mức lương bình quân từ 8-10 triệu đồng/người/tháng.

img

Thu nhập cao nhờ tầm gửi cây gạo: Tầm gửi cây gạo có thể hái được quanh năm. Sau khi hái, cây được cắt ngắn và phơi khô. Khi bảo quản cần để nơi thoáng mát, thường xuyên kiểm tra và phơi nắng lại để tránh mối mọt. Có thời điểm nguồn dược liệu không đủ cung cấp cho thị trường, giá được đẩy lên từ 1,5-2 triệu đồng/ kg thành phẩm. Người dân làm nghề khai thác tầm gửi hoa gạo hiện nay cũng có thu nhập ổn định.

img

Trồng cây keo lai mở hướng thoát nghèo: Hiệu quả từ trồng rừng đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở những xóm đặc biệt khó khăn. Tại các xã Đại Phạm, Ấm Hạ, Phương Viên, Gia Điền, Hà Lương…là những xã có diện tích đồi núi lớn trong huyện đã tiến hành mua giống keo lai mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

img

Trồng cây mắc ca ở Phú Thọ giúp lão nông thoát nghèo: Mắc ca vốn là loại cây cây trồng mới tại tỉnh Phú Thọ, cây có tuổi đời hàng trăm năm, sau 5-6 năm trồng sẽ cho thu hoạch; năng suất quả tươi ước đạt khoảng 1,5 tấn/ha/năm, mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng bởi nhu cầu thị trường lớn.

img

Trồng cây sơn đỏ giúp người dân Tam Nông thoát nghèo: Cây sơn đỏ là cây công nghiệp có thế mạnh của huyện Tam Nông. Cho dù việc trồng và cắt sơn là nghề phụ nhưng thời điểm này lại là thu nhập chính của nhiều hộ gia đình ở xã Thọ Văn.

img

Hiệu quả từ việc trồng và chế biến cây hoa đu đủ đực: Vài năm trở lại đây, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ lớn, nhiều hộ dân và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đưa vào thử nghiệm trồng cây đu đủ lấy hoa, đẩy mạnh chế biến các sản phẩm từ hoa đu đủ, được thị trường ưa chuộng, bước đầu nâng cao thu nhập cho người dân.

img

Trồng trà sạch, mang lại doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng: Hiện nay, nhãn hiệu tập thể “Chè xanh Đá Hen” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Nhãn hiệu được tạo lập, có đầy đủ bao bì tem nhãn, mã vạch truy xuất nguồn gốc, công bố tiêu chuẩn cơ sở, đủ điều kiện thương mại trên thị trường, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu chè Đá Hen cũng như thu nhập và đời sống bà con trồng chè nơi đây.

img

Vươn lên làm giàu từ nghề mộc truyền thống: Sau khoảng gần 20 năm làm nghề mộc truyền thống, anh Cường đã dành dụm được một số tiền và mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để mua các thiết bị hiện đại phục vụ cho nghề làm mộc của mình, tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương.

PV
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem